Dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm
Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 được dự báo tăng trưởng chậm do nhiều yếu tố nhưng nổi bật là tác động từ lãi suất cao giữa bối cảnh lạm phát.
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 6.6 công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu cập nhật 6 tháng một lần, trong đó đánh giá rằng nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng “bấp bênh”.
Cú hích yếu dần
Theo báo cáo, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm 2023 giữa thời điểm chính sách tiền tệ tiếp tục bị thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Con số này tuy cao hơn mức dự báo 1,7% của WB hồi tháng 1 nhưng lại thấp hơn so với mức tăng trưởng 3,1% của năm 2022. Xa hơn nữa, WB cắt giảm mức tăng trưởng dự báo của năm 2024 từ 2,7% xuống còn 2,4% do tác động trễ của chính sách siết chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương và việc gia tăng điều kiện tín dụng, khiến đầu tư suy giảm, theo Reuters.
Container được đưa lên tàu tại cảng TP.Ninh Ba, Trung Quốc. Ảnh AFP
Video đang HOT
Báo cáo cho thấy khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến đạt mức tăng trưởng 5,5% trong năm nay, cao hơn mức 3,5% của năm ngoái, nhờ sự phục hồi của Trung Quốc giúp bù cho sự tăng trưởng chậm lại của hầu hết các nền kinh tế khác trong khu vực. Tuy nhiên, nếu trừ đi Trung Quốc, khu vực này chỉ đạt mức tăng trưởng dự báo 4,8% trong năm nay, thấp hơn so với 5,8% của năm 2022, bởi cú hích từ đợt mở cửa sau đại dịch Covid-19 bắt đầu yếu dần trong các nền kinh tế như Malaysia, Philippines và VN. Trong năm 2024, tăng trưởng của khu vực được dự báo là 4,6% do tác động từ việc mở cửa của Trung Quốc dần yếu đi.
WB cho biết những nguy cơ đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực gồm những điều kiện tài chính toàn cầu được siết chặt hơn dự kiến, lạm phát kéo dài ở mức cao, tình hình ảm đạm của lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị và đặc biệt là thiên tai tại các nền kinh tế nhỏ hơn.
Chặng đường dài phía trước
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, trụ sở tại Pháp), diễn đàn có hầu hết thành viên là các nền kinh tế có thu nhập cao, ngày 7.6 công bố báo cáo triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Theo đó, tổ chức này dự báo kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 2,7% trong năm nay, tăng nhẹ so với mức 2,6% được dự báo hồi tháng 3. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng do OECD ghi nhận trong năm 2022 là 3,3%.
AFP trích báo cáo cho rằng việc giá năng lượng giảm, các nút thắt trong chuỗi cung ứng được tháo gỡ và Trung Quốc tái mở cửa sớm hơn dự kiến đã đóng góp cho sự hồi phục. Tuy nhiên, lạm phát lõi vẫn cao hơn so với dự kiến và có thể buộc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất thêm. Các lĩnh vực bất động sản và tài chính được cho là đang bắt đầu cảm nhận sức ép ngày càng tăng từ lãi suất cao.
Giới chuyên gia kinh tế của WB và OECD đều có nhận định chung rằng kinh tế toàn cầu còn một chặng đường dài phía trước để đạt được tăng trưởng mạnh và bền vững. Tuy nhiên, Chủ tịch WB Ajay Banga lưu ý: “Điều quan trọng là phải nhớ rằng những dự báo tăng trưởng không phải là định mệnh. Chúng ta có cơ hội để xoay chuyển cục diện nhưng điều đó đòi hỏi tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau”.
Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh
Tổng cục Hải quan Trung Quốc hôm qua công bố số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 5 giảm 7,5%, mức suy giảm đầu tiên từ tháng 2 và là sự chênh lệch lớn so với mức tăng 8,5% trong tháng 4. Theo AFP, việc lạm phát toàn cầu gia tăng, mối đe dọa suy thoái và căng thẳng địa chính trị với Mỹ đã làm suy yếu sức mua sản phẩm Trung Quốc. Giới quan sát nói rằng số liệu này là một trong số nhiều chỉ dấu gợi ý sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Trung Quốc đang suy yếu.
WB nâng triển vọng tăng trưởng năm nay, cắt giảm mức dự báo năm 2024
Ngân hàng Thế giới vừa nâng triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay nhưng lại cắt giảm mức tăng trưởng dự báo trong năm 2024.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu được công bố ngày 6.6, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm 2023, cao hơn mức 1,7% được dự báo hồi tháng 1. Tuy vậy, con số này vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái, theo Reuters.
Logo của Ngân hàng Thế giới tại một hội nghị ở Indonesia. Ảnh REUTERS
Triển vọng của năm nay được nâng lên khi các nền kinh tế hàng đầu chứng minh sức chống chịu tốt hơn dự đoán bất chấp chi phí vay tăng, theo WB.
Nước Mỹ có thêm 339.000 việc làm trong tháng 5, nhiều hơn so với dự báo, dù Cục Dự trữ liên bang (Fed) tăng lãi suất tiêu chuẩn 10 lần trong 15 tháng qua. WB đã nâng mức tăng trưởng dự báo của Mỹ trong năm nay lên thành 1,1%, tuy còn yếu nhưng cao hơn nhiều so với dự báo 0,5% hồi tháng 1. Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 5,6% trong năm nay, cao hơn so với mức dự báo 4,5% hồi tháng 1.
Mặt khác, theo báo cáo được công bố nửa năm một lần này, mức tăng trưởng trong năm 2024 là 2,4%, yếu hơn so với dự báo 2,7% trong đánh giá hồi tháng 1. Nguyên nhân là do những tác động trễ của chính sách siết chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương và việc gia tăng điều kiện tín dụng, khiến đầu tư suy giảm.
WB cho rằng nền kinh tế thế giới có khả năng sẽ tăng trưởng chậm lại nhiều trong năm nay do tác động từ việc lãi suất tăng cao, lạm phát kéo dài, khủng hoảng ngân hàng, chiến sự tại Ukraine và đại dịch Covid-19.
Ông Indermit Gill, Trưởng kinh tế gia và đồng thời là Phó chủ tịch WB, gọi đây là báo cáo ảm đạm và dự báo tình trạng trì trệ đồng bộ của năm ngoái sẽ tiếp diễn trong năm nay.
Các nền kinh tế tiên tiến được dự báo sẽ tăng trưởng chỉ 0,7%, giảm mạnh so với 2,6% hồi năm 2022. Đó sẽ là một trong những mức tăng trưởng yếu nhất của nhóm này trong 5 thập niên qua.
Ông Gill nói 2/3 các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2022, tác động mạnh đến nỗ lực phục hồi sau đại dịch và giảm nghèo, tăng khủng hoảng nợ công.
"Đến cuối năm sau, 1/3 các nước đang phát triển sẽ không đạt mức thu nhập bình quân đầu người mà họ có vào cuối năm 2019", ông Gill dự báo.
Cung cấp thiết bị cho Nga, 7 công ty Trung Quốc có thể bị trừng phạt Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh Trung Quốc sẽ bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp EU quyết định áp đặt trừng phạt 7 công ty công nghệ vì cung cấp thiết bị cho Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. (Ảnh: Kyodo/TTXVN) Trung Quốc sẽ bảo vệ lợi...