Đồng Tháp: Trồng 120 cây ổi lạ, ra trái to bự bất thường, tưởng không ai dám ăn mà nhiều người ham ăn không tưởng
Ông Nguyễn Phước Thùy (ngụ ấp Vĩnh Bình A, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) trồng 120 cây ổi Mỹ. Ông Thùy trồng và phát triển vườn ổi từ 5 nhánh ổi giống được một người bà con mang về từ bên Mỹ cách đây 20 năm.
Tận dụng khoảng vườn quanh nhà ông Nguyễn Phước Thùy (ngụ ấp Vĩnh Bình A, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) trồng khoảng 120 gốc ổi.
Vườn ổi Mỹ trĩu quả, quả nào cũng to bự này là của ông Nguyễn Phước Thùy (ngụ ấp Vĩnh Bình A, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp)
“Cách đây 20 năm, một người bà con đã mang giống ổi này từ Mỹ về cho tôi 5 nhánh. Nhận thấy giống ổi ngon lại cho trái nhiều, trái to nên tôi đã chiết cành trồng thêm”- ông Thùy cho biết.
Theo ông Nguyễn Phước Thùy (ngụ ấp Vĩnh Bình A, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), mỗi cây ổi Mỹ sẽ cho 300- 400 trái/ năm. Tuy nhiên để đạt chất lượng tốt nhất chủ vườn sẽ tuyển bớt còn 150 trái/cây.
Nói không với các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, ông Thùy chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ: phân chuồng, sơ dừa,… nhờ vậy mà cây ổi Mỹ sinh trưởng, trái cũng giòn ngon.
Trái ổi Mỹ to nhất trong vườn nhà ông Nguyễn Phước Thùy (ngụ ấp Vĩnh Bình A, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) có trọng lượng trên 1kg.
Đặc biệt là phương pháp bao trái ổi Mỹ bằng túi ni lông bên trong lót thêm giấy, do chính chủ vườn nghĩ ra đã giúp trái ổi Mỹ bóng đẹp.
Ông Nguyễn Phước Thùy (ngụ ấp Vĩnh Bình A, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) bên vườn ổi trái ” khổng lồ” cho trái quanh năm.
Với giá bán 12.000 đồng/kg ổi Mỹ như hiện tại, ông Thùy “bỏ túi” hơn 80 triệu đồng mỗi năm.
Năng suất càng cao khi cây ổi Mỹ càng lớn.
“Tôi vừa nhận được giấy chứng nhận nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện tôi đã gửi mẫu ổi Mỹ để xét nghiệm và xin được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm”- ông Thùy “bật mí” thêm.
Đồng Tháp: Viết chữ lên giấy, vải,... xưa rồi, nay anh thầy giáo điển trai "hô biến" thư pháp trên lá sen cực phẩm
Với những ai yêu vẻ đẹp bình dị, sự e ấp của những đóa hoa sen vươn lên từ bùn lầy, hay thích những sản phẩm làm từ sen của tỉnh Đồng Tháp, chắc hẳn sẽ thích thú khi chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật thư pháp có 1 không 2 của một thầy giáo trẻ.
Từ lá sen, qua bàn tay tài hoa 1 thầy giáo (ngụ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Đó chính là những bức thư pháp trên lá sen. Những chiếc lá sen nhờ nét mực thư pháp mà trở thành một sản phẩm làm nức lòng du khách bốn phương khi đến với tỉnh Đồng Tháp.
Anh chính là Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Đam mê thư pháp từ nhỏ, viết thư pháp trên lá sen là cơ hội để thầy giáo Long, ngụ tại huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) thỏa sức sáng tạo.
Anh Long chia sẻ: "Tôi là một người viết thư pháp, từ lâu tôi nghĩ rằng mình cần tìm một chất liệu mới ngoài những chất liệu truyền thống để thể hiện. Khi viết thư pháp trên lá sen, tôi cảm thấy rất tự hào về vùng quê Đồng Tháp. Nơi đây có những những người con biết tận dụng rất nhiều các bộ phận của cây sen để làm nên nhiều sản phẩm".
