Đông trùng hạ thảo Himalaya nguy cơ tuyệt chủng
Được thu hoạch quá mức và khí hậu biến đổi, số lượng đông trùng hạ thảo ở Himalaya bị giảm một cách nghiêm trọng.
Tại các nước châu Á, đông trùng hạ thảo được coi là thần dược. Dù khoa học phương Tây chưa chứng minh, người dân vẫn tin loại “thuốc” này chữa được mọi chứng bệnh, từ suy giảm khả năng giường chiếu đến ung thư. Người ta đun đông trùng hạ thảo trong nước để pha trà hoặc cho vào món canh, món hầm.
Do công dụng “thần kỳ” và khó khai thác, đông trùng hạ thảo vô cùng đắt đỏ. “Đây là một trong những sản phẩm sinh học giá trị nhất thế giới, đem đến nguồn thu đáng kể cho hàng trăm nghìn người thu hoạch”, nhóm nhà khoa học Đại học Stanford viết trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences.
Đông trùng hạ thảo được cho là “thần dược” trong đông y. Ảnh: SCMP.
Những năm gần đây, số lượng đông trùng hạ thảo ít đi đáng kể khiến giá cả càng leo thang. Ở Bắc Kinh (Trung Quốc), đông trùng hạ thảo đắt gấp ba lần vàng, SCMP đưa tin.
Để tìm hiểu nguyên nhân khan hiếm đông trùng hạ thảo, các nhà khoa học Đại học Stanford đã khảo sát 40 người làm nghề thu hái và buôn bán món hàng này. Họ đồng thời kiểm tra các công trình khoa học đã được công bố, bao gồm bài phỏng vấn hơn 800 người ở Nepal, Bhutan, Ấn Độ và Trung Quốc. Các yếu tố thời tiết, địa lý và điều kiện môi trường cũng được phân tích.
“Sử dụng dữ liệu của hai thập kỷ và bốn quốc gia, chúng tôi nhận thấy số lượng đông trùng hạ thảo giảm mạnh. Bên cạnh việc khai thác quá mức, biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân”, các tác giả cho biết.
Đông trùng hạ thảo chỉ xuất hiện ở độ cao trên 3.500 mét so với mặt nước biển và hình thành khi các loại nấm ký sinh trên ấu trùng bướm dần gây chết vật chủ. Để phát triển, đông trùng hạ thảo cần môi trường lạnh song mặt đất không bị đóng băng vĩnh viễn.
Video đang HOT
“Nhiệt độ mùa đông ấm lên đáng kể từ năm 1979 đến 2013 khiến đông trùng hạ thảo bị ảnh hưởng”, nhóm nghiên cứu Đại học Stanford lý giải. Trong số 4 quốc gia Nepal, Bhutan, Ấn Độ và Trung Quốc quanh dãy Himalaya, Bhutan có khí hậu ấm lên nhiều nhất với nhiệt độ trung bình mùa đông tăng từ 3,5 đến 4 độ.
Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo không tự di chuyển lên vùng núi cao để đối phó với sự thay đổi khí hậu nên càng bị suy giảm về số lượng.
Trước nguy cơ đông trùng hạ thảo tuyệt chủng, các nhà khoa học khuyến cáo con người nên chuyển sang sử dụng các loại thảo dược khác. Ngoài tác động đến môi trường, đông trùng hạ thảo khan hiếm còn gây ra khó khăn về mặt kinh tế và mâu thuẫn giữa những cá nhân sống nhờ nghề thu hái. Năm 2011, 19 người Nepal bị kết án do làm chết một nhóm nông dân trong lúc tranh chấp đông trùng hạ thảo.
Minh Nguyên
Theo VNE
Lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng cho biết cơ thể nạn nhân có chất độc dẫn đến rối loạn nhiều cơ quan, nhưng chưa rõ chất độc gì.
Hạt kỷ tử bổ ngang đông trùng hạ thảo nếu được ăn vào đúng thời điểm. Ai mất ngủ nếu chịu khó sử dụng đều đặn có thể ngủ xuyên đêm không bị tỉnh dậy.
Kỷ tử vốn là vị thuốc quen thuộc và nổi tiếng trong Đông y, không chỉ tốt cho sức khỏe, tăng cường xương khớp mà còn giúp ta ngủ ngon, chống lão hóa.
Đặc biệt với những ai mắc bệnh mất ngủ kinh niên, chỉ cần dùng vị thuốc này mỗi tối, chất lượng giấc ngủ sẽ tốt lên, thậm chí không bị thức dậy giữa đêm.
Kỷ tử ăn đúng thời điểm được coi bổ ngang nhân sâm, hay đông trùng hạ thảo. Trước khi đi ngủ chính là thời điểm vàng ấy.
Các tác dụng chính của kỷ tử
Kỷ tử giúp tăng cường sức đề kháng. Chúng còn có thể bảo vệ gan và khôi phục lại sức khỏe của gan.
Nước ngâm kỷ tử có thể giúp mắt giảm các triệu chứng mệt mỏi, khô, chóng mặt... Đặc biệt đối với những ai dùng máy tính, di động mỗi ngày, mắt họ rất mệt mỏi, lúc này, một cốc kỷ tử sẽ làm giảm mệt mỏi.
Ai hay dùng máy tính, điện thoại có thể dùng kỷ tử để hạn chế mỏi mắt.
Kỷ tử còn hỗ trợ những người bị chứng gan thận hư yếu, thiếu máu, ù tai lâu ngày, đau lưng, yếu sinh lý...
Với thanh niên, chúng có tác dụng làm đẹp da chống lão hóa và giúp lên tinh thần.
Kỷ tử đặc biệt được người già ưa chuộng, vì ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe, chúng còn là giải pháp giúp họ có giấc ngủ ngon.
Với người già, chúng không chỉ hỗ trợ giấc ngủ, mà còn hạn chế hạ mỡ máu, ổn định huyết áp. Đặc biệt có thể trị triệu chứng như thiếu nước bọt, miệng khô, bí tiểu, ngũ tâm đều nóng, đổ mồ hôi trộm...
Vậy phải ăn kỷ tử thế nào để phát huy tác dụng tối đa?
Cách ăn tốt nhất là nhai trực tiếp, nếu không ăn được có thể ngâm vào nước rồi uống nước và ăn bã.
Người lớn nên ăn 20 hạt mỗi tối, rồi uống một cốc nước nguội.Trẻ em chỉ nên ăn 5 hạt.
Chú ý: kỷ tử vì nhiều chất bồi bổ nên dễ gây khó tiêu, những người nào cơ địa tỳ thấp hoặc táo bón lâu ngày ngày không nên ăn nhiều. Người cảm sốt, cơ địa viêm nhiễm hoặc đầy hơi chướng bụng không nên ăn.
Hoàng Oanh
Theo www.giadinhmoi.vn
5 dấu hiệu khác thường ở mái tóc đang ngầm cảnh báo một loạt vấn đề sức khỏe xảy ra trong cơ thể bạn Tóc rụng, tóc thưa mỏng dần hay tóc bị khô gãy... đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang có vấn đề. Ít ai biết rằng, chỉ cần nhìn vào sự phát triển của mái tóc cũng có thể biết được cơ thể của chúng ta có đang khỏe mạnh hay không. Một vài dấu hiệu khác...