Donald Trump: Đã đến lúc hàn gắn chia rẽ trong lòng nước Mỹ
Một trong những truyền thống của nền dân chủ Mỹ, đó là dù cuộc chiến giữa hai ứng viên của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa có diễn ra kịch liệt như thế nào, thì sau cuộc bầu cử, người dân Mỹ vẫn sẵn lòng hoan nghênh người chiến thắng và trao cho họ một cơ hội mới để bắt đầu mọi việc.
Đã tới lúc ông Trump cần “hàn gắn chia rẽ” trong lòng nước Mỹ.
Rạng sáng ngày 9.11, ông Donald Trump xuất hiện trước hàng ngàn người ủng hộ. Với một dáng vẻ điềm đạm và giọng điệu từ tốn, ông tuyên bố thắng cử, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu của mình trên cương vị tổng thống là hàn gắn chia rẽ bên trong nước Mỹ.
Ông Donald Trump muốn tận dụng cơ hội này, thậm chí hướng tới những người vốn phản đối ông để nhờ họ giúp đỡ và hướng dẫn. Trong bài phát biểu của mình, ông đưa ra thông điệp: “Giờ là lúc nước Mỹ hàn gắn những vết thương của sự chia rẽ. Đã đến lúc chúng ta ngồi lại cùng nhau như một dân tộc thống nhất. Tôi muốn cam kết với mọi công dân của đất nước này rằng tôi sẽ là tổng thống của mọi người Mỹ, và điều đó rất quan trọng đối với tôi. Đối với những ai đã không dành sự ủng hộ cho tôi trong cuộc bầu cử vừa qua, tôi mong muốn nhận được sự dẫn dắt và giúp đỡ của các bạn để chúng ta có thể cùng chung tay vì sự đoàn kết của đất nước vĩ đại này”.
Tuy nhiên, sau ngày bầu cử, những cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra ở các thành phố trên khắp nước Mỹ, từ New York, Chicago, Los Angeles đến Richmond, Portland… Bất chấp những lời kêu gọi các cử tri hãy chấp nhận chiến thắng của ông Donald Trump từ bà Hillary Clinton và Tổng thống Barack Obama, những người ủng hộ đảng Dân chủ vẫn tổ chức biểu tình, tuần hành qua các đường phố với những khẩu hiệu chỉ trích những câu bình luận thô lỗ của ông Trump về phụ nữ và quan điểm tấn công vào người nhập cư. Nhiều người bày tỏ sự thất vọng, thậm chí lo sợ rằng ông Trump sẽ thực hiện cam kết của mình, trục xuất người nhập cư không có giấy tờ.
Trong quá khứ, ông từng nhiều lần bị cáo buộc với những phát biểu gây tổn thương tới phụ nữ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Donald Trump muốn giải quyết tình trạng chia rẽ hậu bầu cử, ông phải hòa nhập với số đông, trở thành một trong số họ. Điều đó cần bắt đầu việc ông sẽ không bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra bà Clinton, bởi khởi tố các đối thủ chính trị là thủ đoạn của những nhà độc tài, nó không thuộc về lãnh đạo của một đất nước tự do.
Ông Trump đã nói một cách nồng nhiệt về bà Clinton trong bài diễn văn chiến thắng của ông sáng sớm thứ Tư: “Bà Hillary Clinton đã nỗ lực rất nhiều trong một thời gian dài, và chúng ta nợ bà một niềm cảm kích to lớn vì những đóng góp của bà cho đất nước này”.
Video đang HOT
Điều này rất dễ nghe, nhưng ông cần phải làm rõ rằng ông sẽ chấp nhận kết luận của FBI liên quan tới việc bà Clinton sử dụng một email riêng tư để trao đổi công việc không phải hành vi phạm tội và rằng ông sẽ không sử dụng bộ máy thực thi pháp luật của quốc gia như một công cụ để giải quyết mâu thuẫn chính trị.
Tiếp theo, ông cần từ bỏ ý định trục xuất 11 triệu người di cư bất hợp pháp, những người đã sống, làm việc và xây dựng gia đình ở nước Mỹ được nhiều năm bởi điều này sẽ tạo ra một cơn ác mộng. Nó sẽ khiến các gia đình, cộng đồng bị chia cắt. Thay vì việc xây dựng một bức tường dọc theo biên giới với Mexico, ông Trump nên cải thiện an ninh biên giới và các cơ chế để đảm bảo người nhập cư không bị quá hạn thị thực.
