Tự chủ đại học về nhân sự: Vẫn còn nhiều cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”

Theo dõi VGT trên

Cán bộ quản trị nhân sự cũng như cán bộ làm ở các vị trí khác, không có sự phân biệt về tính đặc thù của công việc. Ở nhiều trường đại học hiện nay, “ cán bộ hành chính” vẫn còn những người “ làm công ăn lương”, “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”.

Đó là ý kiến của ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN TN&NĐ Quốc hội khi phân tích sự phát triển của chính sách tự chủ về nhân sự ở các trường đại học Việt Nam theo xu hướng tự chủ đại học của thế giới.

Tự chủ đại học về nhân sự: Vẫn còn nhiều cán bộ sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về - Hình 1

Ông Trịnh Ngọc Thạch (Ảnh: XH)

Quản lý con người là khó nhất, phức tạp nhất

Từ những phân tích về chính sách tự chủ nhân sự trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam, ông Thạch đã rút ra 3 nhận xét:

Thứ nhất, xét về mặt cơ chế, chính sách, quyền tự chủ về nhân sự của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam được đổi mới và nâng cao từng bước phù hợp xu hướng phát triển của GDĐH thế giới.

Thứ hai, trong khoảng hơn 10 năm, với chặng đường đổi mới chưa dài nhưng có thể nói chính sách tự chủ về nhân sự của các cơ sở GDĐH công lập ở nước ta đã có bước chuyển biến đáng kể, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn để các cơ sở GDĐH chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và các hoạt động khác của nhà trường.

Nhờ chính sách đổi mới, các cơ sở GDĐH đã phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, có điều kiện để chủ động xây dựng đội ngũ GV, nhà khoa học đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thứ ba, mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn tồn tại những vướng mắc, những bất cập trong chính sách tự chủ về nhân sự ở các cơ sở GDĐH. Nhiều văn bản pháp luật liên quan có quy định khác, hoặc “trói buộc” bằng những quy định mới, như: Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động… đã làm cho việc thực hiện chính sách tự chủ về nhân sự của các cơ sở GDĐH, kể cả các cơ sở GDĐH được trao quyền tự chủ cao nhất như ĐHQG, còn gặp nhiều khó khăn, chưa có được những bước đột phá trong chính sách tuyển dụng, thu hút, sử dụng và đãi ngộ GV và cán bộ khoa học có trình độ cao.

Do đó, khả năng hội nhập quốc tế của các cơ sở GDĐH nước ta vẫn còn hạn chế, chưa thể so sánh được với quyền tự chủ của các trường đại học của Úc và một số nước phát triển khác.

Ông Thạch cho rằng, trong các loại quản lý, quản lý con người là loại quản lý khó khăn và phức tạp nhất. Nhưng suy cho cùng, mọi công việc về quản lý đều quy về quản lý con người. Bởi vậy, ở bất cứ một tổ chức nào, quản trị nhân sự cũng được coi là công tác trọng tâm, then chốt.

Ở các nước phát triển, bộ phận nhân sự (Human Resources Office) trong các trường đại học là một trong những bộ phận quan trọng nhất và hầu hết đều có một Phó Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách bộ phận này. Nhưng ở nước ta, như đã nêu ở trên, quản trị nhân sự trong các trường đại học (công lập) chủ yếu vẫn được coi là công việc hành chính.

Cán bộ quản trị nhân sự cũng như cán bộ làm ở các vị trí khác, không có sự phân biệt về tính đặc thù của công việc. Ở nhiều trường đại học hiện nay, “cán bộ hành chính” vẫn còn những người “làm công ăn lương”, “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”.

Trong môi trường tự đại học, quản trị nhân sự phải có sự thay đổi chuyển từ “quản trị hành chính nhân viên” sang “quản lý và phát triển nguồn nhân lực” trong môi trường thường xuyên biến đổi. Như vậy, năng lực quản trị nhân sự của hầu hết các trường đại học hiện nay chưa thể đáp ứng yêu cầu này.

