Du học sinh ở Úc gặp khủng hoảng chỗ ở, khó sống vì hết tiền
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy các du học sinh tại Úc đang rất chật vật trước mức sống cao ngất ngưởng cùng khủng hoảng nhà ở, khó khăn chồng chất khó khăn.
Lạm phát, COVID-19 và cả sự kỳ thị đẩy nhiều du học sinh rơi vào cảnh túng quẫn ở Úc – Ảnh: AFP
Khi nhận được học bổng tiến sĩ từ một học viện danh tiếng tại Úc, du học sinh Julien Lubeek không nghĩ sẽ có ngày anh rơi vào cảnh vô gia cư và phải sống trong dịch bệnh.
Đại dịch COVID-19 xảy đến, buộc anh chàng du học sinh phải gia hạn thời gian theo học. Tiền học bổng cũng vì dịch mà “bay sạch”. Trong 8 tháng sau đó, anh đã sống một cuộc sống lang bạt vì không đủ tiền thuê nhà hay mua thức ăn.
Sinh viên, học viên quốc tế tuy không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào của Chính phủ Úc trong khoảng thời gian đại dịch diễn ra nhưng được phép làm việc tới 40 giờ/tuần. Trên thực tế, làm việc nhiều như vậy là không thể đối với một du học sinh, Lubeek cho biết.
“Dù có một công việc ổn định, nhưng số tiền này không đủ giúp tôi trang trải tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt, đi lại, bảo hiểm y tế ở nước ngoài, thuốc men, thực phẩm”, Lubeek chia sẻ với The Guardian.
Lubeek không cô đơn. Đại học Monash vừa công bố báo cáo khảo sát hơn 60 sinh viên quốc tế tại Melbourne vào năm ngoái.
Kết quả khảo sát cho thấy họ cũng đang phải gánh trên vai chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, chi phí đi lại thì quá cao và gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết theo quy định trong học tập và làm việc. Gần một nửa trong số đó rơi vào cảnh thiếu lương thực – một tỉ lệ gấp ba lần so với tỉ lệ toàn bộ dân số nước Úc.
Tác giả khảo sát, Tiến sĩ Beatriz Gallo Cordoba, cho biết bà bị sốc khi biết tình cảnh của những người được hỏi.
Trong cơn túng quẫn, thay vì được giúp đỡ, họ lại thường bị bủa vây bởi sự kỳ thị, nên buộc phải chật vật tìm cách giải quyết trong thầm lặng và dẫn đến kết quả học tập cũng như sức khỏe đi xuống.
“Sẽ có những khó khăn không thể tránh khỏi khi vừa mới đi du học, và chúng tôi muốn hạn chế những trải nghiệm xấu nhất. Các trường đại học cũng cần phải có trách nhiệm hỗ trợ, nhưng họ không thể gánh vác việc này một mình”, bà Cordoba nói.
Thượng nghị sĩ Mehreen Faruqi, người có quyền phát ngôn cho Đảng Xanh về giáo dục, nhận định “nước Úc đã khiến du học sinh thất vọng”.
Nữ nghị sĩ chỉ trích chính quyền vì đã tìm mọi cách “lôi kéo” du học sinh nhưng sau đó lại bỏ mặc họ trong thời kỳ khó khăn.
Video đang HOT
Với giá thuê cao ngất trời và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, giáo sư Lucas Walsh – đồng tác giả khảo sát – cho biết tình hình khó có thể cải thiện trong thời gian ngắn.
Ông nói: “Sinh viên quốc tế là nhóm đối tượng cực kỳ dễ bị tổn thương trong đại dịch và ảnh hưởng của nó sẽ còn kéo dài”.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bạn Đoàn Thảo Nhia (21 tuổi, du học sinh đang theo học tại Đại học Monash) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Với mức sống hiện nay, cô chỉ có thể thuê nhà ở ngoại ô, muốn đi học hay vào khu vực trung tâm thì phải đi tàu mất 1, 2 tiếng.
“Sau thời điểm đại dịch bùng phát, giá thuê nhà tăng cao ngất ngưởng. Từ 500-550 AUD (khoảng từ 7,6 – 8,5 triệu đồng) lên tới 700-800 AUD (khoảng từ 10,7 – 12 triệu đồng) thì mới có thể tìm được phòng ưng ý, gần trung tâm và trường học”, cô bạn chia sẻ.
YouTuber Jenny Huỳnh đỗ đại học top 3 thế giới
Trúng tuyển vào Đại học Stanford (Mỹ), ngôi trường xếp thứ 3 thế giới, Jenny Huỳnh có mong muốn được theo đuổi ngành kinh doanh. Trở thành YouTuber không phải mục tiêu cho sự nghiệp nữ sinh này hướng đến.
