Đột quỵ sẽ tăng vọt, đặc biệt ở châu Á: Cảnh báo 4 lý do chính
Một báo cáo mới từ Tổ chức Đột quỵ thế giới – Ủy ban Thần kinh Lancet dự báo số người chết vì đột quỵ trên toàn cầu sẽ tăng 50% vào năm 2050.
Cũng theo báo cáo này – được công bố trên tạp chí y học The Lancet – số người đột quỵ cũng như số người chết hoặc tàn tật do đột quỵ đã tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua.
Số người tử vong do đột quỵ sẽ tăng mạnh trong các thập kỷ tới, theo xu hướng đã xảy ra 30 năm qua – Ảnh minh họa từ Internet
Nếu xu hướng này tiếp tục, Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) quan trọng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ không thể được đáp ứng, vì nó bao gồm mụ tiêu giảm 1/3 số ca tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm vào năm 2030.
Con số đáng sợ được dự báo cho năm 2050 cũng dựa theo xu hướng đó, tương ứng với số người chết do đột quỵ hàng năm sẽ lên tới 9,7 triệu người.
Điều đáng nói, 86% các ca tử vong do đột quỵ xảy ra ở nhóm quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) trong năm 2020. Tỉ lệ này sẽ lên tới 91% ở nhóm nước LMIC vào năm 2050.
Xét theo khu vực, GS Jeyaraj Pandian, Chủ tịch vừa đắc cử của Tổ chức Đột quỵ thế giới, cho biết châu Á luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất trên bản đồ tử vong do đột quỵ và dự kiến đến năm 2050 69% ca tử vong do đột quỵ sẽ đến từ châu Á.
Video đang HOT
Xét theo khu vực nhỏ hơn, ba khu vực Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương bị lưu ý đặc biệt. Trong năm 2020 ba vùng này đã có tới 3,1 triệu ca đột quỵ và sẽ tăng lên 4,9 triệu ca vào năm 2050, tức chiếm một nửa số ca của cả thế giới.
Ngoài nguyên nhân bất khả kháng là dân số đang bị già hóa khắp thế giới, nguyên nhân lớn nhất gây tử vong do đột quỵ ở mọi đối tượng là sự phổ biến của bệnh cao huyết áp và việc thiếu các dịch vụ phòng ngừa – chăm sóc đột quỵ ở khu vực đó.
Điều này phù hợp với nhiều cảnh báo trước đó từ các nước châu Á, nơi bệnh cao huyết áp phổ biến vì thói quen ăn mặn,
Ngoài ra, tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng gia tăng, do hai lý do khác là bệnh béo phì và tiểu đường, vốn ngày một phổ biến và bị trẻ hóa.
Dự báo đến năm 2050, đột quỵ sẽ gây ra mức thiệt hại lên đến 2,31 ngàn tỉ USD cho nền kinh tế thế giới. Phần lớn tác động kinh tế này sẽ ảnh hưởng đến châu Á và châu Phi.
Làm gì để sử dụng thuốc trị tăng huyết áp an toàn?
Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp cao. Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, hằng ngày.
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng huyết áp.
1. Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng bệnh tim mạch. Giảm huyết áp làm giảm nguy cơ tim mạch. Kiểm soát huyết áp có thể ngăn ngừa các biến chứng ở bệnh nhân suy tim, tiểu đường, bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.
Cao huyết áp không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.
Huyết áp được thể hiện bằng hai con số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp lý tưởng sẽ là 120/80 (tương ứng)
Nếu huyết áp trên 120/80 nhưng dưới 140/90 được coi là tiền tăng huyết áp.Nếu huyết áp từ 140/90 trở lên được coi là tăng huyết áp.
Mục tiêu của điều trị huyết áp cao là kiểm soát huyết áp một cách tối ưu và giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến tim mạch và thận. Vì vậy, nhiều bệnh nhân cần sử dụng thuốc và việc lựa chọn nhóm thuốc phù hợp là rất quan trọng để đạt hiệu quả điều trị với ít tác dụng phụ hơn.
Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (thuốc ức chế ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB), thuốc chẹn canxi...
Kiểm soát huyết áp không phải lúc nào cũng đạt được chỉ với một loại thuốc duy nhất, nhiều bệnh nhân cần phải điều trị kết hợp với hai hoặc nhiều loại thuốc.
2. Tác dụng phụ của thuốc trị tăng huyết áp
Mỗi loại thuốc đều có thể có những tác dụng phụ, cần theo dõi những tác dụng phụ này và báo cáo cho bác sĩ. Các tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp cao sẽ giảm dần theo thời gian.
Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc huyết áp cao bao gồm:
Phát ban da Buồn nôn Chóng mặt hoặc choáng váng Ho khan Tiêu chảy hoặc táo bón Cảm thấy mệt mỏi như không còn năng lượng Đau đầu
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp các tác dụng phụ, cần thông báo với bác sĩ điều trị. Trong một số trường hợp, thay đổi liều lượng hoặc thời gian trong ngày dùng thuốc có thể giúp hạn chế các tác dụng phụ này.
Bệnh nhân cao huyết áp đều được khuyến nghị điều chỉnh lối sống khi điều trị ban đầu, bao gồm giảm cân, chế độ ăn lành mạnh, ít natri, hạn chế uống rượu và tăng cường hoạt động thể chất.
3. Giữ an toàn khi sử dụng thuốc huyết áp
Dưới đây là những hướng dẫn giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc:
Uống thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày để việc uống thuốc trở thành thói quen. Nhớ tên và liều lượng của các loại thuốc đang dùng. Không tự ý ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không được sự giám sát của bác sĩ. Cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thực phẩm chức năng hay chất bổ sung khác đang sử dụng. Một số thực phẩm chức năng và thảo dược có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc huyết áp. Để tránh những loại tương tác này, tốt nhất chỉ nên dùng thực phẩm chức năng và thảo dược nếu thực sự cần thiết và sau khi thảo luận với bác sĩ. Khi cần dùng thuốc không kê đơn (OTC), như aspirin, thuốc dị ứng hoặc thuốc cảm cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc OTC không an toàn cho những người bị huyết áp cao. Tránh uống rượu khi đang dùng thuốc. Không bao giờ dùng thuốc theo mách bảo của người khác hoặc dùng chung thuốc với người khác. Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú. Giống như tất cả các loại thuốc, một số người có thể bị dị ứng với thuốc tăng huyết áp. Nếu phát ban, khó thở hoặc khó nuốt sau khi dùng thuốc, cần đi khám ngay lập tức.
Cuối cùng, điều trị huyết áp cao cần thời gian và sự kiên nhẫn. Điều quan trọng là cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ và tuân thủ theo liệu trình điều trị bác sĩ đã chỉ định.
Tại sao trẻ nhỏ cũng bị đột quỵ và phải phòng thế nào? Đột quỵ không chỉ xảy ra ở người lớn mà nhiều trường hợp trẻ nhỏ cũng mắc phải, thậm chí có trẻ mới 2-3 tuổi đã bị đột quỵ nhồi máu não. So với người lớn, đột quỵ ít phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. (Ảnh: ITN) Nắm được nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ có thể giúp cha...