Đột phá từ tự chủ đại học
Tự chủ đại học không chỉ là điều kiện cần thiết, mà còn là động lực để các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo. Nói như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Tự chủ đại học đã xuất hiện như là một tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của giáo dục đại học thế giới.
Tự chủ đại học đòi hỏi phải cả một tập thể nhà trường cùng gánh vác để nâng cao chất lượng
Không ai có thể phủ nhận những kết quả đạt được sau khi thực Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015 – 2017 theo Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ. Dẫu biết rằng đâu đó vẫn còn những khó khăn, hạn chế và bất cập nhưng 23 cơ sở giáo dục công lập được giao thí điểm tự chủ (trong đó có 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm) theo tinh thần Nghị quyết 77/NQ-CP đều có những bước tiến quan trọng.
Hầu hết các trường đều khẳng định: Tự chủ đại học đã tạo bước đột phá mạnh mẽ trong xây dựng chương trình đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế. Đặc biệc các trường đã chú trọng đẩy mạnh công bố quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại…
Thực tế cho thấy, 10 năm qua, vấn đề tự chủ đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ Bộ GD&ĐT quản lý toàn bộ quyền tự chủ. Điều đó được thể hiện qua các văn bản quy phạmhệ thống giáo dục đại học, thì nay các trường đã dần được trao pháp luật của Nhà nước.
Video đang HOT
Đơn cử như Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”.
Hay như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học hiện hành cũng đề cập đến vấn đề tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Cùng với đó, nhiều văn bản, chỉ thị Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của Bộ GD&ĐT cũng khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm với xã hội.
Đặc biệt, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, tới đây nếu được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội sẽ là bước đột phá mới cho các trường đại học. Qua đó sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng và tháo gỡ những “điểm nghẽn”, những bất cập về tự chủ cho các trường đại học.
Cụ thể, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 32 về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, quy định gắn với trách nhiệm giải trình và sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan tới tự chủ đại học ở một số điều khác nhằm đổi mới quản lý Nhà nước, giúp cơ sở GDĐH phát huy nội lực trong thực hiện tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế.
Thiết nghĩ giải pháp trong thời gian tới để các trường đại học phát huy hiệu quả quyền tự chủ đó là: Cần thực hiện công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình với xã hội. Cùng với đó là đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục nhằm củng cố và xây dựng thương hiệu cho nhà trường. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự phát triển của nhà trường.
Cùng với đó cần xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản, nhưng vẫn phải có cơ chế để giám sát chất lượng bởi tự chủ không có nghĩa là “khoán trắng”. Bên cạnh đó, cần giao quyền tự chủ cho các trường trong các lĩnh vực cụ thể như: Tự chủ trong hoạt động chuyên môn, học thuật; tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; tự chủ tài chính, tài sản…
Mặt khác cần phát huy vai trò trách nhiệm của Hội đồng trường. Nói như TS Lê Viết Khuyến – Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam: Nhà nước không thể trao quyền tự chủ của trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường. Đó chính là Hội đồng trường/Hội đồng quản trị.
Hơn bao giờ hết, khi thực hiện tự chủ, các trường sẽ phải đổi mới một cách căn bản và toàn diện, đổi mới cả chương trình đào tạo, phương thức quản lý, phương pháp giảng dạy… điều đó mới có thể giúp các trường bắt nhịp được với cơ chế tự chủ đại học.
Theo giaoducthoidai.vn
Làm rõ trách nhiệm giải trình khi thực hiện tự chủ đại học
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của các chuyên gia và các đại biểu quốc hội. Trong đó có nhiều kiến góp ý về vấn đề trách nhiệm giải trình và trình độ, thời gian, hình thức đào tạo của các trường đại học.
Ảnh minh họa/internet
Tiếp thu ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH khi thực hiện tự chủ, Ban soạn thảo cho biết: Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định các cơ sở GDĐH phải có trách nhiệm giải trình đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên liên quan gồm: giải trình về việc thực hiện các quy định, các cam kết về đảm bảo chất lượng GDĐH;
Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo công khai chỉ số kết quả hoạt động hàng năm của cơ sở GDĐH; thực hiện kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị, kiểm toán đầu tư và mua sắm; giải trình về mức lương, thưởng và các quyền lợi khác của các chức danh lãnh đạo, quản lý nhà trường;
Cùng với đó là giải trình các yêu cầu của cơ quan quản lý, cơ quan thanh tra, kiểm tra; thực hiện công khai về chất lượng GDĐH trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH (sửa Điều 32); công bố công khai mức thu học phí, mức thu thu phí dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác cho từng năm học và cho cả khoá học cùng với thông báo tuyển sinh (sửa Điều 65).
Đồng thời, Dự thảo quy định các cơ sở GDĐH phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường cho người học nếu không thực hiện các quy định, cam kết đảm bảo chất lượng hoạt động (sửa Điều 33, 45).
Về trình độ, thời gian, hình thức đào tạo, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã chỉnh lý Dự thảo theo hướng: Hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ của GDĐH học bao gồm: chính quy, vừa làm vừa học, học từ xa (bao gồm cả đào tạo trực tuyến). Việc chuyển đổi giữa các hình thức, phương thức trong quá trình đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.
Về thời gian đào tạo, Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định thống nhất thời gian tiêu chuẩn cần hoàn thành chương trình đào tạo đối với mỗi trình độ đào tạo tại nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 35 Luật GDĐH hiện hành; thời gian đào tạo thực tế là thời gian tích luỹ tín chỉ của người học.
Tiếp thu ý kiến đề nghị rà soát các nội dung đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Giáo dục và hệ thống pháp luật; đồng thời, rà soát, chỉnh sửa kỹ thuật văn bản rõ ràng, minh bạch, lô-gic và thống nhất cách thể hiện đúng theo văn phong và kỹ thuật lập pháp và đề nghị hạn chế tối đa các điều giao cho Chính phủ quy định, Cơ quan soạn thảo đã chỉnh lý Dự thảo Luật theo hướng này.
Theo giaoducthoidai.vn
Học phí đại học tăng cao, sinh viên có ngần ngại? "Tăng học phí là vấn đề rất nhạy cảm với xã hội và trực tiếp là người học, phải tính đến khả năng chi trả của sinh viên". Ý kiến trên được bà Đặng Thị Thanh Huyền, Học viện Quản lí Giáo dục đưa ra tại hội thảo Giáo dục 2018 với chủ đề Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội...