Cựu Thủ tướng Áo Sebastian Kurz bị buộc tội nói dối Quốc hội
Văn phòng công tố viên Áo về tội phạm kinh tế và tham nhũng (WKStA) ngày 18/8 cho biết, cựu Thủ tướng nước này Sebastian Kurz đã bị buộc tội đưa ra lời khai sai sự thật.
Cựu Thủ tướng Áo Sebastian Kurz. Ảnh: DW
Theo Reuters, cựu Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và cựu Chánh văn phòng Thủ tướng Bernhard Bonelli “bị cáo buộc đưa ra lời khai sai sự thật trước Ủy ban điều tra Ibiza tại Quốc hội Áo, liên quan đến cáo buộc tham nhũng trong chính phủ của ông”.
Phiên tòa xét xử ông Kurz sẽ bắt đầu vào ngày 18/10 và nếu bị kết tội, cựu Thủ tướng Áo có thể phải lĩnh án tù 3 năm, một tòa án ở Vienna cho biết trong một tuyên bố.
Video đang HOT
Trước đó, vào năm 2021, ông Sebastian Kurz đã tuyên bố từ chức Thủ tướng và mọi chức vụ chính trị khác sau khi bị điều tra xoay quanh cáo buộc tham nhũng và lạm dụng tín nhiệm.
Cựu Thủ tướng 36 tuổi cũng đối mặt với nhiều cuộc điều tra liên quan đến các cáo buộc khai man và sử dụng công quỹ để thực hiện các cuộc thăm dò dư luận giả mạo trên báo chí nhằm giúp ông lên nắm quyền hồi năm 2017.
Ông Kurz là Thủ tướng trẻ nhất châu Âu khi lên nắm quyền, đồng thời trước đó cũng là Ngoại trưởng trẻ nhất châu Âu vào năm 2013. Ông từng học luật tại Đại học Vienna và hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Áo.
Theo DW, ông Kurz đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn trên Twitter sau thông báo này, trong đó khẳng định những lời cáo buộc nhằm vào ông đều sai và bày tỏ mong muốn “sự thật cuối cùng được đưa ra ánh sáng và những lời buộc tội sẽ được chứng minh là vô căn cứ trước tòa”.
Áo và một số thành viên EU khác chặn đảm bảo an ninh cho Ukraine
Thủ tướng Áo Karl Nehammer tuyên bố rằng các nước thành viên EU vốn đang duy trì tính trung lập không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Các lãnh đạo quốc gia thành viên EU tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels ngày 30/6. Ảnh: Euronews
Tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, các nước thành viên chỉ nhất trí về "các cam kết an ninh trong tương lai" đối với Ukraine. Bảo đảm an ninh toàn diện không thành công do quyền phủ quyết của Áo và một số quốc gia EU khác không thuộc NATO.
Như vậy, tại thời điểm hiện tại, Ukraine không thể hy vọng vào những đảm bảo an ninh sâu rộng từ EU. Tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels cuối tuần này, 27 quốc gia thành viên chỉ có thể đồng ý về một tuyên bố mơ hồ về ý định đối với "các cam kết an ninh trong tương lai".
Lý do cho sự lựa chọn từ ngữ thận trọng là thái độ của các quốc gia như Áo, Ireland, Malta và Síp, những quốc gia không phải là thành viên của NATO.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer tuyên bố rằng các nước thành viên EU vốn đang duy trì tính trung lập không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine.
"Đối với chúng tôi, với tư cách là những quốc gia trung lập, rõ ràng là chúng tôi không thể đưa ra những đảm bảo an ninh như vậy", hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết.
Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, một số thành viên EU đã nhấn mạnh rằng EU nên tham gia vào các nỗ lực nhằm đảm bảo an ninh cho giai đoạn sau khi có thể kết thúc cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ví dụ, đó có thể là những cam kết cụ thể về viện trợ quân sự hoặc đảm bảo hỗ trợ trong trường hợp bị tấn công.
Tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh EU cũng chi tiết ở hai điểm khác: Thứ nhất, các quốc gia EU muốn hỗ trợ Ukraine nhiều hơn trong việc lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh hòa bình quốc tế mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể tổ chức tại Thụy Sĩ. Thứ hai, EU sẽ cung cấp hỗ trợ thêm cho Ukraine sau khi đập Kakhovka bị phá hủy, bên cạnh hỗ trợ bảo vệ dân sự đã được cung cấp.
Tóm lại, hiện tại EU không cam kết với Ukraine bất kỳ đảm bảo an ninh sâu rộng nào trong giai đoạn sau khi có thể kết thúc cuộc xung đột. Tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước thành viên chỉ có thể đồng ý tuyên bố mơ hồ về sự sẵn sàng đóng góp cho "các cam kết an ninh trong tương lai". Thuật ngữ này được hiểu là không có hỗ trợ quân sự trực tiếp, do đó nó được coi là "yếu hơn" so với đảm bảo an ninh.
Áo đóng băng 254 triệu euro tài sản của Nga Áo đã phong tỏa 254 triệu euro trong tài khoản các doanh nhân lớn của Nga trong khuôn khổ lệnh trừng phạt sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Thủ tướng Áo Karl Nehammer. Ảnh: AP Theo trang tin EURACTIV.de (Đức) ngày 23/5, số tài sản trên thuộc 97 tài khoản, trong đó có 5 tài sản...