Đột nhập “công xưởng” in sao đề thi 14 ngày “không thấy mặt trời”
Sáng 27/6, sau khi bài thi cuối cùng kì thi THPT quốc gia kết thúc, PV Dân trí đã được tiếp cận với “ công xưởng” in sao đề thi bí mật, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trong 14 ngày tại ĐH Bách khoa Hà Nội.
Gần 11h trưa 27/6, hàng trăm cán bộ làm công tác in sao đề thi 14 ngày “không thấy mặt trời” tại ĐH Bách khoa Hà Nội phấn khởi đón những người đầu tiên tiếp cận khu vực in sao đề.
Biển cấm đặt ngay ngoài khu vực in sao đề thi.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, khu vực in sao đề thi được canh phòng cẩn mật, biển cấm được đặt xung quanh.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhận xét, việc in sao đề thi tại trường năm nay đã hoàn thành tốt, không có sai sót.
PGS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội cho biết, do khối lượng đề in ra quá lớn nên có thể gọi nơi in sao đề thi là “công xưởng” bởi hàng loạt dây chuyền, máy móc hoạt động liên tục từ 8h sáng đến 8h tối hàng ngày.
Để công việc thuận lợi, ban tổ chức phải lập trình số lượng người, máy móc sao cho phù hợp và không thể thiếu số lượng giấy dự trữ.
Nơi in sao đề được bố trí 8 máy in “siêu tốc” để in sao đề.
Nơi in sao đề được bố trí 8 máy in “siêu tốc” để đảm bảo tiến độ in sao đề. Theo thầy Tớp, khác với máy in thông thường, máy này hoạt động từ sáng đến tối không hề bị nóng máy.
Giấy dùng để in đề thi là loại dày, 80g/m2
Khoảng 4 tấn giấy (tương đương sức chứa trong 2 ô tô tải) được sử dụng để in sao đề và dự trữ thêm khoảng 1,5 triệu tờ giấy nữa để đề phòng sai sót.
Khoảng 4 tấn giấy đã được sử dụng để in sao đề thi
Bên trong khu vực in sao đề, các cán bộ dùng đệm ngủ trên nền gạch. Khu ngủ của cán bộ nữ được ngăn kín bởi các vách ghép tạm.
Video đang HOT
Khi có sự cố, trưởng ban chỉ đạo sẽ bấm chuông và thông tin bằng miệng cho PA83. Cán bộ công an này sẽ thông báo sự việc cho ban chỉ đạo thi, thông qua chiếc điện thoại cố định duy nhất, có loa, ghi âm đặt trước cửa phòng in sao.
Một góc phòng được sử dụng làm nơi in sao đề thi tại ĐHBK Hà Nội.
Khu vực ngủ của cán bộ nữ được quây kín bằng các miếng ghép.
Đệm được trải trên nền nhà cho cán bộ ngủ lại trong 14 ngày.
Giờ ăn, các nhân viên hậu cần ở khu vực cách ly vòng ngoài (vòng 3), dưới sự kiểm soát của công an, sẽ chuyển đồ ăn vào. Bát đũa là thứ duy nhất được chuyển ra sau đó.
Thức ăn được vận chuyển vào vòng trong bằng cách xe đẩy này.
Mọi rác thải đều phải giữ lại, đựng trong một túi to, buộc túm lại để kết thúc kỳ thi mới chuyển ra bên ngoài.
Các túi rác thải được buộc lại, đến khi kết thúc kì thi mới được vận chuyển ra ngoài.
Thức uống chủ yếu của cán bộ in sao đề thi là nước uống đóng chai và sữa hộp.
Cũng theo PGS Tớp, tổng nhân viên thực hiện công tác in sao đề năm nay gần 100 người cả vòng trong lẫn vòng ngoài, trong đó vòng trong (vùng lõi) được cố định, vòng ngoài có thể làm theo ca kíp.
Máy thở ô xy được chuẩn bị trong khu vực in sao đề thi đề phòng bất trắc.
Điện thoại của một cán bộ làm công tác in sao đề thi “vùng lõi” bị niêm phong.
PGS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội trả lại điện thoại đã niêm phong cho cán bộ làm công tác in sao đề thi “vùng lõi” sau khi kết thúc kì thi.
Các công đoạn được chuyên nghiệp hóa, ai dập ghim chỉ dập ghim từ sáng đến tối. Ai phân loại mã đề nào, chỉ phụ trách mỗi mã đề đó để tránh lộn xộn.
Đội ngũ phân loại chuyên nghiệp như bộ phận đếm tiền của ngân hàng ở khu vực in sao đề đã phát hiện một vài trường hợp đề thi khi máy in ra quá nhanh nên có một mặt trắng.
Trưa 27/6, ngay sau khi kết thúc kì thi, Trường ĐHBK Hà Nội đã trả lại đề thi dự phòng còn thừa cho Sở GD&ĐT Hà Nội.
Kiểm đếm đề thi dự phòng còn thừa
Viết biên bản bàn giao đề thi dự phòng cho Sở GD&ĐT Hà Nội.
Do máy in “siêu tốc” được thuê để phục vụ công tác in sao đề nên sau khi kết thúc kì thi, 8 máy in được vận chuyển trả lại.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Hà Nội: Chuẩn bị khoảng 4-5 tấn giấy để in sao đề thi THPT quốc gia 2018
Ngày mai (14/6), Đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu in sao đề thi THPT quốc gia cho toàn cụm thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Do lượng thí sinh đông nên dự kiến sẽ có 4-5 tấn giấy sẽ được dùng để in sao đề, chưa kể số giấy dự trữ.
