Động thái muộn màng của quan chức Hawaii hậu thảm họa cháy rừng
Người đứng đầu cơ quan quản lý khẩn cấp hạt Maui (Mỹ) Herman Andaya đã tuyên bố từ chức sau khi đối diện luồng chỉ trích từ người dân và truyền thông về cách đối phó với thảm họa cháy rừng khiến hơn 100 người thiệt mạng.
Vụ cháy vừa qua được coi là thảm họa tồi tệ nhất xảy ra tại Hawaii kể từ năm 1960. Ảnh: Independent
Thông cáo do người đứng đầu hạt Maui ( bang Hawaii) Richard Bissen đưa ra hôm 17/8 (giờ địa phương) cho biết: “Với mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang phải đối mặt, chúng tôi sẽ bổ nhiệm nhân sự khác vào vị trí quan trọng này càng nhanh càng tốt”.
Trước đó, ông Bissen khẳng định đã tiếp nhận đơn từ chức của ông Andaya với lý do sức khỏe. Quyết định từ chức có hiệu lực ngay lập tức.
Động thái này xuất hiện chỉ một ngày sau khi ông Andaya lần đầu lên tiếng trước truyền thông kể từ khi thảm họa cháy rừng xảy ra hơn một tuần trước khiến 2.200 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại, ước tính thiệt hại khoảng 5,5 tỷ USD. Vụ cháy tồi tệ nhất thế kỷ cũng khiến ít nhất 111 người thiệt mạng và hàng trăm người vẫn đang mất tích.
Video đang HOT
Một số cư dân Maui cho biết, nhiều nạn nhân có thể được cứu sống cứu nếu còi báo động khẩn cấp vang lên đúng lúc, nhưng cơ quan quản lý khẩn cấp hạt Maui do ông Andaya đứng đầu đã chọn không sử dụng chúng, nói rằng chúng sẽ không hiệu quả và gây nhầm lẫn.
“Người dân được hướng dẫn tìm kiếm vùng đất cao hơn trong trường hợp còi báo động vang lên”, ông Andaya nói trong cuộc họp báo hôm 16/8, song nói thêm rằng “nếu chúng tôi bật còi báo động trong đêm, chúng tôi sợ rằng mọi người sẽ chạy lên sườn núi và nếu đúng như vậy thì họ đã lao vào lửa rồi”.
Trong một diễn biến diễn ra cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, chính phủ liên bang đã huy động hàng trăm nhân viên cứu hộ và liên tục cung cấp viện trợ với hàng nghìn bữa ăn và các nhu yếu phẩm bao gồm cả chăn gối đến thị trấn bị tàn phá bởi giặc lửa này.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan tư pháp bang Hawaii Anne Lopez cho biết, sẽ chỉ định một bên thứ ba để điều tra, xem xét cách thức lực lượng chức năng địa phương ứng phó với thảm họa được coi là tồi tệ nhất xảy ra tại Hawaii kể từ năm 1960.
Giới chức Maui giải thích lý do không bật còi báo động trong thảm hoạ cháy rừng
Khi được hỏi về việc vì sao không có còi cảnh báo người dân khi các vụ cháy rừng xảy ra khiến nhiều người thiệt mạng, người đứng đầu Cơ quan Xử lý Khẩn cấp Maui (MEMA) Herman Andaya cho biết còi báo động ở phía Tây Maui được sử dụng chủ yếu trước thảm hoạ sóng thần.
Cảnh đổ nát sau thảm họa cháy rừng tại thị trấn Lahaina, đảo Maui, Hawaii, Mỹ, ngày 14/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài NBC, người đứng đầu MEMA hạt Maui ngày 16/8 đã lên tiếng bảo vệ quyết định không bật hệ thống còi báo động trong thảm hoạ cháy rừng xảy ra tại thị trấn du lịch Lahaina, bang Hawaii vào tuần trước. Các đám cháy đã cướp đi sinh mạng của 111 người và phá huỷ nhiều nhà cửa, cơ sở hạ tầng.
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo liệu ông có hối hận vì đã không kích hoạt hệ thống còi báo động hay không, Giám đốc Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quận Maui Herman Andaya trả lời: "Tôi không".
Theo ông Andaya, hệ thống còi báo động nằm ở ven biển, chủ yếu được sử dụng để cảnh báo sóng thần.
"Người dân được hướng dẫn sẽ đi lên phía vùng đất cao hơn trong trường hợp còi báo động vang lên. Nếu chúng tôi bật còi vào đêm hôm đó, chúng tôi sợ rằng mọi người sẽ lên phía sườn núi. Và nếu đúng như vậy, thì họ đã lao đầu vào lửa rồi", vị quan chức nhấn mạnh.
Theo danh sách thử nghiệm Hệ thống Còi báo động Cảnh báo Ngoài trời Toàn Tiểu bang đăng trên trang web của hạt Maui, cháy rừng là một trong những mối nguy hiểm mà chúng có thể được sử dụng, cũng như các cơn bão và núi lửa phun trào.
Đối với thảm hoạ cháy rừng vừa qua, MEMA đã triển khai 2 hệ thống cảnh báo khác, bao gồm Cảnh báo Khẩn cấp Không dây và Hệ thống Cảnh báo Khẩn cấp. Những hệ thống này gửi tin nhắn văn bản đến điện thoại, cũng như tin nhắn qua truyền hình và đài phát thanh.
Tuy nhiên, người dân ở phía Tây Maui cho biết họ gặp cảnh mất điện trước khi ngọn lửa bùng phát. Vào thời điểm đó, gió giật với tốc độ gần 100 km/h vào và các đường dây điện đã bị phá hủy.
"Họ không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào cho chúng tôi. Không có gì hết, không có còi báo động" Lisa Panis, một người dân sống tại Lahaina, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tuần trước.
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân của vụ cháy rừng vẫn chưa được xác định. Các quan chức cho biết ngọn lửa tàn phá Lahaina là một trong ba ngọn lửa bùng phát trên đảo vào ngày 8/8.
Tổng chưởng lý bang Hawaii Anne Lopez cho biết văn phòng của bà sẽ tiến hành "đánh giá toàn diện các chính sách ra quyết định" trước và trong các vụ cháy rừng.
Thảm họa cháy rừng ở Hawaii: Nhà chức trách điều tra về cách thức ứng phó với cháy rừng Ngày 11/8, Tổng chưởng lý bang Hawaii Anne Lopez cho biết chính quyền đang mở cuộc điều tra về cách thức xử lý các vụ cháy rừng kinh hoàng xảy ra ở bang này khi ngày càng có nhiều chỉ trích về cách ứng phó của chính quyền. Hiện số người thiệt mạng do cháy rừng tại đây đã tăng lên 80 người...