Cuối cùng, Donald Trump cần phải thông báo rằng ông sẽ không theo đuổi vụ kiện chống lại những người phụ nữ từng cáo buộc ông tội lạm dụng tình dục sau nhiều lần sử dụng những ngôn từ gây tổn thương, hận thù khi nói về phụ nữ trong quá khứ.
Theo danviet
Di sản Obama đứng bên bờ vực dưới thời Donald Trump
Nhiều di sản về chính sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama khó đứng vững bởi người kế nhiệm ông, tỷ phú Donald Trump, có thể dễ dàng đảo ngược chúng.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10/11 gặp mặt Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: AP
Trong quãng thời gian vận động tranh cử, tỷ phú Donald Trump từng không ít lần ngụ ý muốn phá vỡ những di sản mà Tổng thống Mỹ Barack Obama dày công gây dựng. Nhà tài phiệt New York đe dọa xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran hay tái lập những biện pháp trừng phạt mà ông Obama đã nới lỏng đối với Cuba. Ông Trump cũng không đồng tình với việc Tổng thống Obama triển khai binh sĩ Mỹ ở nước ngoài để chống các nhóm Hồi giáo cực đoan, theo Reuters.
Ông Obama từng mong muốn truyền lại các di sản để đời cho ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton, người mà ông tin tưởng và đã nỗ lực ủng hộ suốt quá trình bà tranh cử. Song cựu ngoại trưởng Mỹ lại thất bại trước đối thủ đảng Cộng hòa trên đường đua vào Nhà Trắng. Vì thế giờ đây, chuyên gia nghi ngại các di sản mang dấu ấn Obama sẽ đứng trước nguy cơ sụp đổ trong tay tổng thống đắc cử Donald Trump.
Kế hoạch không rõ ràng
Thường xuyên đưa ra những bình luận, quan điểm trái ngược kể cả khi tranh cử lẫn lúc đã đắc cử, nhà tài phiệt New York khiến việc dự đoán những chính sách mà ông thực sự muốn theo đuổi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Tháng trước, trong một bài phát biểu, ông tuyên bố sẽ "hủy bỏ tất cả các hành động hành pháp vi hiến, bản ghi nhớ hay mệnh lệnh do Tổng thống Obama ban hành" trong ngày đầu tiên làm việc tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, ông không nêu rõ ai sẽ là người quyết định tính hợp hiến của chúng.
Bản thỏa thuận hạt nhân Iran là một trong những di sản đang đứng bên bờ vực. Để hoàn thành bản thỏa thuận này hồi năm ngoái, ông Obama đã phải đối mặt với rất nhiều ý kiến phản đối ở Quốc hội, từ cả phe Cộng hòa lẫn một số thành viên đảng Dân chủ, bởi họ cho rằng Mỹ đặt ra quá ít giới hạn với thỏa thuận nhưng lại chấp nhận xóa bỏ rất nhiều biện pháp trừng phạt. Ông Trump từng khẳng định sẽ xem xét lại các điều khoản trong thỏa thuận này bởi tổng thống Mỹ có quyền thắt chặt hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt về kinh tế nhờ mệnh lệnh hành pháp.
"Bất kỳ thứ gì được kích hoạt nhờ một mệnh lệnh hành pháp đều có khả năng bị hủy bỏ bởi một mệnh lệnh hành pháp khác", Zachary Goldman, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ hiện công tác tại Đại học New York, bình luận.
Tổng thống Obama trước đây nhờ nhận được đủ sự ủng hộ từ đảng Dân chủ nên mới có thể ngăn chặn một nghị quyết do các thành viên đảng Cộng hòa đưa ra nhằm phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran. Chuyên gia nhận định ông Obama lúc bấy giờ giành thắng lợi về chính trị nhưng thất bại trong việc quy tụ đồng thuận.
Nếu so với người tiền nhiệm, tổng thống đắc cử Trump hiện mang nhiều ưu thế hơn khi ông có cơ hội làm việc với một Thượng viện và Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Một thành tựu đáng kể khác mà Tổng thống Obama thực hiện được trong những năm cuối nhiệm kỳ là khôi phục quan hệ ngoại giao với Cuba. Để nới lỏng một số lệnh trừng phạt áp đặt lên nước này, ông Obama đã phải dùng đến mệnh lệnh hành pháp do vấp phải sự phản đối bên trong Quốc hội, đặc biệt từ phe Cộng hòa.
