Dù giàu có, nhiều phụ huynh vẫn ‘bỏ’ con cái để chúng hưởng trợ cấp
Không ít phụ huynh giàu sụ ở bang Illinois (Mỹ), trong đó đang hành nghề bác sĩ, luật sư, đã lợi dụng lỗ hổng luật pháp bằng cách từ bỏ quyền giám hộ con cái để được phía trường đại học hỗ trợ tài chính.
Ảnh minh họa – Reuters
Trong báo cáo mới đây, tổ chức phi lợi nhuận ProPublica, trụ sở tại New York, đã phanh phui chiêu trò đang được nhiều phụ huynh khai thác để đánh lừa các trường đại học nhằm tiết kiệm tiền gửi con đi học.
Theo Đài NBC News hôm 1.8, vào năm cuối trung học, họ chuyển quyền giám hộ đối với con cho thân nhân hoặc bạn bè.
Điều này cho phép con cái tuyên bố tình trạng độc lập về tài chính, và khi chúng đăng ký nhập học, phía trường thẩm định nhu cầu về tài chính của tân sinh viên mà không cân nhắc đến thu nhập của cha mẹ, từ đó cho phép chúng được hưởng mức hỗ trợ như các sinh viên nghèo.
Đa số các trường hợp chuyển quyền giám hộ được 2 công ty luật tại ngoại ô Chicago thực hiện, theo báo cáo.
Video đang HOT
“Đây là trò lừa đảo”, ProPublica dẫn lời ông Andy Borst, giám đốc quản lý tân sinh viên của Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.
Tổ chức trên cũng phát hiện hơn 80.000 sinh viên ở Illinois đủ điều kiện nhận học bổng hỗ trợ đã không nhận được xu nào vào vì quỹ cạn sạch tiền. Ông Borst khẳng định những gia đình giàu có dạng này đang “cướp đi cơ hội của những gia đình thật sự cần sự hỗ trợ.
Theo Thanh niên
Phụ huynh Mỹ chi 1,3 tỷ/năm để con cái sống không smartphone trong 6 tuần, tự lao động để có cái ăn
Tại Midland, không hề có các cô tạp vụ hay bảo trì hệ thống. Học sinh và giảng viên sẽ tự làm hết, từ trồng trọt lấy thực phẩm trong khu vườn hơn 400m2 cho tới dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh hàng ngày.
Nằm trong hẻm núi dọc bờ biển miền Trung nước Mỹ, có một trường trung học nơi học sinh phải tự đốn gỗ, chăn nuôi gia súc giữa các lớp học lịch sử và giải tích.
Đây là một ngôi trường đặc biệt, không giống bất cứ cơ sở giáo dục điển hình nào ở Mỹ - với khuôn viên kiêm luôn trang trại. Đặc biệt hơn nữa, không một ai trong số các giảng viên hay hơn 90 học sinh, được phép sử dụng smartphone.
Đó là Midland, trường nội trú ở Los Olivos, California, được thành lập từ năm 1932. Ý tưởng, như người sáng lập Paul Squibb nói, đó là: "Một học sinh biết trân trọng và đánh giá cao giá trị của những gì xung quanh mình sẽ có cuộc đời thú vị, trở thành công dân tốt hơn."
Học sinh tại trường nội trú Midland phải tự lao động, chăn nuôi gia súc và tuyệt đối không được sử dụng smartphone
Mô hình đầy tính nhân văn này đã nhận được cái gật đầu của vô số bậc phụ huynh ở Mỹ. Những em học sinh mới vào trường được khuyến khích đem theo 3 vật dụng quan trọng: Rìu, dao và bật lửa còn smartphone sẽ bị tịch thu và trả lại sau 6 tuần.
"Chúng tôi biết mình khác biệt và hơi điên rồ," Christopher Barnes, hiệu trưởng trường cho biết.
Ở Midland, không có chuyện các cậu ấm cô chiêu được phục vụ tận răng, trái lại, các em phải làm hầu như mọi thứ
Tại Midland, không hề có các cô tạp vụ hay bảo trì hệ thống. Học sinh và giảng viên sẽ tự làm hết, từ trồng trọt lấy thực phẩm trong khu vườn hơn 400m2 cho tới dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh hàng ngày.
Thầy hiệu trưởng Barnes cho hay, cuộc sống ở đây đề cao tinh thần đoàn kết và mỗi học sinh đều nắm vai trò nhất định. Ví dụ, nếu không làm tốt nhiệm vụ đốt củi đun nước tắm, em học sinh đó sẽ bị bạn bè khiển trách. Tóm lại, phải đoàn kết và phối hợp ăn ý với nhau.
Mô hình thú vị rèn dũa con người của trường Midland có mức học phí khá "dị": 55.300 USD/năm (khoảng 1,3 tỷ đồng) và chỉ có khoảng 40% các gia đình trả đứt số tiền này. Còn lại, hơn một nửa học sinh nhận được học bổng lên tới 32.000 USD (khoảng 745 triệu đồng).
Cấm smartphone nhưng được phép đem theo thú cưng
Tin vui chính là, học sinh tốt nghiệp tại Midland được đánh giá rất cao, các em thường được nhập học tại Stanford và Harvard. Những kinh nghiệm mộc mạc và đơn giản hóa ra lại cực kỳ quan trọng trong hành trang tương lai.
Jade Feldsher, nữ sinh 16 tuổi đến từ Rancho Cucamonga, cho hay trước khi đến Midland, em cũng rất lo lắng về việc thiếu thốn internet cũng như đồ công nghệ. Tuy nhiên, 6 tuần ở đây đã giúp Jade nhận ra chẳng tội gì mình phải làm một "smartphone zombie" và chẳng quan tâm đến thế giới xung quanh.
"Nghe thật nhảm nhí nhưng em thấy rất vui khi không dùng smartphone."
Theo B.I
Được bồi thường 21 triệu USD vì bị bắt rửa chén vào chủ nhật Một tòa án ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ đã ra phán quyết yêu cầu một khách sạn bồi thường 21,5 triệu USD cho một người rửa bát ở khách sạn, sau khi phát hiện khách sạn này liên tục bắt bà làm việc vào các ngày chủ nhật. Bà Marie Jean Pierre - Ảnh: NBC NEWS Theo Đài NBC News, bà...