Châu Phi đã nóng, giờ lại thêm “nóng”
Với tiềm năng, lợi thế trên nhiều lĩnh vực, kinh tế trên đà phát triển mạnh,… châu Phi được coi là khu vực quan trọng trong cán cân quyền lực toàn cầu.
Do đó, đây là nơi diễn ra sự cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt giữa các c ường quốc trong thế kỷ XXI. Có thể nói, cuộc chạy đua gây dựng hình ảnh tại “lục địa đen” chưa bao giờ nhanh và nóng đến thế với sự cạnh tranh gắt gao từ ba cường quốc là Mỹ, Nga và Trung Quốc. Cả ba đều đang tìm cách tạo dựng ảnh hưởng tại các lĩnh vực khác nhau bằng những cách làm khác nhau, thế nhưng đều với chung một mục đích: Bành trướng sức mạnh tại “lục địa đen”.
Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trong chiến lược toàn cầu, các đời Tổng thống Mỹ đều đưa ra chiến lược riêng đối với châu Phi: dưới thời Tổng thống Bill Clinton là “Đạo luật tăng trưởng và cơ hội cho châu Phi”, thời Tổng thống George Bush là “Sáng kiến thành lập Bộ Chỉ huy Quân đội Mỹ ở châu Phi” và với Tổng thống Donald Trump là “Chiến lược thúc đẩy thịnh vượng, an ninh và ổn định cho châu Phi”.
Tuy nhiên, các chiến lược này chưa đủ cơ sở để tạo dựng niềm tin mạnh mẽ, bền vững cũng như tầm ảnh hưởng đủ mạnh đối với các nước châu Phi. Với quyết tâm giành lại vị thế độc tôn tại châu Phi, cũng giống như những người tiền nhiệm, đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden cho triển khai “Chiến lược châu Phi thịnh vượng” nhằm mục tiêu: xây dựng tại “lục địa đen” một xã hội mở và dân chủ; thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch; hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng xanh, v.v.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Washington triển khai nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng hướng tới châu Phi; trong đó, phải kể đến chuyến thăm dài ngày tới một số nước châu Phi của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris hồi cuối tháng 3 vừa qua. Trong tuyên bố đầu tiên khi đặt chân tới Ghana – điểm đến đầu tiên trong chuyến công du châu Phi của nữ Phó Tổng thống Mỹ, bà khẳng định chắc nịch, Washington sẽ tăng cường đầu tư cho châu Phi để giúp châu lục này phát triển kinh tế. Bà nói: “Mỹ cam kết tăng cường hợp tác với châu Phi từ mọi khu vực tư nhân hay xã hội dân sự. Quan hệ đối tác của chúng tôi sẽ dựa trên sự cởi mở, thẳng thắn và chia sẻ lợi ích”.
Hội nghị Thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ II diễn ra trong hai ngày 27-28/7 tại cố đô St. Petersburg của Nga. Ảnh: Reuters.
Đây không phải là tuyên bố suông. Rõ ràng là Mỹ mong muốn nói thật, làm thật để bành trướng ảnh hưởng tại châu lục này. Đó là nỗ lực trước nay vẫn vậy nhưng lần này bối cảnh có khác đi, gấp rút hơn và khốc liệt hơn khi hai đối thủ lớn là Nga và Trung Quốc cũng đã “đánh hơi” được “miếng mồi” béo bở này.
Video đang HOT
Ông Daniel Russel, chuyên gia phân tích tại Viện Chính sách xã hội châu Á, nhận định rằng: “Châu Phi đã từng rất quen thuộc với những lời hứa của người Mỹ. Nhưng rồi trên thực tế họ đã phải thất vọng khi mọi việc không như mong đợi”.
Quan hệ giữa Mỹ và châu Phi đã bị bỏ quên dưới thời của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và đương kim Tổng thống Joe Biden đang phải sửa chữa sai lầm này. Vào tháng 12/2022, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – châu Phi, Washington đã cam kết tài trợ 55 tỉ USD cho châu Phi trong 3 năm. Và chuyến thăm lần này của Phó Tổng thống Kamala Harris lại là một lời cam kết chắc chắn nữa của Mỹ trong việc giành lại ảnh hưởng tại châu Phi.
Mỹ muốn nhân cơ hội một số nước châu Phi đang gặp khủng hoảng kinh tế, bị bầm dập sau đại dịch COVID-19 và những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine để chứng minh cho châu Phi rằng, mình không đến trong vai trò chủ nợ cho vay nặng lãi, mà là đối tác giúp phục hồi châu Phi.
Ông Isaac Kaldzi, chuyên gia của DW News, nhận định: “Rõ ràng là Mỹ đã bước vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington sẽ làm khác với cách Bắc Kinh làm. Đó là: Đặt châu Phi là đối tác công tư, minh bạch”. Còn về phản ứng chính thức, Nhà Trắng cho biết, những chuyến thăm châu Phi hướng tới việc hình thành các mối quan hệ hơn là chống lại ảnh hưởng của các quốc gia khác.
Trong khi đó, Nga cũng đang xúc tiến một kế hoạch lớn nhằm nâng tầm và thúc đẩy quan hệ với châu Phi. Việc tăng cường quan hệ với lục địa có 1,3 tỷ dân đang ngày càng quyết đoán trên trường quốc tế sẽ đem lại nhiều lợi ích trong bối cảnh nước Nga đang bị phương Tây o ép bằng hàng chục nghìn lệnh trừng phạt.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ II vừa diễn ra trong 2 ngày 27-28/7 tại cố đô St. Petersburg của Nga, Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin đã đưa ra nhiều tuyên bố đáng chú ý nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ với các quốc gia châu Phi. Tổng thống Vladimir Putin đã tái khẳng định rằng, trong vòng từ 3 – 4 tháng tới, Nga sẽ cung cấp miễn phí từ 25.000 – 50.000 tấn ngũ cốc cho 6 nước châu Phi. Ông tuyên bố, Nga sẽ luôn là nhà cung cấp nông sản quốc tế có trách nhiệm và sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia và khu vực có nhu cầu bằng cách cung cấp miễn phí ngũ cốc cùng các mặt hàng khác.
Cũng theo nhà lãnh đạo Nga, Moscow đã xóa tổng số nợ lên tới 23 tỷ USD cho châu Phi và theo yêu cầu mới nhất, sẽ phân bổ hơn 90 triệu USD cho các dự án tại châu Phi. Nga là một số ít cường quốc trên thế giới không có thuộc địa ở châu Phi hay các nơi khác, cũng như không tham gia vào buôn bán nô lệ trong lịch sử. Nga đã giúp đỡ bằng mọi cách có thể các dân tộc ở lục địa châu Phi để giành tự do và chủ quyền của họ.
Trong khi đó, đối tác Trung Quốc, vốn có ít liên quan tới châu Phi trong lịch sử, lại đang nỗ lực gây dựng ảnh hưởng thông qua ngoại giao kinh tế. Hiện Trung Quốc đã vượt xa Mỹ, trở thành đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của châu Phi với 254 tỉ USD trong năm 2021, gấp 4 lần thương mại Mỹ – châu Phi.
Để xây dựng hành lang kinh tế kết nối với Nam Á, Trung Đông, châu Phi và Địa Trung Hải qua Ấn Độ Dương, Trung Quốc xác định châu Phi là “mắt xích” quan trọng trong Dự án “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” (trong Sáng kiến Vành đai và Con đường – BRI). Theo đó, những năm gần đây, nước này đầu tư xây dựng một loạt cơ sở hạ tầng tại các khu vực quan trọng, gồm: đường ống dẫn dầu, đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển,… tạo vành đai kết nối với các trọng điểm kinh tế châu Phi.
Trung Quốc cũng hỗ trợ tài chính, kỹ thuật giúp các quốc gia châu Phi phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, viễn thông (5G), khai thác, chế biến khoáng sản, v.v. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc là quốc gia cung cấp miễn phí vaccine, vật tư y tế sớm nhất và lớn nhất với trị giá lên đến hàng tỉ USD cho châu Phi; tăng cường viện trợ không hoàn lại, cho vay lãi suất thấp, gia hạn hoặc xóa nợ để các nước châu Phi phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Phó Tổng thống Kamala Harris tỏ ra thoải mái khi gặp gỡ trẻ em đón chào bà ở sân bay quốc tế Kotoka tại Thủ đô Accra, Ghana ngày 26/3. Ảnh: Reuters.
Đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Trung Quốc coi trọng hợp tác với các nước châu Phi, nâng cao khả năng phối hợp đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, bảo vệ an ninh, ổn định khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tranh thủ cơ hội khi Nga còn đang bận rộn với cuộc xung đột tại Ukraine để tăng cường xuất khẩu vũ khí sang châu Phi.
Ông John Parachini, chuyên gia nghiên cứu quốc tế và quốc phòng tại RAND, nhận định: “Trung Quốc giống Nga ở chỗ họ quảng cáo các khí tài của mình như giải pháp thay thế một số sản phẩm phương Tây nhưng với chi phí thấp. Bắc Kinh đang tạo ra phân khúc vũ khí riêng tại châu Phi”. Bên cạnh xuất khẩu vũ khí, Trung Quốc cũng cung cấp các dịch vụ từ các nhà thầu an ninh tư nhân để bảo vệ mỏ, cảng biển và tuyến đường sắt.
Các nhà phân tích quốc tế cho rằng, vị thế và vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi ngày một gia tăng; bởi, khác với Mỹ trong quan hệ với lục địa này, Trung Quốc đề cao phương châm hợp tác: “bình đẳng, thiết thực, hiệu quả, cùng có lợi”; viện trợ kinh tế không gắn với các đòi hỏi về “dân chủ”, “nhân quyền”.
Chính điều đó giúp Trung Quốc được nhiều quốc gia châu Phi nhìn với con mắt “thiện cảm” hơn và lãnh đạo các nước châu Phi cũng coi Trung Quốc là bạn hàng, đối tác quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội.
Nga giải thích lý do không tham gia Giờ Trái Đất
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Nga sẽ không tham gia vào sáng kiến Giờ Trái Đất trong năm nay.
Quảng trường Đỏ ở Moskva tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái Đất ngày 27/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT ngày 25/3, Giờ Trái Đất do Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức, là biểu tượng cho cam kết của nhân loại đối với Trái Đất và được tổ chức hàng năm vào thứ 7 cuối cùng của tháng 3. Nga đã tham gia Giờ Trái Đất từ năm 2013.
Tuy nhiên, ông Peskov nói: "Năm nay, chúng tôi đã quyết định không tham gia vào hành động này". Ông cũng xác nhận rằng động thái này có liên quan đến việc WWF bị coi là đại diện nước ngoài ở Nga.
Bộ Tư pháp Nga đã đưa WWF vào danh sách các đại diện nước ngoài hồi đầu tháng 3. Theo bộ này, văn phòng của WWF ở Nga đã nhận tài trợ từ nước ngoài và cũng tìm cách gây ảnh hưởng đến các quyết định của cơ quan hành pháp, lập pháp Nga, làm gián đoạn các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp dưới chiêu bài hoạt động môi trường.
WWF đã cho biết họ sẽ kháng cáo quyết định của Bộ Tư pháp Nga tại tòa án. WWF cũng khẳng định rằng mục tiêu chính của mình là bảo tồn đa dạng sinh học hài hòa giữa con người và thiên nhiên. WWF tuyên bốt sẽ tiếp tục các hoạt động nhằm bảo tồn các loài và thiên nhiên có nguy cơ tuyệt chủng ở Nga.
Thay vào đó, một nhóm nhà sinh thái học Nga có tên là "Đội tuần tra xanh" đã kêu gọi chính quyền Nga, các doanh nhân và người dân bình thường tham gia hành động thay thế Giờ Trái Đất. Sáng kiến "Giúp đỡ Hành tinh" do nhóm này khởi xướng diễn ra vào thứ 7, ngày 25/3. Nhóm này cho rằng phong trào mới sẽ cho thấy rằng Nga vẫn sẵn sàng giúp đỡ Trái Đất và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách cẩn thận. Tuy nhiên, các quan chức Nga cho đến nay vẫn chưa có phản ứng gì với sáng kiến này.
WWF khẳng định vấn đề nước là ưu tiên toàn cầu Ngày 24/3, Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã hoan nghênh việc Hội nghị Nước Liên hợp quốc 2023 đưa vấn đề nước lên làm ưu tiên trong chương trình nghị sự toàn cầu. Công nhân làm vệ sinh mặt hồ tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 16/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN Trong tuyên bố gửi tới báo giới, ông Stuart Orr,...