Động lực vững chắc cho tăng trưởng

Theo dõi VGT trên

Sau giai đoạn khó khăn cuối năm 2022 và đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 đang trên đà hồi phục nhanh chóng.

Động lực vững chắc cho tăng trưởng - Hình 1

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn Tham vấn và giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam của Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF), đ.ánh giá kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 đang trên đà hồi phục nhanh chóng sau giai đoạn khó khăn cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Ảnh: Đoàn Hùng/PV TTXVN tại Mỹ

Khẳng định trên của ông Paulo Medas, Trưởng đoàn Tham vấn và giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam của Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF), khi trao đổi với phóng viên TTXVN tại Washington D.C, đã phần nào khái quát bức tranh với gam màu sáng chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay.

Nhiều chuyên gia quốc tế cũng khẳng định trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục sau “cú đ.ánh” của đại dịch COVID-19, song vẫn bấp bênh, với nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn, từ các cuộc xung đột địa chính trị, tới khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất, kéo theo những biến động về giá vàng, dầu mỏ, tỷ giá…, việc kinh tế Việt Nam trong 6 tháng qua đạt mức tăng trưởng 6,42% so với cùng kỳ năm ngoái rõ ràng là một kết quả rất tích cực và đáng ghi nhận.

Phát biểu khi cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại với khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn trong khuôn khổ Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Đại Liên 2024), hồi tháng 6 vừa qua, Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF đã một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam là “ngôi sao sáng đang phát triển nhanh của kinh tế thế giới”.

Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 đã phải đối mặt với nhiều sức ép lớn, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Ngoài các thách thức chung, nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với những khó khăn nội tại, trong đó có đà tăng của lạm phát (dù vẫn trong kiểm soát) khiến tổng cầu yếu, chậm hồi phục; giá vé máy bay tăng ảnh hưởng tới du lịch nội địa; tăng trưởng tín dụng thấp; xu hướng người dân đổ t.iền tiết kiệm vào vàng, ngoại tệ, khiến huy động vốn cho sản xuất kinh doanh suy giảm.

Tuy nhiên, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong quý II/2024 vẫn phục hồi mạnh, đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (3,84%) và vượt kịch bản (5,5 – 6%) mà Chính phủ đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP. Việc kinh tế Việt Nam bất chấp “những cơn gió ngược”, bức tốc cao hơn so với dự báo là minh chứng rõ nét cho thấy hiệu quả của các quyết sách, những hành động quyết liệt từ trung ương đến địa phương. Nói như ông Kim Yong Jae – Ủy viên thường trực Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC) thì “mức tăng trưởng kinh tế này chính là thành quả của sự nỗ lực của chính phủ và người dân Việt Nam”.

Chính sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đề ra, với quyết tâm cao nhất, kinh tế vĩ mô Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 đã được duy trì ổn định, xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh (14,5%), xuất siêu lớn, lên tới 11,63 tỷ USD, góp phần đảm bảo cán cân thanh toán.

Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi mạnh, nợ công và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều giới hạn, đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng HSBC cũng khẳng định với những thế mạnh của nền kinh tế, thị trường Việt Nam đã thực sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Video đang HOT

Trong khi đó, Trung tâm KRF – chuyên nghiên cứu các vấn đề toàn cầu, lý giải Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, với tư cách là trung tâm sản xuất cũng như có tầm quan trọng đối với kinh tế Đông Á, cung cấp môi trường đầu tư thuận lợi nhờ sự ổn định của chính phủ, tầm nhìn kinh tế được hoạch định rõ ràng, thực thi chính sách công bằng, ít rào cản đầu tư và cơ chế ưu đãi hấp dẫn.

Trong những năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, điển hình là việc ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, cũng như tích cực tham gia các hiệp định thương mại toàn cầu, qua đó củng cố vị thế của Việt Nam là điểm đến yêu thích của thương mại quốc tế.

Trong cuộc tọa đàm mới đây tại Bỉ, đại diện các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đều tin tưởng sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam. Chủ tịch EuroCham, ông Dominik Meichle khẳng định “Việt Nam đang mang lại nhiều cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp của chúng tôi”.

Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) trong quý I và II/2024, do EuroCham công bố, lần lượt là 52,8 điểm – mức cao nhất kể từ năm 2022 và 51,3 điểm, cho thấy doanh nghiệp châu Âu rất lạc quan về tiềm năng của Việt Nam. Trong khi đó, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN (USABC), cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho rằng số doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam trong năm 2024 có thể phá kỷ lục do đây là một quốc gia có sự ổn định, cởi mở, luôn sẵn sàng thực hiện các bước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư và sẵn sàng giải quyết những thách thức.

Ngoài ra, phải kể tới một số yếu tố quan trọng khác góp phần tạo ra “cú hích” cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, trong đó có mức độ tự do hóa tiếp cận thị trường cao, được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đ.ánh giá ngang hàng với Singapore – quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, cùng lực lượng lao động có chất lượng, chi phí hợp lý, đặc biệt là việc dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong giai đoạn 2022 – 2026 (theo khảo sát của Financial Times và Omdia hồi năm 2022 đối với 39 nước).

Chính những thành quả kinh tế đạt được nửa đầu năm 2024 đã mở ra kỳ vọng cho tăng trưởng những tháng cuối năm tốt đẹp hơn. Giới chuyên gia kinh tế cả trong và ngoài nước đều tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ “tiếp tục phục hồi” trong nửa cuối năm 2024. IMF dự báo do nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi từ cuối năm 2023 và tăng tốc mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024, nên nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 có thể chậm lại phần nào, song nhìn chung vẫn sẽ ở mức trên 6%, trong khi lạm phát có thể duy trì ở mức gần với mục tiêu đề ra là 4,5%. Các ngân hàng lớn như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Standard Chartered, HSBC cũng đều đưa ra mức dự báo tương tự.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng để đạt mức tăng trưởng như vậy, Việt Nam sẽ phải nỗ lực hơn nữa do còn nhiều yếu tố rủi ro rình rập, trong đó có biến động địa chính trị toàn cầu, đồng Việt Nam mất giá, t.iền lương khu vực công tăng có thể kéo theo nguy cơ lạm phát tăng. Do đó, hơn lúc nào hết Việt Nam cần cân bằng giữa phục hồi kinh tế với quản lý rủi ro, theo dõi chặt chẽ tình hình và sẵn sàng hành động trong trường hợp lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có thị trường vốn tốt, đòi hỏi có thể chế tốt, quản trị kinh tế minh bạch để hoạt động hiệu quả.

Kết quả khảo sát Chỉ số BCI của EuroCham giảm trong quý II/2024 cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang phải đối mặt với những rào cản pháp lý ở Việt Nam, do đó Việt Nam cần xác định một số cải cách quan trọng, trong đó có đơn giản hóa quản lý hành chính, tăng cường khung pháp lý, cải thiện cơ sở hạ tầng…

Với những động lực vững về kinh tế trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2024, dư luận đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng chắc của “đất nước hình chữ S”. Trong đ.ánh giá đưa ra tháng 6 vừa qua, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ) tin tưởng khi nhu cầu toàn cầu phục hồi và Việt Nam dần giải quyết được những khó khăn, kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng tốc.

Việt Nam và Pháp tiến hành Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, thực hiện thỏa thuận giữa chính phủ hai nước Việt Nam và CH Pháp, Kỳ họp lần thứ 8 Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt - Pháp đã diễn ra ngày 17/5 tại thủ đô Paris.

Việt Nam và Pháp tiến hành Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế - Hình 1

Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương dẫn đầu tham dự Kỳ họp lần thứ 8 Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt - Pháp. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương và Bộ trưởng Ngoại thương, Thu hút nước ngoài, Pháp ngữ và người Pháp ở nước ngoài, Franck Riester, đã đồng chủ trì kỳ họp này, với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, các đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, thành phố Hà Nội, tỉnh Ninh Bình và các đối tác Pháp.

Phát biểu tại kỳ họp, Bộ trưởng Frank Riester nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại thường niên năm nay đối với hai nước, vốn có mối quan hệ năng động, được hình thành qua nhiều thập kỷ hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, ông cho rằng mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong 11 năm quan hệ đối tác chiến lược vừa qua, hai nước vẫn cần nỗ lực để tiếp tục đạt được tiến bộ mới, cùng nhau đối mặt với những thách thức toàn cầu, đồng thời đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới, bền vững hơn và toàn diện hơn.

Bộ trưởng cho biết nhờ vào hàng loạt cải cách đầy tham vọng về thuế, lao động và năng lực cạnh tranh kinh doanh trong 5 năm qua, Pháp đang là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất châu Âu. Trong khi đó, Việt Nam lại là một trong những nền kinh tế năng động nhất ASEAN và việc duy trì tốt sự tăng trưởng đã giúp nước này đối phó tốt với cuộc khủng hoảng hiện nay. Theo Bộ trưởng Frank Riester, Việt Nam đang ngày càng hiện diện trong các chuỗi giá trị ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cả hai nước cùng trong khu vực trọng yếu đối với sự cân bằng toàn cầu hiện nay. Việt Nam cũng là đối tác kinh tế chiến lược lớn của Pháp ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Trao đổi thương mại hai nước đã tăng hơn gấp đôi sau 10 năm với con số 7,6 tỷ euro được ghi nhận vào năm 2023. Đầu tư song phương cũng đã tăng đáng kể trong những năm gần đây với 1,5 tỷ euro vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Pháp vào Việt Nam. Bộ trưởng tin rằng các doanh nghiệp Pháp có thể hỗ trợ Việt Nam đạt được các tham vọng của mình và bày tỏ mong muốn cùng Việt Nam đạt được các mục tiêu về khí hậu đã đặt ra, trong đó phải kể đến mối quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) mà Pháp, thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), đã huy động 500 triệu euro để thực hiện. Bộ trưởng Frank Riester tin rằng những trao đổi hiệu quả trong kỳ họp này sẽ góp phần làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ song phương và mở đường cho sự hợp tác chặt chẽ và năng động hơn nữa giữa Pháp và Việt Nam.

Việt Nam và Pháp tiến hành Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế - Hình 2
Quang cảnh Kỳ họp lần thứ 8 Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt - Pháp tại thủ đô Paris. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp

Về phía mình, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của kỳ họp lần thứ 8 này vì đây là kỳ họp đầu tiên được tổ chức trực tiếp sau đại dịch COVID-19 và diễn ra trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp tiếp tục có những bước phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, an ninh-quốc phòng, đến thương mại-đầu tư, văn hóa-giáo dục, khoa học-công nghệ,...với nhiều dấu ấn quan trọng trong quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước. Kỳ họp lần này cũng được tiếp nối sau nhiều cuộc gặp gỡ, điện đàm trong năm 2023 giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước, là cơ hội để hai bên trao đổi sâu về chiến lược, chính sách kinh tế liên quan, những vấn đề về quan hệ đa phương, song phương, trong đó có các chương trình, dự án hợp tác đầu tư được hai bên đặc biệt quan tâm trong thời gian qua và giai đoạn tới.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, kể từ thời điểm kỳ họp lần thứ 7 đến nay, tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục có nhiều chuyển biến sâu sắc và phức tạp. Một số bất ổn, mâu thuẫn kéo dài giữa các chủ thể về địa chính trị, sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ đã bùng phát thành xung đột vũ trang, tác động nhiều mặt đến môi trường an ninh, phát triển của các nước, trong đó Việt Nam và Pháp cũng không nằm ngoài tác động, ảnh hưởng của những thách thức này. Tuy vậy, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước thời gian qua luôn là trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược, vẫn đạt được những bước phát triển đáng ghi nhận.

Pháp tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 4, nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU) và dẫn đầu châu Âu về cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi cho Việt Nam. Thực tế cũng cho thấy hai quốc gia còn nhiều tiềm năng hợp tác cần được khai thác và phát triển trên nhiều mặt, đa dạng về hình thức. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng các cơ chế hợp tác song phương Việt Nam - Pháp, trong đó có Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế cần được tích cực thúc đẩy nhằm góp phần đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với định hướng và điều kiện ở mỗi nước, hướng tới một quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi cho hai nước trong tương lai.

Việt Nam và Pháp tiến hành Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế - Hình 3
Bộ trưởng Ngoại thương, Thu hút nước ngoài, Pháp ngữ và người Pháp ở nước ngoài, Franck Riester phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 8 Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt - Pháp. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp

Nhân kỳ họp lần này, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng chia sẻ với đối tác Pháp về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên tăng năng suất và đổi mới, sáng tạo và phát triển kinh tế số... Thứ trưởng cho biết để phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đang thực hiện cơ cấu lại theo hướng giảm đầu tư công trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư.

Cùng với đó, Việt Nam thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng yếu, nhất là hạ tầng giao thông và năng lượng, dự án kinh tế số, chuyển đổi số, phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo an ninh nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sự lan tỏa lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các vùng, miền.

Về định hướng đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng cho biết sẽ được gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, theo đó ngân sách trung ương dành nguồn lực tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (bao gồm vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triền của nhà nước và các khoản vốn vay khác của nhà nước), Việt Nam sẽ được kiểm soát chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tư, kế hoạch trả nợ và những tác động của vay vốn để ổn định kinh tế vĩ mô như cân đối ngân sách, lạm phát, dư nợ công, dư nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ,...; tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Để tiếp tục tạo điều kiện cho việc thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, Việt Nam đang nỗ lực tập trung hoàn thiện khung pháp lý thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Tại kỳ họp này, hai bên nhận định quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp đạt được nhiều tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên trao đổi thẳng thắn về chiến lược, chính sách kinh tế liên quan, những vấn đề quan hệ đa phương, song phương, trong đó có các chương trình, dự án hợp tác đầu tư được hai bên đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Hai bên cũng đã xác định phương hướng ưu tiên hợp tác trong thời gian tới bao gồm ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học-công nghệ, phát triển công nghiệp bán dẫn... Phía Pháp cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm trong thời gian tới, đáp ứng các ưu tiên phát triển của Việt Nam.

Trước tình hình kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều thách thức, khó khăn, các chương trình, dự án hợp tác của hai bên có thể bị ảnh hưởng ít nhiều về tiến độ thực hiện và giải ngân, song với quyết tâm của Chính phủ, bộ/ngành Việt Nam cùng với sự đồng hành của các tổ chức đối tác bên cạnh Chính phủ Pháp, hai bên tin rằng quan hệ hợp tác song phương chắc chắn sẽ được tiếp sức, phát huy mạnh hơn so với tiềm năng vốn có.

Việt Nam và Pháp tiến hành Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế - Hình 4
Lãnh đạo AFD phát biểu tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương và đoàn công tác. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp

Trước đó, làm việc với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Thứ trưởng Trần Quốc Phương và đoàn công tác đã trao đổi về các dự án có sử dụng vốn AFD. Phía Pháp mong muốn đẩy mạnh các dự án phù hợp với tiêu chí lựa chọn của hai bên để sớm đưa vào thực hiện.

Đối với các dự án còn vướng mắc, AFD mong muốn Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư tạo điều kiện hơn nữa để các dự án sớm được triển khai.