Ông Obama tháng trước tiếp tục củng cố nỗ lực hàn gắn với Cuba bằng một "chỉ thị chính sách tổng thống" sâu rộng, đặt nền tảng cho mối hợp tác giữa chính phủ hai nước tương lai.
Trong khi đó, Trump hồi tháng 9 lại tuyên bố sẽ đảo ngược những thành tựu mà chính quyền Obama đã đạt được với Cuba nếu Havana không thể đáp ứng các yêu cầu từ ông. Giới quan sát nhận định với lập trường như vậy, việc di sản ngoại giao của Tổng thống Obama bị bãi bỏ không phải là một kịch bản quá khó hình dung dưới thời Donald Trump.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng được xem như một di sản của Tổng thống Obama, là trọng tâm trong chiến lược "tái cân bằng châu Á" mà ông theo đuổi. Tuy nhiên, suốt thời gian vận động tranh cử, ông Trump từng nhiều lần kêu gọi Mỹ rút khỏi TPP bởi những thỏa thuận thương mại kiểu này chỉ góp phần lấy đi việc làm của người Mỹ. Giới quan sát đánh giá, khi ông Trump chính thức nắm quyền lực, TPP chắc chắn sẽ nằm trong tầm ngắm của nhà tài phiệt New York.
Obamacare
Mặt khác, nhiều người cho rằng chương trình bảo hiểm Obamacare, di sản vĩ đại nhất của Tổng thống Obama, cũng có thể sẽ đi vào ngõ cụt dưới thời chính quyền Donald Trump.
Thành luật ngày 23/3/2010, Obamacarelà chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc của chính phủ liên bang dành cho những gia đình, cá nhân có thu nhập thấp. Nó ra đời nhằm mục đích nâng cao chất lượng và khả năng chi trả của bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ không có bảo hiểm bằng cách mở rộng phạm vi bảo hiểm công và tư nhân, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho cả cá nhân lẫn chính quyền.
Theo Fox News, Obamacare đã giúp gần 20 triệu người được mua bảo hiểm y tế, khiến tỷ lệ không có bảo hiểm ở Mỹ xuống mức thấp kỷ lục.
Tuy nhiên, đạo luật cải cách y tế này vấp phải sự phản đối gay gắt của đảng Cộng hòa, bao gồm cả tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Một số người không đồng tình với điều khoản trong luật quy định việc mua bảo hiểm y tế là nghĩa vụ bắt buộc và người không mua sẽ bị phạt. Họ cho rằng chính phủ không nên buộc người dân phải trả tiền cho việc chăm sóc sức khỏe của người khác.
Bên cạnh đó, đạo luật còn làm ảnh hưởng đến túi tiền của số ít những người dân có thu nhập cao, khi họ phải đóng thêm thuế để tài trợ cho phần đông những người dân có mức thu nhập thấp để mua được bảo hiểm sức khỏe.
Trong tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử, ông Trump tuyên bố sẽ "tiến hành rất nhanh chóng" việc bãi bỏ Obamacare, đồng thời nhấn mạnh rằng sẽ lập tức triệu tập Quốc hội để "hoàn thành nhiệm vụ".
Song, hồi tuần trước, nhà tài phiệt New York lại nói ông có khả năng sẽ chỉ đơn giản là điều chỉnh Obamacare, duy trì những trụ cột của chính sách này như cấm các công ty bảo hiểm từ chối chi trả theo những điều khoản lập từ trước hay cho phép người trẻ tuổi được hưởng bảo hiểm theo bảo hiểm của cha mẹ.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Hai đại cử tri Cộng hòa quyết định không bỏ phiếu cho Trump Hai đại cử tri Mỹ quyết định không bỏ phiếu cho Donald Trump và kêu gọi những người khác làm tương tự để ngăn tỷ phú này làm tổng thống. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: AP. Hai đại cử tri Bret Chiafolo, bang Washington, và Michael Baca, bang Colorado, hy vọng có ít nhất 37 đồng nghiệp trong đảng Cộng...