Ngoài ra, để hạn chế sai sót, công tác in sao đề có quy trình đặc biệt, chuyên nghiệp như bộ phận đếm tiền của ngân hàng.
Trao đổi với PV Dân trí chiều 13/6, PGS Trần Văn Tớp - Hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, kỳ thi THPT quốc gia 2018, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức in sao đề thi giúp Sở GD&ĐT Hà Nội.
Hiện công tác bảo mật được thực hiện chu đáo dựa trên đội ngũ cán bộ kinh nghiệm, có người đã làm việc tới hàng chục năm, với quy trình giảm thiếu sai sót ít nhất có thể.
Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, hàng triệu tờ giấy khi in ra không thể tránh sai sót, vì vậy trường thường có số lượng đề dự trữ (năm ngoái 10%).
Năm 2017, mỗi thí sinh có 1 mã đề, mỗi phòng thi có 24 mã đề, việc in sao đề đã được tiến hành cẩn trọng để tránh gây nhầm lẫn.
Tại nơi in sao đề, nhân viên được cách ly, bữa ăn được cung cấp qua một cửa duy nhất là thanh tra của Sở GD&T và Công an PA83, vòng ngoài có an ninh, y tế, công an phường, quận (ảnh minh họa)
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho việc in sao đề hiện đã được chuẩn bị tốt, máy móc chất lượng cao. Theo đó, mỗi máy có thể in được 2 triệu tờ giấy, độ bảo mật rất cao theo các vòng trong ngoài khác nhau.
Tại nơi in sao đề, nhân viên được cách ly, bữa ăn được cung cấp qua một cửa duy nhất là thanh tra của Sở GD&T và Công an PA83, vòng ngoài có an ninh, y tế, công an phường, quận.
Theo lịch tuyển sinh, bắt đầu từ ngày mai 14/6, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ in sao đề thi gốc. Thời gian dự kiến in trong vòng khoảng 10 ngày, tức muộn nhất chiều 22/6 hoặc sáng 23/6 phải in xong.
PGS Trần Văn Tớp cho biết, để công việc thuận lợi, ban tổ chức phải lập trình số lượng người, máy móc sao cho phù hợp và không thể thiếu số lượng giấy dự trữ.
Cụ thể, sẽ sử dụng khoảng 4-5 tấn giấy (tương đương 2 ô tô tải) để in sao đề và dự trữ thêm khoảng 1,5 triệu tờ giấy nữa để đề phòng sai sót.
Cũng theo PGS Tớp, tổng nhân viên thực hiện công tác in sao đề năm nay gần 100 người cả vòng trong lẫn vòng ngoài, trong đó vòng trong (vùng lõi) được cố định, vòng ngoài có thể làm theo ca kíp.
Để đề phòng những sai sót trong khâu in sao đề thi, PGS Tớp cho hay, sai sót đề thi thường liên quan đến công tác làm đề. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp vì bộ phận đảm nhiệm việc làm đề rất chuyên nghiệp.
Về công tác in sao đề có thể sai sót, với 2 triệu bản in sao đề thi theo dự kiến, sẽ có thể xảy ra các tình trạng sai sót như kẹp díp, hay mỗi tờ có một mặt trống hoặc in cả hai mặt...
"Để hạn chế sai sót này, công tác in sao đề có quy trình đặc biệt, đội ngũ phát hiện lỗi cũng chuyên nghiệp như bộ phận đếm tiền của ngân hàng.
Khi phát hiện tời giấy bị trắng một mặt mà ngửa lên phía trên thì rất dễ phát hiện nhưng nếu mặt dưới bị trống thì khả năng phát hiện thấp.
Do vậy, năm ngoái chúng tôi có dự trữ khoảng 10% đề nhằm đề phòng khi có sai sót. Trên thực tế, mùa thi năm ngoái, chỉ có 4,5 bài sai sót trên tổng số 500.000 bài thi nên không phải dùng nhiều tới đề dự trữ", PGS Trần Văn Tớp nói.
Cũng theo PGT Tớp, Sở GD&ĐT Hà Nội ngoài việc yêu cầu dành số lượng đề dự trữ còn điều động phương án xử lý nếu công tác in sai đề có sai sót.
Trường hợp đề đã vào phòng thi có sai sót, trưởng điểm thi sẽ xử lý tình theo tùy tình huống cụ thể.
Ví dụ đề thiếu măt hay thiếu tờ thì phải bóc đề dự trữ để thay thế. Mỗi một môn thi có lượng đề dự trữ khoảng 2 túi đề. Tổng số đề dự trữ của mỗi điểm thi tương đương với 10%.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Ông nội 80 tuổi, mờ mắt đợi cháu làm bài thi "Cháu vượt vũ môn nên cả nhà tập trung dốc toàn lực cùng cháu. Từ giờ giấc, ngủ nghỉ... đều phải theo sát cu cậu từng tí một", ông cụ 80 tuổi chia sẻ Trong những ngày trực theo dõi kì thi THPT Quốc gia 2018 cùng phụ huynh đợi chờ thí sinh trước cổng trường, mặc mưa nắng vẫn kiên trì đợi...