Đột nhiên chảy máu nướu răng hãy làm ngay những việc này để khắc phục
Tình trạng chảy máu nướu răng không hiếm gặp trong cuộc sống nhưng nếu bạn gặp phải thì nên “dắt túi” một số cách sơ cứu sau đây.
Chảy máu nướu là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu… Tuy nhiên, tin tốt là bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục và chữa khỏi bệnh ngay tại nhà. Cùng xem thử Bright Side đã chia sẻ những phương pháp điều trị tình trạng chảy máu nướu như thế nào bạn nhé!
Dùng gạc
Giống như bất kỳ vết thương nào khác, khi bị chảy máu, bạn nên giữ một miếng gạc ẩm vào khu vực chảy máu nướu để giúp cầm máu. Nhưng nếu tình trạng chảy máu nướu diễn ra quá thường xuyên thì bạn nên đến gặp nha sĩ sớm.
Sử dụng một miếng gạc lạnh để giảm sưng và một miếng gạc ấm để giảm đau
Giữ một miếng gạc lạnh hoặc một viên đá lạnh để cầm máu vùng nướu đang bị tổn thương. Nhưng nếu máu vẫn chảy ra ngay cả khi bạn đã chườm đá 10 phút thì nên chủ động tới gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một miếng gạc ấm sau đó để giảm đau. Tuy nhiên, cần nhớ chỉ sử dụng sau khi hết viêm.
Sử dụng nước muối súc miệng
Cho một thìa nhỏ muối biển vào một cốc nước ấm, sau đó khuấy đều lên cho muối hòa tan. Bạn ngậm một ngụm nước muối trong miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Làm điều này khoảng 4 – 5 lần và thực hiện vào buổi sáng với buổi tối.
Nước muối sẽ làm giảm sưng ở nướu răng và ngăn chặn tình trạng chảy máu nướu. Đồng thời, nó cũng tạo ra môi trường kiềm cao bên trong miệng để đẩy bỏ vi khuẩn khó tồn tại ra ngoài.
Dùng máy tăm nước
Máy tăm nước là một thiết bị bắn tia nước giúp làm sạch bên trong khoang miệng của bạn. Bạn có thể cho thêm nước súc miệng vào trong máy tăm nước để tăng hiệu quả kháng khuẩn tốt hơn. Khi dùng máy tăm nước để làm sạch nướu thì khả năng nhiễm trùng hay bị chảy máu nướu sẽ không còn tái diễn nữa.
Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn
Video đang HOT
Nước súc miệng là một thứ tuyệt vời giúp loại bỏ tình trạng viêm nướu gây chảy máu chân răng. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Dùng túi trà
Bạn nhúng túi trà vào trong nước sôi, sau 2 phút thì bỏ túi trà ra ngoài và để nguội. Tiếp đó, bạn đặt túi trà lên vùng nướu bị chảy máu và giữ nguyên trong vòng 5 phút.
Do trong trà có chứa axit tannic nên giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng nướu hiệu quả.
Ăn rau giòn
Những loại rau giòn như cần tây, cà rốt… sẽ giúp bạn loại bỏ cặn thức ăn trên răng, từ đó ngăn ngừa những bệnh về nướu. Việc ăn loại rau này cũng giúp tạo ra nước bọt làm sạch miệng. Và vì chúng chứa lượng đường và carbs thấp nên góp phần giảm bớt nguy cơ gây sâu răng.
Sử dụng mật ong
Bạn có thể súc miệng bằng nước ấm và dùng mật ong để xoa bóp nướu trong vòng 10 phút mỗi sáng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng tự nhiên nên bạn chỉ cần bôi mật ong lên nướu chứ không cần bôi trực tiếp vào răng.
Source (Nguồn): Brightside
Theo Helino
Khi mang thai các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nguy hiểm này về răng miệng
Mang thai cơ thể không chỉ mệt mỏi, đau nhức mà kéo theo đấy là hàng loạt vấn đề về răng miệng.
Khi gặp vấn đề về răng miệng, có một số điều các mẹ bầu cần phải lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
1. Viêm nướu
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ gia tăng hormone estrogen và progesterone, đây là yếu tố gây sự nhạy cảm đối với nướu. Viêm nướu là bệnh thường thấy ở phụ nữ mang thai, biểu hiện là nướu đỏ, sưng, ra máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Nếu máu chảy ít, chảy một lát liền ngừng, các mẹ chỉ cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì tình hình sẽ được cải thiện. Nếu máu chảy nhiều và kéo dài, các mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra để loại trừ những yếu tố gây bệnh, chẳng hạn bệnh rối loạn đông máu.
2. Viêm nha chu
Theo nghiên cứu, viêm nha chu là một trong những yếu tố gây ra tình trạng sinh non ở thai phụ.