Sử dụng chất liệu lá sen để viết thư pháp, thầy giáo Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình, (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) phải trải qua nhiều công đoạn.
Vào năm 2017, thay vì sáng tác trên chất liệu thông thường như: Giấy, vải, hai gốm,...người thầy giáo trẻ đã thử viết thư pháp lên chất liệu lá sen.
Theo thầy giáo Long, mỗi chiếc lá sen đều có những hình dạng đường gân khác nhau. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho các bức tranh thư pháp từ lá sen trở nên độc đáo hơn, nhưng đó cũng là thách thức cho anh mỗi khi sáng tác.
Sau khi thu hái về, lá sen sẽ được sấy khô bằng công nghệ hiện đại để giữ được hình dáng và màu sắc nguyên vẹn. Những chiếc lá sen sau khi được xử lý sẽ có độ bền trong nhiều năm.
"Một cái lá sen tươi sau khi hái từ đầm sen về thì mình không thể nào vẽ lên được. Nếu người làm phơi hoặc ủi thì lá sen sẽ bị ảnh hưởng, màu sắc không đẹp và độ dai, độ bền không đảm bảo để làm tranh hay viết thư pháp", thầy Long cho biết.
Đường gân trên lá sen tạo nên nét độc đáo của những bức tranh thư pháp, nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho nghệ nhân.
Để có được một bức tranh thư pháp đẹp, có hồn, người nghệ nhân thường phải trải qua gần chục công đoạn. Lá sen sấy khô sau khi chọn lựa sẽ được dán cố định để tạo nền, sau đó sẽ được phơi trong bóng râm từ 10-15 phút.
Tiếp đến là viết chữ thư pháp, đây được xem khâu kỳ công nhất. Bởi lá sen có nhiều gân nên đòi hỏi công đoạn viết phải có kỹ thuật nhất định, còn nội dung thì phải định hình trước. Chất liệu mực viết cũng phải khác so với chất liệu trên giấy, phải đảm bảo sao cho không bị phai, lem và phải nổi trên lá sen.
Tùy vào độ khó của từng bức thư pháp trên lá sen mà thầy Long phải mất từ 2-3 tiếng để hoàn thành cho một tác phẩm. Đối với những tác phẩm lớn, có khi thầy giáo này phải mất thời gian cả tuần để hoàn thành.
Mỗi bức thư pháp trên lá sen là cả quá trình tỉ mỉ của người nghệ nhân.
Thầy giáo Long cho hay: "Khi tôi viết thư pháp lên lá sen, cái khó là mặt gân của lá cản trở viết những đường nét hơn so với những chất liệu giấy thông thường. Khi chúng ta viết trên lá sen thì cần phải định hình trước bố cục, phần chữ và kỹ thuật lia bút sau cho hài hòa và mạch lạc".
Thầy giáo Long đến với bộ môn thư pháp như một cái duyên, từ khi còn học lớp 7. Và từ khi đến với nghệ thuật viết thư pháp lên lá sen, thầy giáo Long đã có nhiều cơ hội thể hiện sức sáng tạo và đam mê của mình trong địa hạt này.
Tính đến nay, thầy đã cho ra đời trên 400 bức thư pháp viết trên nền lá sen. Mỗi bức thư pháp của thầy giáo này có giá từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng, tùy vào kích cỡ của tranh, số lượng chữ và hình vẽ.
Tính đến nay, thầy đã cho ra đời trên 400 bức thư pháp viết trên nền lá sen.
Bình dị mà thanh cao, những bức tranh thư pháp của thầy giáo Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) tuy nhỏ bé nhưng mang đậm bản sắc vùng quê Tây nam bộ. Đâu đó trong từng tác phẩm còn là cả tâm huyết, sự trao gửi nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và hiện đại từ thầy giáo trẻ.
Cam miền Tây tăng giá mạnh Sâu bệnh khiến năng suất cam tại các nhà vườn miền Tây bị giảm nên giá tăng mạnh 5.000-6.000 đồng một kg. Tại các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang giá cam xoàn, sành hiện tăng 5.000-6.000 đồng mỗi kg so với tháng trước đó và tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Thương lái ở huyện Phụng...