Động lực khiến ngày càng nhiều quốc gia triển khai ETA
Thái Lan gần đây công bố nước này sẽ áp dụng hệ thống Giấy phép du lịch điện tử ( ETA) cho những du khách được miễn thị thực (visa) từ tháng 12 năm nay.
Khách du lịch tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan ở thủ đô Bangkok. Ảnh: THX/TTXVN
Điều này đồng nghĩa với việc công dân từ 93 quốc gia nằm trong nhóm được nhập cảnh miễn thị thực vào Thái Lan sẽ phải đăng ký ETA trước chuyến đi của họ.
ETA là gì?
Ông Aaron Wong, nhà sáng lập trang web du lịch The MileLion, cho biết ETA là một dạng sàng lọc trước với các du khách miễn thị thực. Theo ông Wong, ETA khác với visa bởi dành cho những trường hợp lưu trú ngắn hạn.
Video đang HOT
Theo ông, việc đăng ký ETA không quá khó khăn. Ông phân tích: “Không giống như thị thực truyền thống, thường phải trải qua quá trình phỏng vấn, điền nhiều giấy tờ và trực tiếp đến đại sứ quán, ETA thường áp dụng trực tuyến và được cấp trong khoảng thời gian ngắn”.
ETA thường được cấp trong vài tiếng đồng hồ và trong một số trường hợp thậm chí được tính chỉ bằng phút.
ETA cũng được kết nối điện tử với hộ chiếu của du khách đến du lịch hoặc công tác ngắn ngày. Trong khi đó, thị thực thường dành cho đối tượng ở lâu dài hơn với mục đích đặc thù như học tập hoặc làm việc.
Những quốc gia áp dụng ETA
Các quốc gia đã áp dụng ETA từ lâu bao gồm Australia, Canada và Mỹ, nơi có Hệ thống cấp phép du lịch điện tử (ESTA).
Ngoài Thái Lan, một số quốc gia trong năm nay cũng lập kế hoạch triển khai hệ thống này. Nhật Bản cũng có kế hoạch áp dụng ETA của riêng mình. Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị triển khai sáng kiến quản lý biên giới mới có tên Hệ thống thông tin và cấp phép du lịch châu Âu (ETIAS), đối với du khách nhập cảnh không cần thị thực vào 30 quốc gia châu Âu trong thời gian lưu trú ngắn.
Các quốc gia áp dụng ETA bởi nhiều lý do khác nhau, một trong số đó là an ninh. Các quốc gia có thể sử dụng đơn xin ETA để đánh giá sức khỏe, hồ sơ phạm tội và lịch sử du lịch của du khách.
Một lý do khác để triển khai ETA là để các quốc gia có thể thu phí từ mỗi du khách, vì hầu hết các đơn xin ETA đều đi kèm với một khoản phí hành chính.
Phí đối với ETA của Australia là 20 đô la Australia (332.000 đồng), trong khi Mỹ tính 21 USD (516.000 đồng), New Zealand là 17 đô la New Zealand (260.000 đồng). Tuy nhiên, Thái Lan không tính phí cho ETA.
Ngoài việc tăng doanh thu, ETA cũng đơn giản hóa quy trình nhập cảnh tại các trạm kiểm soát nhập cảnh.
Anh ra mắt giấy thông hành điện tử giống của Mỹ
Vương quốc Anh ngày 9/3 thông báo triển khai cơ chế cấp Giấy Thông hành Điện tử (ETA). Hành khách đến từ Qatar sẽ là những người đầu tiên được sử dụng loại giấy tờ này từ tháng 10 tới.
Chính phủ Anh cho biết việc cấp ETA sẽ giúp các cửa khẩu biên giới hoạt động hiệu quả hơn và an ninh hơn. Bộ trưởng Di trú Robert Jenrick cho biết: "Củng cố biên giới là một trong những ưu tiên cao của chính phủ. ETA sẽ tăng cường an ninh biên giới bằng cách tăng sự hiểu biết của chúng tôi về người muốn đến Anh và ngăn chặn những đối tượng đặt ra mối đe dọa".
Theo ông Jenrick, ETA cũng giúp cải thiện đi lại cho những du khách hợp pháp, những người đến từ các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) là những người đầu tiên được hưởng lợi từ quy định mới này.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2024, ETA sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các du khách nước ngoài có đủ điều kiện miễn thị thực trong thời gian lưu trú ngắn ngày, bao gồm cả những người đến từ châu Âu. Hiện nay, người đến từ châu lục này và các nước như Mỹ và Australia không cần điền bất cứ một giấy tờ nào để được vào Anh.
Mỹ cũng có một cơ chế tương tự, mang tên Hệ thống điện tử cấp giấy phép du lịch vào Mỹ (ESTA). Chính phủ Anh cho biết giống như với ESTA, quá trình nộp hồ sơ sẽ diễn ra qua mạng Internet. Hầu hết du khách sẽ nộp hồ sơ qua ứng dụng trên điện thoại và nhận được "quyết định rất nhanh". Khi được cấp ETA, các cá nhân sẽ có thể nhập cảnh nhiều lần vào Anh trong vòng 2 năm, song chính phủ không nêu rõ chi phí nộp hồ sơ sẽ như thế nào.
Sau thời gian thử nghiệm ban đầu với Qatar, cơ chế này sẽ được mở rộng cho các du khách đến từ các nước khác trong GCC và Jordan từ tháng 2/2024. Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch khởi động một loại giấy phép điện tử tương tự vào năm tới.
Công chúa Thái Lan nhập viện Cung điện hoàng gia Thái Lan cho biết trong một tuyên bố ngày 15/12 rằng Công chúa Thái Lan Bajrakitiyabha đang trong tình trạng ổn định sau khi nhập viện vì vấn đề về tim. Công chúa Bajrakitiyabha năm 2020. Ảnh: Reuters Theo kênh CNN, Công chúa Bajrakitiyabha (44 tuổi) bất tỉnh vào sáng sớm 14/12 ở tỉnh Nakhon Ratchasima (Đông Bắc Thái...