Đồng hành cùng người “lái đò” đưa “con chữ” đến bản cao

Theo dõi VGT trên

Có đến tận nơi, chứng kiến tận mắt cuộc sống ở vùng cao, biên giới mới thấy hết những khó khăn, thiệt thòi của các em nhỏ nơi đây.

Nhiều em đầu trần, chân đất, không có quần áo ấm để mặc trong mùa đông. Nhiều em phải đi lao động từ khi còn rất nhỏ. Với các thầy cô giáo cũng vậy, họ xa nhà, xa gia đình, thiếu thốn đủ thứ, họ coi trường là nhà, coi học trò là những đứa con. Thấu hiểu được những khó khăn của cô trò, chương trình thiện nguyện thường niên mỗi năm một lần với cái tên “sưởi ấm bản cao” đã góp phần “sưởi ấm” con đường đến trường cho các em nhỏ nơi địa đầu tổ quốc.

Theo chân người “lái đò”

Từ thị trấn Mèo Vạc đi thêm 51km nữa, xuôi theo những sườn núi quanh co, những dốc cao dựng đứng ẩn hiện trong mây trắng là đến xã Thượng Phùng. Nếu Mèo Vạc là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang thì xã Thượng Phùng là 1 trong 3 xã giáp biên giới hẻo lánh nhất của huyện này. Mùa đông ở nơi đây rất lạnh, cái lạnh băng giá đến thấu xương. Có những ngày mây mù giăng kín, có những ngày mưa tầm tã cả buổi.

Đồng hành cùng người lái đò đưa con chữ đến bản cao - Hình 1

Con đường đến xã Thượng Phùng vô cùng gian nan

Trường PTDTBT tiểu học Thượng Phùng nằm ở lưng chừng núi, đây là trường chính của toàn xã. Do địa hình đi lại quá khó khăn và xa xôi nên phải đặt thêm 13 điểm trường tiểu học và 15 điểm trường mẫu giáo ở các bản làng xa, có nơi xa nhất cách trường chính đến 18km.Tại trường chính, các em được học bán trú, tức là ở lại trường từ thứ 2 đến thứ 6 cùng thầy cô. Công việc của các thầy cô giáo lúc này không phải chỉ là dạy chữ nữa, mà trở thành người cha, người mẹ, chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ, các kỹ năng tự chăm sóc bản thân, tự sinh hoạt cá nhân hằng ngày… Ở các điểm trường lẻ còn vất vả hơn nhiều lần, con đường đến trường của cả thầy lẫn trò gian nan, đường xa, dốc cao, ổ gà, ổ trâu, hôm nào mưa thì trơn trượt rất nguy hiểm. Khó khăn là vậy, nhưng hành trình mang “con chữ” đến bản cao của các thầy cô nơi đây chưa khi nào trùn bước. Thương học trò thiếu thốn, các thầy cô lại đi kêu gọi, huy động các nhà hảo tâm từng tấm chăn, từng chiếc áo ấm. Khi các em đau ốm bất chợt, cũng chính các các cô, các thầy luôn ở bên chăm sóc, thuốc thang…

Đồng hành cùng người lái đò đưa con chữ đến bản cao - Hình 2

Những “đứa con” đáng yêu của thầy cô trường PTDTBT tiểu học Thượng Phùng

Thầy Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng trường PTDTBT tiểu học Thượng Phùng – Mèo Vạc – Hà Giang chia sẻ: “Khi vừa xuất ngũ năm 1994, tôi đến Mèo Vạc, được tiếp xúc với học sinh và người dân ở đây, tôi đã thấu hiểu những khó khăn của họ và đã quyết định gắn bó với mảnh đất này. Hiện tại, dù được nhà nước quan tâm nhưng do điều kiện nơi đây quá khắc nghiệt nên các em học sinh vẫn còn thiếu thốn rất nhiều. Một số điểm trường xây dựng từ lâu giờ đã xuống cấp, tại điểm trường bán trú thì vẫn thiếu phòng, bàn ghế, giường tầng, chăn, màn, đệm… Nhà trường cần lắm những nhà từ thiện, những mạnh thường quân hỗ trợ giúp đỡ để điều kiện sinh hoạt và học tập của các em học sinh được tốt hơn.”

Kết nối những trái tim

Video đang HOT

Thấu hiểu sự khó khăn, vất vả của thầy trò nơi địa đầu tổ quốc. Vừa qua, chương trình thiện nguyện “sưởi ấm bản cao” đã tổ chức đến trao quà cho các điểm trường trên địa bàn xã Thượng Phùng vào ngày 12/03/2022. Tổng chi phí cho chương trình lần này khoảng 1,3 tỉ đồng, dùng để tài trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo 2 điểm trường tiểu học Lủng Chư và Mỏ Phàng thuộc trường tiểu học Thượng Phùng, cũng như xây mới thêm 5 khu vệ sinh của 5 điểm bản thuộc trường mầm non Thượng Phùng. Ngoài ra còn tài trợ hơn 1300 xuất quà cho các cháu học sinh như đồng phục, sách vở, bút, cùng quà tặng cho nhà trường như: xốp trải sàn cho mầm non, bóng điện, dây điện, bồn nước inox, ống dẫn nước HPDE, đồ chơi cho học sinh mầm non… Đây là chương trình tổ chức thường niên mỗi năm 1 lần bắt đầu từ năm 2009. Nhóm này sẽ lựa chọn một điểm xã của một trong những huyện miền núi khó khăn nhất để trao tặng, hỗ trợ bằng nhiều hình thức cho các trường học trên địa bàn. Chương trình là sự kết nối của những “tấm lòng vàng” trên diễn đàn otofun.net. Mọi người tham gia đều tự đóng góp cả t.iền, vật chất lẫn công sức của mình. Mấy năm gần đây có thêm sự hỗ trợ của các tổ chức khác nữa.

Đồng hành cùng người lái đò đưa con chữ đến bản cao - Hình 3

Những món quà thiết thực gửi tới các điểm trường trong chương trình “sưởi ấm bản cao”

Đồng hành cùng người lái đò đưa con chữ đến bản cao - Hình 4

Khi tham gia, dù ở vị trí nào, các thành viên đều lăn xả không nề hà bất cứ việc gì

Chương trình “Sưởi ấm bản cao” chỉ là một trong rất nhiều những hoạt động thiện nguyện của nhiều đoàn, tổ chức, cá nhân muốn đem “tấm lòng” của mình trao gửi đến những nơi còn khó khăn, muốn mang “lửa” từ trái tim mình sưởi ấm cho những nơi còn “lạnh giá”.

Trao đổi với Ông Ngô Mạnh Cường – Phó chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc được biết thêm: Trên toàn huyện Mèo Vạc có 54 trường học các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Trong đó chỉ có 4 trường trung tâm, còn lại là các điểm trường lẻ. Điều kiện của 4 trường trung tâm bớt khó khăn hơn, những điểm trường ở các xã xa thì thiếu thốn đủ thứ. Thường 1 năm có nhiều đoàn thiện nguyện về địa phương, như năm 2021 tổng kinh phí nhận được vào khoảng trên dưới 30 tỉ. Tuy nhiên, do điều kiện nơi đây là vùng đặc biệt khó khăn (có 18 xã thì 17 xã đặc biệt khó khăn). Riêng các xã biên giới: Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ mây mù bao phủ đến 6 tháng, đường đi vô cùng gian nan nên không có điều kiện phát triển kinh tế. Ông cũng thay mặt cho chính quyền địa phương, người dân và các cháu nhỏ gửi lời cảm ơn đến đoàn thiện nguyện “Sưởi ấm bản cao” cũng như các “tấm lòng nhân ái” đã đến với Mèo Vạc, chia sẻ bớt khó khăn cho người dân nơi đây.

Mong rằng, có nhiều hơn những “trái tim nhân ái” đến với người “lái đò”, để chặng đường đưa “con chữ” đến bản cao bớt đi những con sóng gập gềnh, để con đường đến trường của các em nhỏ nơi đây được bằng phẳng hơn, để mùa đông trên vùng núi biên cương bớt “lạnh” phần

"Học trò còn đ.ánh n.hau, dọa thầy cô... còn phải dạy chữ "lễ" trong trường"

"Ngày nào mà các hiện tượng học trò đ.ánh n.hau, rủ nhau đua xe, dọa đ.ánh thầy cô... còn xảy ra thì còn cần dạy chữ "lễ" trong trường học".

Nên lược bỏ chứ không loại bỏ "lễ" trong trường học

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Nam (Đại học Bristol, Vương quốc Anh), làm việc cho Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu - AVSE Global, chia sẻ với Dân trí quan điểm về vấn đề nên hay không nên loại bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ hậu học văn" tại các trường học.

Anh Hoàng Nam nói: "Tiên học lễ, hậu học văn" là một phương châm giáo dục từ xa xưa, xuất phát từ quan điểm của Nho giáo. Như vậy ngày nay, "lễ" có nên loại bỏ không? Tôi cho rằng vừa nên và vừa không nên, điều này cần được triển khai ở các bậc học khác nhau. Nghi lễ, lễ giáo thuộc về phạm trù truyền thống. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cần được thực hiện thông qua những lời nói, cử chỉ, trong đời sống hàng ngày".

Học trò còn đ.ánh n.hau, dọa thầy cô... còn phải dạy chữ lễ trong trường - Hình 1

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Nam cho rằng Nên lược bỏ chứ không loại bỏ "lễ" trong trường học. (Ảnh: NVCC)

Anh Nam lấy ví dụ về biểu hiện của "lễ" trong cách xưng hô. Ở các quốc gia Á Đông phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc vẫn giữ việc xưng hô theo thứ bậc xã hội từ bao đời nay. Thế nhưng ở các quốc gia phương Tây như Anh Quốc, Hoa Kỳ, cách xưng hô vai vế không được sử dụng trong ngôn ngữ thường nhật mà chỉ dùng trong những trường hợp trang trọng. Học sinh bậc phổ thông thường gọi giáo viên bằng họ, kèm các t.iền tố như Dr, Mr, Ms khi ở trên lớp và được phép gọi tên riêng trong những dịp thân mật.

"Đối với một quốc gia coi trọng "lễ" như ở Việt Nam, những phép tắc lễ nghĩa cần phải được giữ lại, bởi đó là một phần của việc giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc và giáo dục đóng vai trò tối quan trọng trong nghĩa vụ thiêng liêng này.

Mặt khác, việc lược bỏ các thủ tục lễ tiết một cách phù hợp cũng nên được triển khai, đặc biệt ở các bậc học cao hơn. Giản lược lễ tiết cũng nhằm cởi bỏ sự gò bó, tăng sự thoải mái về tâm lý, từ đó tạo ra môi trường nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo trong quá trình học tập, nghiên cứu cho người học.

Sẽ cần có những nghiên cứu sâu và rộng hơn để đ.ánh giá tác động của chữ "lễ" trong giáo dục, ảnh hưởng tới quá trình học tập, nghiên cứu của học viên. Tuy nhiên, phương pháp "thầy/cô đọc, trò chép" không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Cách giao tiếp giữa người dạy và người học không nên chỉ từ một chiều, mà cần có sự trao đổi qua lại, tôn trọng lẫn nhau.

Giáo viên là người truyền thụ kiến thức, nhưng ngược lại, cũng chính là người thu nạp kiến thức. Người học trong quá trình học cũng có thể đưa ra góc nhìn mới về một vấn đề sẵn có hay thậm chí là đưa ra được những phát kiến mới.

Từ góc độ của một người đã trải nghiệm nhiều môi trường học tập và làm việc khác nhau, đối với tôi, một nhà giáo thành công không chỉ cung cấp thông tin cho người học, mà còn là người cổ vũ, động viên, kích thích người học đưa ra những quan điểm cá nhân, tư duy phản biện.

Những thông tin, quan điểm nào nên được chấp nhận phụ thuộc vào từng lĩnh vực, chuyên môn. Là những người truy cầu kiến thức, trong quá trình trao đổi học thuật có thể người dạy hoặc người học đưa quan điểm chưa chính xác, điều đó là bình thường, song, mọi quan điểm cần được tôn trọng.

Tuy nhiên, cần lưu ý là nên lược bỏ chứ không loại bỏ "lễ" trong môi trường học tập tại Việt Nam. Bởi lẽ, sẽ là bình thường nếu một sinh viên nói chuyện với giáo viên ở trường bằng tiếng Anh: "Hello Harry" hay "Hey Oscar" khi được cho phép. Song tôi không nghĩ là sẽ có nhiều thầy cô giáo ở Việt Nam cảm thấy thoải mái khi nghe học trò gọi một cách trống không: "Trang ơi" hay "Ê Trang". Đó là sự khác biệt về văn hóa!

Đối với tôi, quan điểm của GS Trần Ngọc Thêm là có cơ sở, sơ bộ mà nói thì là một ý kiến hay, nhưng có thể do cách truyền đạt hoặc thông tin chưa đầy đủ nên chưa rõ ý. Điều này khiến cho dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này", anh Hoàng Nam cho hay.

Xã hội cần người có lễ nghĩa nên học trò cần học "lễ"

Tiến sĩ Chu Đức Hà, làm việc tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: "Ngày nào mà các hiện tượng học trò đ.ánh n.hau, rủ nhau đua xe, dọa đ.ánh thầy cô... còn xảy ra thì còn cần dạy chữ "lễ" trong trường học".

Học trò còn đ.ánh n.hau, dọa thầy cô... còn phải dạy chữ lễ trong trường - Hình 2

Tiến sĩ Chu Đức Hà cho rằng "lễ" cũng quan trọng và cần phải truyền dạy giống như "Năm điều Bác Hồ dạy". (Ảnh: NVCC)

Theo Tiến sĩ Hà, ý nghĩa của câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn" cho tới thời đại ngày nay vẫn còn giá trị. So sánh giữa xưa và nay, anh Chu Đức Hà cho rằng,
"lễ" của Nho giáo là khuôn khổ cứng nhắc, không được phép làm trái hay xê dịch. Còn "lễ" của ngày nay là những quy định, quy tắc phù hợp, có tính mềm mỏng hơn nhưng vẫn là trụ cột của bất cứ môi trường xã hội nào, trong đó có trường học.

"Ngày xưa, thầy nói trò răm rắp nghe theo, còn ngày nay, nhiều ngôi trường phổ thông rất tích cực phát triển cái tôi của học sinh, đặc biệt là các trường ngoài công lập. Tuy nhiên, sự phát triển của cái tôi cũng cần nằm trong khuôn khổ cái ta chung của cả xã hội.

Vậy, thế nào là chuẩn mực của "lễ" trong trường học, chúng ta cần làm rõ và nên giữ lại những điều quan trọng nhất, giống như là "Năm điều Bác Hồ dạy", anh Chu Đức Hà cho hay.

Tiến sĩ Hà cho rằng, để phân định rạch ròi về "lễ" sao cho phù hợp giữa thầy và trò cần có góc nhìn, đ.ánh giá nhiều chiều để thấy được những tác động bên ngoài tới người thầy và người trò từ đó thấy được rằng môi trường giáo dục trong gia đình, xã hội cũng có những tác động tới hình thành nhân cách, thái độ, hành vi của mỗi cá nhân.

"Nhiều khi người học đã quen nếp sống thoải mái ở nhà, thích chơi thì chơi, ăn thì ăn, học thì học... Do vậy ở trường cần có những quy củ để "đánh thức" người học, như là đến giờ ăn trưa tập thể phải cùng ăn, đến giờ học là không được nghịch điện thoại... Những quy củ này giúp người học có tinh thần học tập tập trung hơn, đồng thời không hề ảnh hưởng tới tính sáng tạo của học trò mà ngược lại, rèn luyện tính kỷ luật", anh Hà nói.

Mặc dù vậy, Tiến sĩ Hà nhìn nhận luôn có hai mặt của một vấn đề, hiếm có vấn đề nào hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai triệt để. Là một người thầy, anh Hà thấy rằng bản thân anh luôn cần phải mở rộng tầm nhìn, liên tục đổi mới phương thức dạy học mới mẻ nhưng đồng thời vẫn cần gìn giữ, truyền đạt chữ "lễ" cho học trò vì xã hội cần những người biết cách cư xử, có lễ nghĩa và tôn trọng lẫn nhau.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

DJ Vi Milk bị bắt vì giúp tình trẻ buôn chất cấm: Hay đạo lý, nuôi em học bác sĩ
21:37:06 24/09/2024
Mỹ Tâm bị nói sến, liền lôi từ điển ra "giáo huấn" antifan, CĐM khen nức nở
20:39:57 24/09/2024
Đồng nghiệp tiết lộ số t.iền phẫu thuật của Kasim Hoàng Vũ: Lần đầu là 6 tỷ đồng, lần 2 chưa biết
22:14:28 24/09/2024
Hơn 3 triệu người xem Đường Yên diễn lố và kém sang trông như "đi chợ" tại Tuần lễ thời trang
23:27:04 24/09/2024
Nữ ca sĩ Vbiz công khai xin lỗi Lý Nhã Kỳ vì khiến đàn chị giận dữ đăng đàn nhắc thẳng tên
22:18:04 24/09/2024
Quyền Linh tiếc nuối khi tài xế bị mẹ đơn thân xinh đẹp từ chối hẹn hò
21:19:21 24/09/2024
Con gái Triệu Vy lộ diện đón t.uổi mới, ngoại hình hậu ở ẩn gây bất ngờ?
21:31:14 24/09/2024
Diệu Nhi đăng đàn cảnh cáo "tiểu tam" ve vãn Anh Tú
22:42:06 24/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

U20 Việt Nam thị uy sức mạnh trước Bhutan

Sao thể thao

23:34:28 24/09/2024
Bảo Long mở tỷ số sớm cho U20 Việt Nam ngay phút thứ 8. Sau pha đẩy bóng của thủ thành U20 Bhutan, cầu thủ lò PVF lập tức băng lên sút bóng từ tuyến hai.

P.him 1.8+ về Tấm Cám: B.ị c.hê nhiều sạn, vì sao thu 55 tỷ đồng sau 4 ngày?

Hậu trường phim

23:15:51 24/09/2024
Phim Cám ra rạp với nhiều ý kiến khen chê từ khán giả. Dù vướng tranh cãi, đây vẫn là tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại kinh dị có doanh thu mở màn tốt nhất trong lịch sử phim Việt.

Chi Bảo hạnh phúc ngọt ngào bên vợ kém 16 t.uổi, Linh Nga đọ sắc Hà Kiều Anh

Sao việt

23:00:00 24/09/2024
Diễn viên Chi Bảo túc trực bên vợ kém 16 t.uổi sau khi sinh em bé thứ 2. Chim công làng múa Linh Nga đọ sắc với hoa hậu Hà Kiều Anh.

"Cú tát" thâm sâu công chúa Kpop gửi đến kẻ đeo bám

Nhạc quốc tế

22:39:02 24/09/2024
Dù không ăn vận cầu kỳ, Jang Wonyoung vẫn chiếm trọn spotlight, trở thành nữ thần sân bay . Loạt topic về nhan sắc của Jang Wonyoung lần nữa chiếm trọn các diễn đàn Kpop.

Phim chữa lành mới chiếu đã nhận mưa lời khen, nữ chính đóng 2 vai xuất thần khiến netizen phát cuồng

Phim châu á

22:29:01 24/09/2024
Hiện tại, tỷ lệ thuận với rating khả quan là khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả dành cho Dear Hyeri, nhất là nữ chính Shin Hye Sun.

Ngậm ngùi hình ảnh người dân xếp hàng tiễn gần 400 chiến sĩ rời Làng Nủ sau 2 tuần tìm kiếm người mất tích

Netizen

22:22:47 24/09/2024
Chiều ngày 24/9, người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã chia tay gần 400 cán bộ, chiến sĩ trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Lộ thêm 5 Chị Đẹp mùa 2: Hoàng Yến Chibi, "bạn thân Sơn Tùng" và 1 "nữ hoàng" cát-xê 10 cây vàng/tháng

Tv show

22:21:52 24/09/2024
Tối 24/9, Fanpage Chị Đẹp Đạp Gió đã tiếp tục công bố thêm 5 cái tên tham gia chương trình năm nay. Khi 5 cái tên được hé lộ, phản ứng chung của cư dân mạng là... không bất ngờ.

Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống

Tin nổi bật

22:14:52 24/09/2024
Một nhà xe tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn bị hành khách phản ánh có hành vi bắt khách chuyển t.iền vé nhiều lần, đe dọa, xúc phạm khách.

"Người bạn bí ẩn" ngỏ ý đưa t.iền cho bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả

Pháp luật

22:14:49 24/09/2024
Chiều 24/9, luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát tiếp tục thẩm vấn các bị cáo liên quan trong vụ án.

Ấn Độ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên do biến thể 1b

Thế giới

21:08:28 24/09/2024
29 người thân và bạn bè của bệnh nhân, cùng 37 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân đều đang được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào trong số này có biểu hiện mắc bệnh.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người bí ẩn muốn giúp bà Lan khắc phục hậu quả gần 10.000 tỷ

Xã hội

20:59:00 24/09/2024
Vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục có những diễn mới, một người bạn của bà Trương Mỹ Lan muốn đứng ra trả khoản nợ 250 triệu USD và cho bị cáo mượn thêm 130 triệu USD khắc phục hậu quả.