Phía Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn AFD tiếp tục đồng hành hỗ trợ cho các dự án mà phía Việt Nam quan tâm và đang có khó khăn về nguồn lực; đề nghị AFD tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nhằm cải thiện, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để sớm đưa các dự án đi vào cuộc sống, tiếp tục thu hút các nguồn lực đặc biệt của EU như các khoản viện trợ không hoàn lại, tiếp tục hỗ trợ các dự án có sử dụng vốn vay của AFD trong giai đoạn tới, đẩy nhanh các thủ tục nhận diện dự án mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Taliban cấm phụ nữ cất tiếng nói ngoài đường phố
19:25:29 29/08/2024
Thiếu niên Ấn Độ tuyệt thực 3 ngày đòi mẹ mua iPhone gây tranh cãi
16:00:31 30/08/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Kamala Harris tăng cường tiếp cận cử tri gốc Arab
22:20:36 29/08/2024
Điện Kremlin: Ông Trump đã đúng khi nói về chiến sự Nga-Ukraine
11:18:59 29/08/2024
Lầu Năm Góc lên tiếng sau khi Ukraine tổn thất chiến đấu cơ F-16 đầu tiên
13:35:45 30/08/2024
Hàn Quốc tăng cường phòng thủ đối phó với hệ thống tên lửa mới của Triều Tiên
16:00:39 29/08/2024
Vị trí nữ tỷ phú giàu nhất thế giới đổi chủ
20:08:37 30/08/2024
Cháy rừng đẩy Canada vào Top 4 nước phát thải carbon nhiều nhất thế giới
08:54:11 30/08/2024

Tin đang nóng

Chồng cũ Hằng Du Mục đăng đàn chê vợ cũ thua Thu Ruby 1 điểm?
15:53:05 30/08/2024
Quang Linh Vlogs chê quà, Hằng Du Mục đáp trả có 1-0-2, Tôn Bằng chỉ biết ước
15:51:14 30/08/2024
Hằng Du Mục tẩu tán sạch 50 tấn táo đỏ trong mega live, ngơ ngác không thể tin
16:51:48 30/08/2024
Kỳ Duyên giải thích phát ngôn gây tranh cãi 'chưa từng đọc hết cuốn sách nào'
15:52:18 30/08/2024
Thiện Nhân bỏ qua bàn tán đồng giới lập gia đình, khen 'mộng chè' 1 câu nức nở?
17:05:49 30/08/2024
Danh tính nhân vật "tiếp tay" khiến Hằng Du Mục thay đổi, Tôn Bằng có hối hận?
16:58:57 30/08/2024
2 vụ nổ rung trời ở Nghệ An: 6 nhà lân cận sơ tán, 2 người đến dọn dẹp gặp nạn
17:07:58 30/08/2024
"Chải" Long Vũ bất ngờ nói thương được Thu Hà Ceri đáp lại, CĐM liền mong 1 điều
16:28:27 30/08/2024

Tin mới nhất

Các nhà khoa học phát hiện hơn 1.700 virus chưa từng được biết đến trong băng tan chảy

21:11:54 30/08/2024
Phát hiện này vừa được đăng trên tập san Nature Geoscience ngày 26/8. Những lõi băng này được bảo quản tại địa điểm có nhiệt độ -31 độ C tại một viện nghiên cứu ở Columbus, Ohio (Mỹ).

Namibia dự kiến g.iết 83 con voi để phân phát thịt cho người dân vùng hạn hán

21:08:47 30/08/2024
Bộ Môi trường Namibia cảnh báo, tình trạng hạn hán nghiêm trọng có thể dẫn đến gia tăng các vụ động độ giữa con người và động vật hoang dã nếu cơ quan chức năng không hành động.

Hàn Quốc thúc đẩy cải cách lương hưu và y tế

21:06:24 30/08/2024
Để thực hiện hiệu quả cải cách y tế, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã công bố kế hoạch đầu tư ít nhất 10.000 tỷ won (tương đương 7,5 tỷ USD) trong 5 năm tới.

