Đồng Tháp: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh do vi rút Chikungunya
UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với các địa phương tăng cường công tác truyền thông về cơ chế lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Chikungunya để người dân biết.
Chikungunya là bệnh do virus được lây truyền sang người qua trung gian là muỗi Aedes nhiễm bệnh.
Để bảo đảm an toàn sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với các địa phương tăng cường công tác truyền thông về cơ chế lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Chikungunya để người dân biết, thực hiện.
Cùng với đó là theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh để có biện pháp phòng, chống kịp thời; trường hợp phát sinh các tình huống vượt quá thẩm quyền giải quyết, báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến thực hiện.
Video đang HOT
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chikungunya là bệnh do virus được lây truyền sang người qua trung gian là muỗi Aedes nhiễm bệnh.
Triệu chứng phổ biến của bệnh là sốt, đau khớp nghiêm trọng, đau cơ, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban; các biểu hiện lâm sàng của bệnh này giống như bệnh sốt xuất huyết và Zika.
Dịch bệnh Chikungunya đã lây lan nhanh sang 12 tỉnh, thành phố tại Campuchia và có khả năng tiếp tục lan rộng sang các địa phương khác (trong đó có 3 tỉnh giáp biên giới với Việt Nam là Tbong Khmum, Ta Keo, Kampot).
Chikungunya nguy hiểm đến mức nào?
Theo thông báo từ Bộ Y tế Campuchia về việc phát hiện hơn 1.000 trường hợp mắc Chikungunya, ngày 14/8, Bộ Y tế Việt Nam đã có thông báo yêu cầu các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh giáp ranh với Campuchia chủ động phòng chống dịch bệnh này.
Đội ngũ y tế Campuchia phun khử trùng ở những ngôi làng xuất hiện bệnh Chikungunya
Khoảng 1.000 người dân ở 12 tỉnh của Campuchia mắc căn bệnh với triệu chứng sốt bất thường, đau họng, khớp, nổi mẩn da, thậm chí nhiều người trong số đó co giật. Ngày 13/8, ngành y tế nước này cho biết bệnh do virus Chikungunya lây truyền qua muỗi Aedes gây ra.
Bắt đầu từ ngày 21/7, cơ quan y tế tại tỉnh Banteay Meanchey của Campuchia phát hiện 10 người phát một "bệnh lạ" với các triệu chứng sốt bất thường, đau họng, nổi mẩn da, đau khớp và co giật. Sau đó bệnh lan ra 12 tỉnh thành.
Thực tế, căn bệnh Chikungunya không còn lạ ở các nước thuộc châu Mỹ hay Ấn Độ Dương... Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, Chikungunya có một số dấu hiệu lâm sàng giống sốt xuất huyết và Zika, đều do muỗi gây ra. Tuy nhiên, hiện chưa có cách chữa trị Chikungunya, việc điều trị tập trung làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Báo cáo của Viện Pasteur TPHCM về virus này cho thấy, mầm bệnh tồn tại trên thế giới từ nhiều thế kỷ nhưng chỉ mới xuất hiện ở châu Mỹ lần đầu tiên vào cuối năm 2013 và gần đây nhất xuất hiện ở Campuchia.
"Chikungunya gần đây phát triển ở các nước có khí hậu thuận lợi như khu vực Đông Nam Á, do mật độ côn trùng trung gian phát triển, chủ yếu là muỗi Aedes. Tại Việt Nam, một ít nghiên cứu gần đây cũng đã xác định một tỷ lệ nhất định bệnh nhân nhiễm virus này", đại diện Viện Pasteur TPHCM cho biết.
Theo chuyên gia của viện, các dấu hiệu lâm sàng của việc nhiễm virus Chikungunya bao gồm các triệu chứng giống cúm không đặc hiệu và phát ban đi kèm với đau khớp, có thể kéo dài sau khi bệnh đã thoái lui. Tỷ lệ tử vong không cao nhưng có thể tăng ở các đợt bùng phát dịch lớn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phượng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM người mắc bệnh thường xuất hiện triệu chứng 3-7 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt, sau đó xuất hiện sốt và đau các khớp; các triệu chứng khác có thể là đau đầu, đau cơ, sưng các khớp và phát ban. "Bệnh Chikungunya thường không gây chết người, nhưng triệu chứng có thể trầm trọng và gây tàn phế như do đau khớp kéo dài"- bác sĩ Phương nói và cho biết, đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh nặng là trẻ sơ sinh bị nhiễm trong thời kỳ chu sinh, người lớn tuổi có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường hay bệnh tim mạch.
Theo các chuyên gia, hiện chưa có vắc xin phòng ngừa và không có thuốc đặc trị virus này nên chỉ điều trị triệu chứng.
Bình Phước chủ động phòng chống dịch bệnh Chikungunya Sở Y tế tỉnh Bình Phước yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai biện pháp chống dịch Chikungunya diễn biến phức tạp ở khu vực biên giới giáp Campuchia Ngày 13/8, bác sĩ Quách Ái Đức, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho biết, trước tình hình dịch bệnh Chikungunya diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới...