Đồng Tháp: Đem rơm chất vô nhà, nấm mọc chi chít, lời 14 triệu/tháng
Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hòa Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã vận động nông dân sau khi thu hoạch vụ lúa xong, ngoài dự trữ rơm để chăn nuôi còn vận động hội viên lấy rơm để trồng nấm.
Hiện trên địa bàn xã Hòa Thành có 15 hộ trồng nấm rơm trong nhà với 46 nhà nấm. Trong số đó, anh Ngô Tấn Dũng ngụ ấp Tân Long, xã Hòa Thành đầu tư 14 kệ giàn trồng nấm trong 5 nhà…
Nhà nấm của anh Ngô Tấn Dũng ở xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Nhờ đảm bảo nhiệt độ trong suốt quá trình nên nấm phát triển, năng suất đạt khá cao. Với giá bán thấp nhất là 50.000 đồng/kg, cao nhất là 65.000 đồng/kg, thậm chí những dịp rằm, lễ, Tết có giá 70.000 – 80.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Sau khi trừ chi phí và các khoản đầu tư, anh Dũng có thu nhập mỗi tháng từ 14 triệu đồng đến 16 triệu đồng.
Bình quân mỗi bó rơm cuộn 20kg được mua với giá 20.000 đồng; sau khi ủ và đóng thành bánh sẽ chất những bánh rơm lên kệ giàn 3 tầng, ủ chín khoảng 1 tuần sẽ cấy meo nấm; từ 7 – 10 ngày, mỗi bánh nấm rơm hái được 2 – 3kg nấm tươi và thu hoạch hơn nửa tháng.
Anh Ngô Tấn Dũng chia sẻ: “Mô hình trồng nấm rơm trong này có nhiều ưu thế như không chiếm nhiều diện tích trồng, không bị động về thời tiết thất thường; nắng nóng hay mưa nhiều cũng không bị ảnh hưởng…”.
Theo anh Dũng, trồng nấm rơm trong nhà khi mùa nước về, nhà nấm không bị ẩm ướt, đảm bảo được độ ẩm, ánh sáng nên năng suất và chất lượng của nấm rất tốt, an toàn, bán được giá cao.
Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình hiệu quả của Hội Nông dân xã Hòa Thành đang phát triển nhiều nhất trong huyện Lai Vung, có nhiều Hội Nông dân trong và ngoài huyện, các tỉnh bạn đến tìm hiểu kỹ thuật trồng nấm rơm và làm đầu mối mua sản phẩm sạch đưa vào hệ thống siêu thị ổn định thị trường.
Trồng nấm rơm trong nhà ở xã Hòa Thành đã và đang giúp nhiều nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Đồng Tháp: Nông dân trồng cây lạ hoắc, bán 500 ngàn/ký trái, 1 cây giống to bán tới 10 triệu
Sau 3 năm trồng và chăm sóc, đến nay, nông dân Nguyễn Văn Xuân - chủ cơ sở hoa kiểng Xuân Trang ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đã xử lý thành công để những cây chà là cho trái.
Các cây chà là trong vườn ông Nguyễn Văn Xuân, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đang cho rất nhiều trái
Giống chà là này được ông Xuân nhập về từ nước ngoài, trong vườn hiện có khoảng 50 cây và đã có gần 20 cây cho trái. Cây chà là trổ trái thành buồng, mỗi buồng có đến hàng trăm trái, trái sống có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, có thể ăn sống được, trái có vị ngọt thanh.
Các cây chà là ông Xuân đang trồng đã cho trái mùa đầu tiên vào năm ngoái và năm nay số lượng trái bắt đầu nhiều hơn. Hiện tại, mỗi ký trái chà là có giá lên đến 500 ngàn đồng nhưng số lượng khá khiêm tốn, cung không đủ cầu.
Ngoài bán trái chà là, cơ sở của ông Xuân còn cung ứng cây chà là giống với giá khá cao. Cây chà là chỉ bằng 1 gang tay nhưng giá lên đến 3 triệu đồng mỗi cây.
Các cây chà là này trồng trong khoảng thời gian từ 5 - 6 năm sẽ cho trái. Riêng những cây chà là có chiều cao hơn nửa mét sẽ trồng mau có trái hơn, trong khoảng thời gian từ 2 - 3 năm nhưng giá bán mỗi cây lên đến 10 triệu đồng.
Sự xuất hiện những cây chà là này một lần nữa cho thấy nông dân Sa Đéc luôn có sự tìm tòi để tạo ra sự mới lạ cho làng hoa và đây hứa hẹn sẽ là một nét mới lạ mang đến sự hấp dẫn với nhiều người khi có dịp đến với làng hoa Sa Đéc.
Chị bán hoa bật mí mẹo dễ nhất để phân biệt hoa sen và hoa quỳ tránh tiền mất mà rước cục tức vào người Sen và quỳ là hai loại hoa cùng họ nên rất giống nhau, chính vì thế nếu không chú ý kỹ càng, người mua sẽ khó phân biệt được đâu là sen, đâu là quỳ. Đến hẹn lại lên, cuối tháng 5 đầu tháng 6 là bắt đầu mùa sen. Những ngày này, đi trên những con phố ở Hà Nội không khó...