Video đang HOT

Đại học phải chấp nhận rủi ro

Để giải quyết các tồn tại trên, ông Trịnh Ngọc Thạch đã đưa ra một số khuyến nghị về quản trị nhân sự trong trường đại học ở Việt Nam hướng tới tự chủ đại học. Cụ thể theo 2 nguyên tắc:

Nhà nước sớm đổi mới cơ chế quản lý theo hướng trao tối đa quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH, nhà nước chỉ nắm giữ quyền ban hành chính sách vĩ mô, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và đầu tư hợp lý các nguồn lực để các cơ sở GDĐH thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Các cơ sở GDĐH cần thật sự sẵn sàng và dám chấp nhận rủi ro, đổi mới và nâng cao trình độ và năng lực quản trị để có thể tự chủ thực hiện nhiệm vụ trong môi trường cạnh tranh.

Từ hai nguyên tắc trên, có thể nêu một s.ố đ.ề xuất về giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về quyền tự chủ trong công tác nhân sự của các trường đại học ở nước ta:

Thứ nhất, đổi mới căn bản cách tiếp cận quản lý nhà nước đối với cơ sở GDĐH theo hướng: tập trung sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến tự chủ đại học, trong đó có tự chủ về quản trị nhân sự trong các cơ sở GDĐH; tạo hành lang pháp lý đầy đủ và rõ ràng để các cơ sở GDĐH thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ về cơ chế, chính sách về nguồn lực tài chính và giám sát các hoạt động của cơ sở GDĐH, trong đó cần tập trung vào khâu kiểm soát chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH làm cơ sở để trao quyền tự chủ theo mức độ kiểm định chất lượng và kết quả xếp hạng cơ sở GDĐH.

Thứ hai, sau khi làm tốt công tác kiểm định chất lượng và xếp hạng cơ sở GDĐH, cần phân biệt mức độ tự chủ về quản trị nhân sự trong trường đại học theo hướng tạo hành lang pháp lý để các cơ sở GDĐH có kết quả kiểm định cao và được xã hội thừa nhận thông qua các bảng xếp hạng đại học được tự chủ hoàn toàn về công tác nhân sự.

Theo đó, có thể trao quyền cho Hội đồng đại học và Hiệu trưởng quyết định việc xác định biên chế, tuyển sinh, sử dụng, quản lý cán bộ; bổ nhiệm, bầu cử các chức vụ quản lý (kể cả chức vụ chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng); xét và công nhận đủ điều kiện và bổ nhiệm các chức danh khoa học (GS, PGS) dựa trên các tiêu chí đã được Hội đồng đại học thông qua; quyết định mức lương và thu nhập của GV, nhà khoa học, nhà quản lý theo sự thỏa thuận giữa nhà trường với cán bộ trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc .

Tất cả các công việc trên đây nhà trường được tự chủ thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, trong quá trình thực hiện không cần phải xin phép cơ quan nhà nước ở cấp nào.

Thứ ba, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính theo tinh thần của Nghị định 16/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác của lĩnh vực GDĐH. Theo đó, phân loại mức độ tự chủ cần bổ sung căn cứ vào kết quả kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH và kết quả xếp hạng để trao quyền tự chủ tài chính; đổi mới phương thức cấp kinh phí cho cơ sở GDĐH theo sản phẩm đầu ra.

Trên cơ sở tự chủ tài chính, nhà trường được quyết định mức thu nhập của cán bộ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đóng góp xuất sắc của cán bộ, không bị lệ thuộc vào quy định của cấp quản lý khác, trừ việc đóng thuế thu nhập theo pháp luật.

Thứ tư, các cơ sở GDĐH cần đổi mới cơ chế quản trị nhằm nâng cao năng lực tự chủ nói chung và tự chủ trong lĩnh vực quản trị nhân sự nói riêng, đáp ứng các yêu cầu của chính sách tự chủ đại học mà Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã và sẽ ban hành. Các trường đại học được trao quyền tự chủ cao cần ưu tiên đầu tư cho bộ phận quản trị tài chính và quản trị nhân sự theo kịp yêu cầu chuyển đổi từ “mô hình sự nghiệp” sang “mô hình doanh nghiệp”, từ mô hình “quản trị hành chính nhân viên” sang “mô hình quản trị nguồn nhân lực”.

Hồng Hạnh ( ghi)

Theo Dân trí

Sửa đổi Luật Giáo dục Đại học: Phải rà soát toàn diện!

Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục đại học lần này mà Bộ GD&ĐT đưa ra là rà soát toàn diện để gỡ bỏ các nút thắt nhằm phát triển giáo dục đại học, kiến tạo hành lang pháp lý vững chắc, thông thoáng, hấp dẫn để thực hiện tốt tự chủ đại học.