Bệnh viêm nha chu nghiêm trọng hơn so với viêm nướu. Theo nghiên cứu, viêm nha chu là một trong những yếu tố gây ra tình trạng sinh non ở thai phụ. Nếu các mẹ mắc viêm nha chu trước khi mang thai, thì trong giai đoạn thai kỳ viêm nha chu rất dễ tái phát.
Bởi vậy các mẹ cần thận trọng khi có biểu hiện viêm nha chu và cần đến bệnh viện điều trị kịp thời. Khi quá trình mang thai bước vào giai đoạn ổn định, các mẹ nên điều trị bệnh viêm nha chu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu các mẹ không có triệu chứng của bệnh viêm nha chu, nhưng có khả năng sẽ có dấu hiệu răng lung lay (giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu), bởi hormone estrogen và progesterone gia tăng sẽ ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng.
Khi có biểu hiện răng lung lay cũng không nên quá lo lắng, bởi những dấu hiệu này chỉ là tạm thời. Sau khi các mẹ sinh con, tình trạng răng lung lay sẽ được cải thiện, bởi khi đó nồng độ hormone trong cơ thể sẽ trở về mức ổn định.
3. U nướu thai nghén
U nướu răng có thể gây ra tình trạng chảu máu nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.
Một số mẹ trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ, trên nướu sẽ xuất hiện một khối u mềm, có màu hồng. Bình thường nếu không có tác nhân động chạm sẽ không có cảm giác, nhưng nếu bất cẩn chạm vào u nướu sẽ có biểu hiện ra máu.
Nếu u nướu không có biểu hiện rõ ràng thì các mẹ cần quan sát thêm. Sau khi các mẹ sinh con, u nướu có thể từ từ nhỏ lại và mất hẳn.
Nếu u nướu gây ra tình trạng xuất huyết nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống thường ngày, hoặc sau khi các mẹ sinh con, u nướu không có biểu hiện teo nhỏ thì các mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành loại bỏ u nướu.
4. Sâu răng
Do quá trình trao đổi chất và hormone trong cơ thể mẹ bầu biến đổi, cộng thêm sự thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều bữa, ăn nhiều thực phẩm chua ngọt làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh sâu răng ở các mẹ mang thai.
Lời khuyên dành cho các mẹ là cần tiến hành điều trị sâu răng càng sớm càng tốt, để phòng tránh tình trạng đau răng kịch liệt có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Trong quá trình điều trị bệnh sâu răng, các mẹ cần tránh căng thẳng bởi có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
5. Răng khôn
Nhắc đến răng khôn, nhiều người liền toát mồ hôi hột, huống gì là các mẹ mang thai. Nỗi đau mọc răng khôn là ngủ không yên, nhai nuốt khó khăn, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm xung quanh tổ chức răng.
Về nguyên tắc, trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu không nên nhổ bỏ răng khôn. Nhưng trong trường hợp đặc biệt, khi thai nhi được 4 - 6 tháng, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ có thể tiến hành nhổ bỏ răng khôn cho thai phụ.
Nhiều mẹ thường lo lắng vấn đề an toàn khi điều trị bệnh răng miệng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, do đó họ thường chọn im lặng và nhẫn nhịn. Thật ra, các mẹ có thể thông báo cho bác sĩ biết tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và sử dụng thuốc an toàn nhất cho mẹ và thai nhi. Chẳng hạn thuốc amoxicillin, clindamycin là những loại thuốc mẹ bầu có thể sử dụng, và thường được bác sĩ kê đơn khi điều trị bệnh viêm nướu.
Những lưu ý giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh răng miệng:
- Các mẹ nên tiến hành khám răng miệng định kỳ, xử lý răng sâu, vấn đề hôi miệng, cạo vôi răng trước khi mang thai.
- Nếu kiểm tra có răng sâu, cần nhanh chóng điều trị, đồng thời loại bỏ thói quen không tốt như ăn cay, nên sử dụng chỉ nha khoa và chải răng đúng cách.
- Sau khi ói hoặc ợ chua, các mẹ nên súc miệng để làm loãng axit, giảm tình trạng mòn răng, và 30 phút sau mới đánh răng.
- Điều trị tận gốc bệnh viêm nướu, viêm nha chu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ giảm thiểu biến chứng thai kỳ.
Theo Sohu/Helino
Bác sĩ dùng tay chèn động mạch, cứu bệnh nhi bị tai nạn giao thông Trước khi đưa bệnh nhi (8 tuổi, ngụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu) vào phòng mổ cấp cứu, bác sĩ phải dùng tay chèn động mạch máu bẹn, không cho máu tiếp tục phun ra. Ngày 19/9, Bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhi P.V.Đ.H. (8 tuổi, ngụ thị trấn...