Donald Trump và Hillary Clinton phản ứng về phản quyết của Toà Trọng tài
Ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, bà Hillary Clinton và đối thủ đảng Cộng hoà Donald Trump đã hối thúc các bên tôn trọng phán quyết của Toà Trọng tài về vụ kiện Biển Đông.
Bà Hillary Clinton đã hoan nghênh pháp quyết Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh vùng biển này có ý nghĩa “then chốt” đối với nền kinh tế Mỹ.
Trong một tuyên bố, cựu Ngoại trưởng Mỹ nêu rõ: “Mỹ có lợi ích lớn và lâu dài tại Biển Đông cũng như đối với hoạt động thương mại không bị ngăn cản. Do vậy, việc hoạt động thương mại tự do tại khu vực Biển Đông có ý nghĩa then chốt với nền kinh tế nước này. Điều quan trọng là tất cả các bên phải tuân thủ phán quyết trên và tiếp tục theo đuổi các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp”.
Cố vấn của ửng cử viên tranh cử tổng thống bên phía đảng Cộng hòa Donald Trump cho biết ông Trump cũng hối thúc tất cả các bên tôn trọng phán quyết của PCA trong vụ kiện của Phillipines.
Cùng ngày, các nghị sĩ Canada lên tiếng hoan nghênh Toà Trọng tài ra phán quyết có lợi cho Philippines. Thượng nghị sĩ Tobias C. Enverga Jr. nêu rõ: “Tôi rất hài lòng với phán quyết nhất trí của Tòa đối với 7 trong tổng số 15 điểm đệ trình của Philippines. Đây là một tuyên bố rõ ràng của cộng đồng quốc tế về việc yêu sách của Trung Quốc không được chấp nhận và rằng nước này đang cố gắng ép buộc các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế”.
Thượng nghị sĩ Enverga hối thúc Chính phủ Canada làm mọi việc trong khả năng của mình để đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan tuân thủ các công ước quốc tế. Ông cũng kêu gọi Chính phủ Trung Quốc thực thi nghĩa vụ theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển mà nước này đã phê chuẩn năm 1996.
Video đang HOT
Trước đó, Toà Trọng tài đã ra phán quyết ủng hộ Phillipines trong vụ kiện này, qua đó bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về “các quyền lịch sử” đối với những vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn” là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Trung Quốc không có “tư cách lịch sử” đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về “các quyền lịch sử” đối với những nguồn tài nguyên trong “đường 9 đoạn”.
Theo Danviet
Phán quyết của Toà Trọng tài: Bước tiến lớn của nhân loại về phân định biển
Ông Trần Việt Thái- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao nhận định, về cơ bản phán quyết Toà Trọng tài về vụ kiện Biển Đông chiều 12.7 tích cực, trong đó Toà ra phán quyết thế nào là đá, đảo được coi là bước tiến lớn của nhân loại về phân định biển.
Ông bình luận như thế nào về phán quyết Toà Trọng tài vừa đưa ra chiều 12.7 về vụ kiện Biển Đông?
Tôi cho rằng, về cơ bản phán quyết của Toà Trọng tài là tích cực. Đối với Philippines họ thắng lợi hầu hết các yêu cầu ngoại trừ một điểm Toà tuyên bố đá Gaven Bắc là đá chữ không phải là bãi có 12 hải lý. Hầu hết nội dung kiện đều được Toà trả lời chi tiết, trong đó đặc biệt quan trọng, Toà đã bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Toà tuyên bố, Trung Quốc không có quyền lịch sử ở Biển Đông. Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong đường 9 đoạn.
Đây là một thắng lợi rất lớn, nó sẽ làm giảm phạm vi tranh chấp và đó cũng là cách giải quyết vấn đề bằng biện pháp hoà bình.
Phán quyết ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam, thưa ông?
Tôi chưa thể nói được nó sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào, bởi chưa có đánh giá đầy đủ về tất cả các nội dung của phán quyết.
Tuy nhiên, việc Toà bác đường lưỡi bò là bước quan trọng cho thấy Trung Quốc không có cơ sở để khẳng định chủ quyền mà họ đã phi lý áp đặt trên hầu hết Biển Đông.
Phán quyết của Toà Trọng tài cũng tạo ra bước ngoặt khi lần đầu tiên Toà đưa ra được một quy chế tiến bộ, phân định thế nào là đảo, là đá. Đây là bước tiến lớn của nhân loại về phân định biển.
Ngoài ra, Toà cũng đã làm rõ về cơ sở pháp lý với rất nhiều hành động trên biển. Cụ thể với Việt Nam thì còn phải nghiên cứu thêm.
Ông dự đoán Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào sau phán quyết?
Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của Toà. Hôm nay Trung Quốc cũng đã đưa máy bay ra Trường Sa, họ báo động lực lượng của họ cả về trên biển lẫn trên đất liền. Hiện hành động của Trung Quốc chưa rõ ràng, nhưng chúng ta phải theo dõi sát tình hình và nâng cao cảnh giác.
Theo ông, căng thẳng Biển Đông sẽ diễn biến ở cấp độ nào sau phán quyết?
Đây là vấn đề lâu dài. Theo nhận định của cá nhân tôi, thời gian tới Biển Đông như thế nào thì phải theo dõi thêm. Tôi cho rằng, Trung Quốc còn phải tính đến nhiều nhân tố khác. Đặc biệt, còn phải xem cách ứng xử của chính quyền Philippines và khả năng kiềm chế của Trung Quốc.
Xin cảm ơn ông!
"Việt Nam cần nghiên cứu kỹ hơn những tuyên bố của Toà Trọng tài, song ủng hộ những phán quyết phù hợp với luật pháp quốc tế và lợi ích của Việt Nam. Phán quyết của Toà Trọng tài gần như có lợi cho Philippines, bất lợi cho Trung Quốc, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh pháp lý lâu dài. Việc Philippines đưa Trung Quốc ra toà và đạt được sự ủng hộ của luật pháp quốc tế và cộng đồng quốc tế cho thấy Philippines đã thắng lợi về chiến lược".- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường- chuyên gia bình luận quốc tế nhận định.
Theo Danviet
Trung Quốc kêu gọi tổng tấn công phán quyết của Toà Trọng tài Trung Quốc đã kêu gọi truyền thông trong nước tổng tấn công phán quyết của Toà Trọng tài tuyên bố về vụ kiện Biển Đông trong chiều nay. Trung Quốc đã cho biết họ sẽ từ chối bất kỳ phán quyết từ tòa án, lập luận rằng "Toà không có thẩm quyền để phân xử chủ quyền lãnh thổ". Mặc dù từ chối...