Jenny Huỳnh (SN 2005), tên thật là Huỳnh Việt Hoàng Vy, được biết tới là một YouTuber trẻ có gần 3 triệu lượt đăng ký dù không hoạt động trong lĩnh vực giải trí. Các video của Jenny chủ yếu chia sẻ về những hoạt động diễn ra trong cuộc sống thường ngày và sự khác biệt khi sinh sống ở Mỹ và Việt Nam.
Bén duyên với YouTube từ những chia sẻ về slime - một loại đồ chơi dẻo dai, có nhiều màu sắc. Ban đầu, Jenny chỉ định quay lại video hướng dẫn mọi người cách sáng tạo ra nhiều loại slime khác nhau em học được từ những video nước ngoài. Không ngờ, các video của Jenny được mọi người đón nhận.
Jenny Huỳnh nhận ra mình có thể tự làm nhiều loại slime với các màu và mùi khác nhau nhờ những nguyên liệu dễ kiếm trên thị trường. Vì thế, Jenny đã tham khảo cách làm slime trên YouTube, tự tìm tòi, sáng tạo thêm để cho ra những loại slime của riêng mình, vừa đẹp mắt, vừa dẻo dai và có thể chơi được lâu.
Cô bé lớp 7 khi ấy nhanh chóng biến đó thành công việc kinh doanh với hơn 100 loại slime khác nhau và bán cho những người bạn của mình hoặc những người yêu thích slime trên mạng xã hội.
Mẹ của Jenny Huỳnh cho biết, Jenny có khả năng sáng tạo và sớm hình thành tư duy kinh doanh. Điều đó được gia đình hoàn toàn ủng hộ.
Jenny Huỳnh (SN 2005), tên thật là Huỳnh Việt Hoàng Vy là một YouTuber trẻ có gần 3 triệu lượt đăng ký.
Theo học tại Trường Quốc tế Nam Sài Gòn, Jenny Huỳnh cho biết, đây là môi trường tuyệt vời để bản thân được phát triển những điều mình đam mê.
"Chương trình AP tại trường cho phép học sinh được lựa chọn và tập trung vào những môn học mình yêu thích bên cạnh những môn bắt buộc. Vì thế, bất cứ ai cũng không bị giới hạn những tiềm năng mình có thể phát triển".
Từ lớp 9, Jenny và những người bạn của mình đã bắt đầu nhen nhóm mong muốn sẽ theo học ngành gì ở bậc đại học. Sớm làm quen với công việc kinh doanh, Jenny chắc chắn đây là con đường mình muốn theo đuổi.
Vì thế, giữa năm 2020, khi chuyển sang học tập tại một ngôi trường cấp 3 ở Mỹ, Jenny đã lựa chọn những môn học mình có thế mạnh như Mỹ thuật, Kinh tế vĩ mô... để có cái nhìn tổng quan hơn. Với những môn thế mạnh, Jenny đều đạt điểm A tuyệt đối.
Jenny vừa trúng tuyển vào Đại học Stanford (Mỹ).
Trong quãng thời gian ở Mỹ, Jenny còn thiết kế và in lên áo những bản mẫu do em tự vẽ. Cô bé 16 tuổi khi ấy đã sáng lập một thương hiệu riêng và bán những chiếc áo do mình thiết kế trên các sàn thương mại điện tử.
"Thông qua đó, em phải tự học thêm các kỹ năng phân tích, quản lý tài chính. May mắn, em đang cùng độ tuổi với tệp khách hàng tiềm năng, do đó có thể dễ dàng nắm bắt xu hướng và xây dựng ý tưởng", Jenny nói. Công việc kinh doanh này cũng được Jenny Huynh duy trì đến thời điểm hiện tại.
Đỗ vào 8 ngôi trường của Mỹ
Yêu thích kinh doanh, Jenny Huỳnh quyết định đăng ký vào ngành này tại các ngôi trường đại học ở Mỹ. Trong bộ hồ sơ gửi đến các trường, em chia sẻ về những dự án mình đã làm và cả hành trình đã trải qua. Tất cả những điều đó khiến em trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
"Em từng là cô bé yêu thích mỹ thuật nên đã vẽ lên những chiếc kẹp giấy rồi bán cho các bạn trong lớp. Điều này khiến em nhận ra bản thân có niềm yêu thích với công việc kinh doanh.
Sau đó, em chuyển qua bán slime và "bén duyên" với YouTube thông qua những video lan tỏa sự sáng tạo. Đến hiện tại, em chủ yếu chia sẻ những câu chuyện đời thường của mình trên YouTube với mong muốn đem lại những điều tích cực đến với mọi người".
Jenny Huỳnh tới Cần Thơ gặp em nhỏ đã được mình gây quỹ phẫu thuật tim.