Sửa đổi Luật Giáo dục Đại học: Phải rà soát toàn diện! - Hình 1

Mức học phí đại học hiện nay chưa được tính theo cơ chế định giá dịch vụ, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành, các bậc đào tạo và chất lượng của từng cơ sở đào tạo.

Lèo tèo trường thực hiện tự chủ

Năm 2012, Luật Giáo dục Đại học đầu tiên của Việt Nam được ban hành đã đặt nền móng pháp lý cho tự chủ đại học, theo đó, cơ sở giáo dục đại học đã được giao tự chủ trong một số quyền cơ bản: Xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo và cấp bằng. Cơ sở giáo dục đại học được thực hiện quyền tự chủ phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục...

Riêng về giao quyền tự chủ cho các trường đại học, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP (NQ77 ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 trong các lĩnh vực: Tự chủ về đào tạo và nghiên cứu khoa học (tự chủ về học thuật); tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự; tự chủ về tài chính.

Tính đến tháng 9/2017, mới chỉ có 23 cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc các Bộ, ngành trung ương, gồm 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm (trong đó có 4 trường mới được giao quyết định tự chủ từ tháng 7/2017).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đ.ánh giá: Tuy thời gian thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77 chưa dài nhưng các đơn vị được lựa chọn thí điểm đã bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ, giúp giảm bớt thủ tục hành chính, tăng tính chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường.

Mô hình thí điểm tự chủ bước đầu được đ.ánh giá tích cực, các cơ sở giáo dục đại học được lựa chọn thí điểm đã có những thành tựu nhất định trong việc thu hút người học và đảm bảo nguồn thu, được xã hội công nhận.

Trong giai đoạn này, một số trường đại học của Việt Nam đã có tên trong các bảng xếp hạng uy tín của Châu Á, trong đó, 5 trường lọt vào nhóm 350 trường đại học hàng đầu, tức là nằm trong nhóm 3% số trường đại học xuất sắc nhất của châu lục (theo bảng xếp hạng của Tổ chức QS, 2017). Cả nước có 100 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định giáo dục quốc tế, 4 trường ĐH đạt chuẩn kiểm định chất lượng châu Âu...

Tuy nhiên, đến nay, Luật đã bộc lộ rõ những điểm bất cập, cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình phát triển mới, đáp ứng nhu cầu dạy, học, bắt kịp xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. Quan trọng hơn cả là Luật mới sẽ theo hướng tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam trên thực tiễn.

Sửa đổi hàng loạt bất cập

Trong điều kiện thực hiện các chủ trương đổi mới của Đảng, một số hạn chế cơ bản của Luật Giáo dục Đại học 2012 đã trở thành những "điểm nghẽn", "nút thắt" trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học.

Cụ thể, Luật Giáo dục Đại học, Nghị định 16/NĐ-CP, Nghị quyết 77/NQ-CP đã có tác động đến sự phát triển của giáo dục đại học, nhất là các quy định về tự chủ, tạo hành lang lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục đại học hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP.

Đối với những cơ sở cơ sở giáo dục đại học đã tự chủ theo chủ trương thí điểm, việc tự chủ cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả. Trong đó, tự chủ chưa gắn với trách nhiệm giải trình, đổi mới quản trị đại học; tự chủ chưa được thực hiện đồng bộ trên phương diện như đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản.

Cơ sở giáo dục đại học còn bị quản lý có tính hành chính khá chặt chẽ, làm giảm tính chủ động, sáng tạo, kịp thời trong quản trị và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Vì thế, tự chủ đại học chưa thực sự hiệu quả. Các quy định của Luật cũng chưa rõ về trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ sở giáo dục đại học

Hội đồng quản trị trong trường đại học ngoài công lập chưa được quy định rõ ràng nên thực tế hoạt động còn hình thức. Hội đồng trường chưa có thực quyền trong quyết định nhân sự hiệu trưởng và các vấn đề quan trọng của trường... Các quy định về tài chính, tài sản không phù hợp với chủ trương thực hiện tự chủ đại học.

Mức học phí chưa được tính theo cơ chế định giá dịch vụ, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành, các bậc đào tạo và chất lượng của từng cơ sở đào tạo. Luật Giáo dục Đại học 2012 cũng chưa quy định quyền liên doanh, liên kết, hình thành doanh nghiệp để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học.

Cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ sở giáo dục đại học còn mang tính bình quân giữa các trường đại học công lập, chưa gắn với tiêu chí phản ánh chất lượng và kết quả đầu ra nên chưa phát huy được tính cạnh tranh giữa các trường đại học.

Các cơ sở giáo dục đại học còn hạn chế về tự chủ chuyên môn nên chưa phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo của cơ sở đào tạo, đội ngũ các nhà khoa học trong đào tạo, khoa học công nghệ để đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao, tạo ra "đột phá chiến lược" để phát triển nền kinh tế đất nước.

Thêm vào đó, các quy định liên quan đến chương trình, tổ chức đào tạo, hình thức, phương thức, thời gian đào tạo, đơn vị đo kiến thức... chưa tương thích với nhau nên hạn chế trong liên thông và hội nhập quốc tế; hạn chế tính dịch chuyển của sinh viên và khả năng trao đổi về đào tạo liên quốc gia.

Các cơ sở đào tạo chưa được tự chủ cao trong mở ngành đào tạo, liên kết, hợp tác quốc tế để phát triển các chương trình liên kết, cải tiến các chương trình đào tạo tiệm cận chuẩn mực quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Về quản lý nhà nước còn nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện tự chủ đại học. Trong đó, cơ cấu tổ chức, mô hình của các trường đại học quy định tại Luật chưa thật phù hợp với thông lệ quốc tế, làm ảnh hưởng quá trình hội nhập quốc tế đối với giáo dục đại học.

Việc quy định trong các đại học có các trường đại học thành viên có quyền tự chủ như các trường đại học khác làm cho bộ máy quản lý, quản trị chồng chéo, giảm hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành, giảm mối liên kết và cộng hưởng sức mạnh giữa các trường trong đại học.

Quy định về phân tầng/phân loại, xếp hạng chưa phù hợp với các thông lệ chung trên thế giới và điều kiện của Việt Nam, chưa rõ về vai trò của các chủ thể tham gia nên chưa thể triển khai thực hiện.

Để tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt, tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển thực sự, Dự thảo Luật được đề xuất sửa đổi 39/73 điều, chiếm 53% tổng số điều của Luật giáo dục đại học và bổ sung 2 điều; tập trung vào những những vấn đề vướng mắc nhất trong hoạt động giáo dục đại học hiện nay.

Đó là mở rộng phạm vi tự chủ đại học và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học; đổi mới quản trị đại học; đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT, sửa đổi bổ sung Luật GDĐH phải đảm bảo rà soát toàn diện và chọn ra các điểm cần thiết để sửa đổi; đảm bảo tính thực tiễn, khả thi và hiệu quả; đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ; tính hiện đại và hội nhập quốc tế... bám sát định hướng của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

Việc sửa đổi cũng tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm phát triển giáo dục đại học của các nước tiên tiến trên thế giới để phát triển giáo dục đại học Việt Nam hướng tới chuẩn mực quốc tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục đại học là gỡ bỏ các nút thắt nhằm phát triển giáo dục đại học, kiến tạo hành lang pháp lý vững chắc, thông thoáng, hấp dẫn để thực hiện tốt tự chủ đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; khuyến khích thu hút các nguồn lực trong nước, quốc tế tham gia phát triển giáo dục đại học./.

Nhật Hồng

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bạn Đức Tiến hé lộ số t.iền phúng điếu, có phong bì 300 triệu, mẹ ruột được an ủi
18:03:37 04/06/2024
Angela Phương Trinh có hành động thách thức, không hối lỗi dù bị CĐM "tế sống"
21:41:38 04/06/2024
Tài tử Lý Hùng giảm cân, xuất hiện với hình ảnh 'lạ' khiến bao người xuýt xoa
19:51:21 04/06/2024
Ai chịu trách nhiệm vụ gạch rơi vào đầu cháu bé ở chung cư FLC Garden City?
20:41:21 04/06/2024
Trần Trinh Trạch - Người cha siêu giàu của Công tử Bạc Liêu: Từ nghèo khó đi lên
20:31:38 04/06/2024
Phương Oanh lấy lại dáng sau 3 tuần sinh con, khoe cận cảnh cặp sinh đôi cực yêu
19:41:32 04/06/2024
Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 38: Ngân Hà tiết lộ với Nghĩa về đứa con?
21:20:00 04/06/2024
Huỳnh Tử Hoa: Vua hài TVB có sự nghiệp rực rỡ, nhưng đường tình lận đận
18:18:17 04/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Liệu Real Madrid và Lunin có r.ạn n.ứt?