Indonesia: Tài xế xe ôm công nghệ đình công, biểu tình do các vấn đề phúc lợi

21:02:10 30/08/2024
Ông Igun hy vọng các công ty công nghệ trực tuyến tôn trọng nguyện vọng của các đối tác như một phần của các đề xuất cần thiết trước khi áp dụng các chính sách có liên quan.

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, giá các kim loại hiếm tăng vọt

20:55:35 30/08/2024
Đặc biệt, sau khi Trung Quốc công bố lệnh hạn chế xuất khẩu, giá antimon đã tăng hơn 5% lên 25.000 USD/tấn, gấp đôi so với mức 12.000 USD/tấn vào cuối năm ngoái.

Citi: Apple sẽ vượt Nvidia để thống trị thị trường cổ phiếu AI

20:40:07 30/08/2024
Mặc dù iPhone 16 sẽ khởi đầu kỷ nguyên AI của Apple, nhưng chính việc ra mắt iPhone 17 vào năm 2025 mới sẽ thúc đẩy một cơn sốt bán hàng sắp tới.

Động đất có độ lớn 5,9 tại bán đảo Kamchatka của Nga

20:30:25 30/08/2024
Bán đảo Kamchatka nằm ở vùng Viễn Đông của Nga. Nơi đây nổi tiếng với những cụm núi lửa lớn, là một điểm đến du lịch hấp dẫn và được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản Thế giới.

FDA Mỹ phê duyệt tiêm vaccine ACAM2000 ngừa đậu mùa khỉ cho người nguy cơ cao mắc bệnh

20:28:10 30/08/2024
Quyết định mới nhất của FDA được đưa ra sau khi Emergent BioSolutions nộp đơn lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đăng ký đưa vaccine ACAM2000 vào danh mục khuyến cáo sử dụng khẩn cấp.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong quý II

20:22:20 30/08/2024
Trong lần cập nhật số liệu mới nhất này, hoạt động chi tiêu và nhập khẩu được điều chỉnh tăng lên, nhưng nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh, xuất khẩu và chi tiêu của chính phủ lại bị điều chỉnh giảm xuống.

Iran vẫn tiếp tục làm giàu uranium lên gần mức đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân

20:20:38 30/08/2024
Hồi đầu tháng 6, IAEA đ.ánh giá Iran đang tăng cường năng lực hạt nhân và Hội đồng Thống đốc IAEA đã thông qua nghị quyết kêu gọi Tehran tăng cường hợp tác với cơ quan này, cũng như cho phép các thanh sát viên đến Iran.

Hàn Quốc dự kiến kế hoạch phát hành trái phiếu kỷ lục

20:18:32 30/08/2024
Con số kỷ lục này gây bất ngờ trong bối cảnh thị trường dự đoán chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ thắt chặt tài chính để hạn chế phát hành trái phiếu.

Bầu cử Chủ tịch đảng cầm quyền tại Nhật Bản: Kỳ vọng cải thiện bất bình đẳng giới

20:14:47 30/08/2024
Trong khi đó, bà Noda được cho đã có cuộc gặp riêng với cựu Tổng Thư ký LDP Toshihiro Nikai hôm 22/8 để tìm kiếm sự ủng hộ trong nội bộ đảng nhằm đạt được điều kiện cần để được công nhận là ứng cử viên chính thức tham gia tranh cử.

Có thể bạn quan tâm

Hiếm hoi mới lộ diện, Hyun Bin lại được khuyên nên tiết chế làm điều này

Sao châu á

21:54:26 30/08/2024
Sáng nay (30/8), Hyun Bin có màn tái xuất trước công chúng tại sự kiện ra mắt sản phẩm mới của một thương hiệu đồ uống do nam tài tử làm đại diện.

Liverpool chiêu mộ sao Juventus giá rẻ bất ngờ

Sao thể thao

21:53:45 30/08/2024
Chiesa đã từ chối nhiều lời đề nghị từ nhiều đội bóng lớn ở châu Âu, trong đó có Barcelona để gia nhập Liverpool.

Hà Nội: Thót tim cảnh xe buýt bị tông lật xuống mương, nhiều người thoát c.hết

Xã hội

21:50:40 30/08/2024
Sau cú va chạm mạnh với xe tải, xe buýt chở 12 hành khách đã bị lật xuống mương. Vụ việc xảy ra vào ngày 29/8 tại thôn Kim Bồng, xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) khiến 3 người bị thương.

Nhan sắc của ma nữ sexy nhất màn ảnh Việt

Hậu trường phim

21:46:14 30/08/2024
Mỹ nhân phim Làm giàu với ma sở hữu nhan sắc và vóc dáng đáng ngưỡng mộ. Nhan sắc xinh đẹp của Diệp Bảo Ngọc, nữ chính phim Làm giàu với ma.

Mạnh Kiên chàng trai 'gia trưởng', sơ hở 'phỏng vấn' hẹn hò tại Đảo Thiên Đường

Trẻ

21:37:36 30/08/2024
Mạnh Kiên là cái tên thu hút sự quan tâm của CĐM thời gian gần đây bởi anh sở hữu những nét tính cách khó chịu vô cùng tận . Profile đằng sau của Mạnh Kiên cũng khiến người ta ngạc nhiên khi anh là Á vương 3 Manhunt International 2022.

Vận mệnh an lành, sự nghiệp thăng hoa: Ai sinh ngày âm lịch này đều được hưởng phúc

Trắc nghiệm

21:04:42 30/08/2024
Theo quan niệm phong thủy, ngày sinh âm lịch ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của mỗi người. Đặc biệt, những người sinh vào những ngày âm lịch kết thúc bằng số này thường được cho là sẽ có một cuộc đời đầy may mắn và thành công.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 18: Đào bị giang hồ đ.ánh

Phim việt

20:46:28 30/08/2024
Tập 18 Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa , tất cả mọi người tập trung ở xóm trọ để chuẩn bị những khâu cuối cùng cho vở kịch tình chị em .

Long Vũ dắt Thu Hà Ceri về nhà bày tiệc, thái độ "mẹ chồng" Vân Dung ra sao?

Sao việt

20:43:26 30/08/2024
Được đẩy thuyền nhiệt tình với Long Vũ trong phim, nhưng ngoài đời Thu Hà Ceri đã là hoa có chủ. Nhiều người tiếc nuối vì không được thấy cô nàng trở thành con dâu thực sự của nghệ sĩ Vân Dung.

Hành trình "lột xác" của Rhyder ở Anh trai "say hi"

Tv show

20:41:44 30/08/2024
Tại sân khấu Anh trai say hi , Rhyder thể hiện được khả năng hát, rap, sáng tác, chơi nhạc cụ. Nam rapper còn nhận được sự tin tưởng của nhiều anh trai khác khi đảm nhận vai trò đội trưởng.

Tăng Phúc hát ca khúc mới ở tour diễn mở màn 'Từ đây... Từ nay...' tại Đà Lạt

Nhạc việt

20:34:31 30/08/2024
Vào 1/9 sắp tới, Tăng Phúc sẽ tổ chức đêm diễn đầu tiên trong chuỗi music tour Từ đây... Từ nay... tại TP Đà Lạt với sự tham gia của 3 khách mời đặc biệt: Lê Hiếu, Ái Phương và Dương Edward.

Nhật Bản: Hoạt động đường sắt và hàng không vẫn gián đoạn do bão Shanshan

20:11:19 30/08/2024
Tương tự, công ty JR West cũng hủy các chuyến tàu giữa Hakata với Hiroshima và dừng nhiều chuyến tàu cao tốc nối Hiroshima và Shin-Osaka trong ngày 30/8.