Tính đến tháng 4/2023, Jenny Huỳnh có khoảng 10 triệu người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội.
Trong bài luận gửi đến các trường đại học, Jenny cũng nói về sự ảnh hưởng của mình tới cộng đồng.
Giống như chuyến quay trở về Việt Nam mùa hè năm trước, Jenny Huỳnh đã sử dụng các nền tảng của mình kêu gọi hỗ trợ và gây quỹ cho 6 em nhỏ được phẫu thuật tim.
"Trong số đó, có một bạn nhỏ tại Cần Thơ đã theo dõi kênh YouTube của em từ khá lâu. Gặp trực tiếp bạn nhỏ này, em vô cùng xúc động khi biết bạn luôn coi mình là người truyền cảm hứng và truyền năng lượng tích cực trong việc học tập, vui chơi. Điều đó đã khiến em nhận ra rằng, những điều mình đang làm đều có ý nghĩa".
Ngoài ra, với khả năng lên ý tưởng, Jenny còn tham gia hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu thuộc tổ chức phi lợi nhuận ABC's for Global Health của các giáo sư từ nhiều trường đại học trên thế giới. Ở dự án này, nhóm đã xây dựng hệ thống các phòng khám chữa bệnh di động được đặt tại 13 vùng của Phillipines.
Nữ sinh với vai trò lên các ý tưởng marketing, lan tỏa thông tin chăm sóc sức khỏe tới người dân tại đây, từ đó giúp kiểm soát được sức khỏe y tế của hơn 8.000 người. Trong đại dịch Covid-19, họ cũng là những người duy nhất được cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế trong cộng đồng.
Với tất cả những điều ấy, Jenny đã đưa vào hồ sơ và nhận được thư chấp thuận của 8 trường đại học Mỹ, trong đó có Đại học Stanford - ngôi trường nằm trong top 3 thế giới.
"Các trường Mỹ luôn muốn tìm kiếm ứng viên có khả năng lãnh đạo và đóng góp cho cộng đồng bên cạnh thành tích học thuật và nghiên cứu. Đó có thể là lý do em được lựa chọn", Jenny nói.
Nữ sinh có khoảng 10 triệu người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội.
Vừa làm YouTube, vừa duy trì lịch học dày đặc trên trường, Jenny cho biết, em phải học cách quản lý thời gian hiệu quả.
"Thế mạnh của em là sáng tạo nên việc lên ý tưởng không tốn quá nhiều thời gian. Khi đã lên kế hoạch làm điều gì, em thường nỗ lực hết công suất để hoàn thành theo đúng deadline đặt ra. Do đó, em vẫn có thể làm nhiều thứ trong một ngày".
Từ những video đầu tiên đăng tải trên YouTube vào tháng 1/2018, đến hiện tại, Jenny Huỳnh đã sản xuất được khoảng 1.000 video.
Jenny cho biết, điều em muốn chia sẻ là đem tới những thông điệp tích cực cho mọi người. Tuy nhiên, trở thành một "hot" YouTuber không phải mục tiêu cho sự nghiệp mà Jenny hướng đến.
"Theo đuổi bậc đại học tại Stanford vẫn là ưu tiên hàng đầu của em trong thời gian tới. Quãng thời gian 4 năm tại đây, em hy vọng mình có thể kết nối với giáo sư, tìm kiếm được vị trí thực tập phù hợp và có một công việc tốt liên quan đến ngành học sau khi tốt nghiệp", Jenny nói.
Mẹ của Jenny Huỳnh cho biết, gia đình luôn ủng hộ những dự án hay đam mê làm YouTuber của con, nhưng không coi đó là một mục tiêu con cần giữ.
"Jenny là một cô bé khá chủ động, tự lập và hiếm khi để mẹ phải lo lắng. Cho nên, khi con đặt mục tiêu gì, tôi cũng hoàn toàn tin tưởng. Bố mẹ chỉ giống như một người bạn ở bên định hướng, chia sẻ nếu con cần hỗ trợ.
Làm YouTube cũng không tránh khỏi những khi bị hiểu sai thông điệp mình đưa ra, tôi thường khuyên con không nên áp lực, đồng thời hướng dẫn và động viên để lúc nào con cũng lạc quan làm việc và học tập tốt hơn", mẹ Jenny nói.
Hát Ngoài Đường Được 30 - 40 Triệu/Ngày, Netizen: Kiếm Tiền Thời 4.0 Là một trong những nơi thu hút khách du lịch và các du học sinh, Trung Quốc ngoài phong cảnh xinh đẹp, nền giáo dục hiện đại thì còn khiến cho người ta bất ngờ với những ngành nghề đa dạng nhưng lại mang đến nguồn thu nhập khủng. Ở Trung Quốc, việc kiếm tiền qua livestream không quá khó. Giữa thời buổi...