Sao thể thao

00:04:41 05/06/2024
Andriy Lunin tỏ thái độ lạnh lùng sau khi Los Blancos giành chức vô địch Champions League rạng sáng 2/6 (giờ Hà Nội), điều này đặt ra nghi vấn về mối quan hệ giữa đôi bên.

Tử vi tuần mới 3/6-9/6: Dậu sự nghiệp rực rỡ nhờ quý nhân, Tỵ chớ hấp tấp

Trắc nghiệm

23:49:24 04/06/2024
Tử vi tuần mới 3/6-9/6 của 12 con giáp nói rằng vận trình của người t.uổi Dậu tuần này nhìn chung diễn ra suôn sẻ, có thể đượcquý nhân giúp đỡ, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển.

Chuyện lạ: Một đội tuyển LMHT bị truất quyền thi đấu, khai trừ khỏi giải vì... "nhá" biểu cảm

Mọt game

23:43:28 04/06/2024
Kể từ khi ra mắt tới nay, biểu cảm đã trở thành tính năng được rất nhiều game thủ LMHT sử dụng. Thậm chí, ngay ở những giải đấu lớn bậc nhất LMHT như MSI hay CKTG thì các tuyển thủ cũng sử dụng biểu cảm rất nhiều.

Đáp xuống hành tinh này, tàu vũ trụ dễ bị tấn công

Lạ vui

23:42:25 04/06/2024
Theo Live Science, các nhà khoa học đã khám phá hơn 33.000 vật thể có thể áp sát địa cầu và có xác suất gây nguy hiểm vào thời điểm nào đó trong tương lai - điều thúc đẩy các cơ quan vũ trụ tăng tốc trong các sứ mệnh phòng thủ hành tinh...

Song Joong Ki mua căn hộ hạng sang ở Hawaii, khối tài sản 'khủng' đáng ghen tị

Sao châu á

23:30:37 04/06/2024
Căn hộ mới của Song Joong Ki nằm tại khu nhà giàu mới nổi tại Hawaii với giá thị trường được dự đoán sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

'Những người bạn tưởng tượng': Điều kỳ diệu mà ta đã bỏ lỡ trên bước đường trưởng thành

Phim âu mỹ

23:15:42 04/06/2024
Từ cha đẻ của loạt A quiet place, John Krasinski đem đến cho khán giả bộ phim ngọt ngào cho cả gia đình mang tên Những người bạn tưởng tượng.

Lê Dương Bảo Lâm đi diễn 12 giờ đêm mới về, vợ thức chờ nhưng xưng "mày - tao" còn cảnh báo một câu

Sao việt

23:04:29 04/06/2024
Vợ chồng Lê Dương Bảo Lâm tuy hay đùa giỡn, cà khịa nhau nhưng lại rất tình cảm và bền lâu. Điều này khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Jennifer Lopez gặp "hạn" và sự hả hê độc hại nhắm vào phái nữ

Sao âu mỹ

23:00:25 04/06/2024
Việc Jennifer Lopez hủy tour lưu diễn mùa hè This Is Me... Live không ngừng được phân tích. Trong số đó có nhiều phản ứng tiêu cực đối với nữ ca sĩ.

Ăn gia vị này, giảm mỡ m.áu và đường huyết

Sức khỏe

22:57:01 04/06/2024
Còn đường huyết cao bất thường có thể tạo nên tình trạng gọi là t.iền tiểu đường, rất dễ tiến triển thành tiểu được type 2, một bệnh mạn tín gây t.ử v.ong sớm và rất nhiều biến chứng.

Lên Thất Sơn chiêm ngưỡng đồi Tà Pạ

Du lịch

22:46:50 04/06/2024
Núi Tà Pạ (thường gọi là Đồi Tà Pạ) thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang; là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh Thất Sơn huyền bí.

K.iếm t.iền rõ đỉnh nhưng Khánh Vy chỉ chuộng sắm váy áo bình dân: Đa phần là local brand Việt

Phong cách sao

22:44:42 04/06/2024
Phú bà Khánh Vy k.iếm t.iền để tậu xe, mua đất, mua nhà... Còn với tủ đồ hằng ngày của nàng lại chỉ chuộng những item đến từ thương hiệu bình dân.