Đòn tâm lý của nữ cảnh sát với người vận chuyển ngoại quốc
Để một tên tội phạm nhận tội, thành khẩn đòi hỏi sự khéo léo và bản lĩnh của người điều tra viên. Và trung tá Trần Thị Thanh Hương là người như như thế.
Nói về những cuộc đấu trí lấy khẩu cung với người phạm tội liên quan đến ma túy, Trung tá Trần Thị Thanh Hương (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Công an Hà Nội) có thể được coi là một chuyên gia. Bắt giữ được một tên tội phạm ma túy đã khó, để họ khai ra cả đường dây, phương thức, thủ đoạn không phải là điều dễ dàng. Những lúc như thế, Trung tá Hương lại phải vận dụng hết những ngón đòn tâm lý của mình.
Cô gái lau dọn và va li chứa 1,5kg ma túy đá
Ngày 25/4/2012, đồn công an cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Cục quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) phát hiện, bắt quả tang Ana Safitri (Quốc tịch Indonesia) có hành vi vận chuyển trái phép vào Việt Nam hơn 1,5kg ma túy Methamphetamin (ma túy đá). Ngay sau đó, vụ việc được bàn giao cho Phòng cảnh sát điều tra về ma túy – Công an Hà Nội điều tra làm rõ.
Ana Safitri sinh ra ở một quê huyện Wetes, thành phố Kediri, Indonesia. Khi mới 18 tuổi, Ana đã lấy chồng. Cuộc hôn nhân này không tồn tại lâu khi cô mất đi đứa con đầu lòng vì bạo bệnh. Năm 2010, qua môi giới, Ana sang Hong Kong làm giúp việc gia đình và quen biết Kris, người sau này là khúc ngoặt của cuộc đời cô.
Bẵng đi một thời gian, khoảng tháng 3/2012, người bạn cũ Kris bỗng dung liên lạc với Ana. Kris nói hiện cô ta không làm giúp việc nữa mà đã tìm được một công việc buôn quần áo. Thương Ana có hoàn cảnh khó khăn, cô ta có thể tạo điều kiện cho bạn tham gia kiếm thêm thu nhập.
Đang túng quẫn, Ana ngay lập tức nhận lời. Kris nói sẽ chuyển cho Ana 400.000 rupiah (tương đương 400 USD) để Ana mua vé máy bay sang Bangkok. Kris sẽ đón Ana tại Bangkok và cùng nhau làm ăn.
Ngày 30/3, Ana từ Indonesia bay sang Bangkok. Xuống sân bay, Ana mua sim điện thoại quốc tế liên lạc với Kris. Tuy nhiên, đón cô lại là Robert, người tự xưng là bạn trai của Kris. Hắn ta đưa Ana 500USD rồi bỏ đi. Dù cố gắng liên lạc lại với Kris nhưng điện thoại của người bạn gái này đã bị ngắt.
Ngày 9/4, Ana sang Niger và được một thanh niên da đen khác đón và đưa về khách sạn. Anh ta “thu” hộ chiếu của Ana cùng 500 USD mà Robert đưa cho cô lúc ở Thái Lan. Sợ hãi, Ana chỉ quanh quẩn trong khách sạn, không dám đi đâu do không có hộ chiếu.
Đến ngày 22/4, thanh niên da đen kia quay lại mang theo một valy màu đen có hoa văn, 1 vé máy bay đi Việt Nam, 1 vé máy bay từ Việt Nam đi Indonesia (chuyến bay ngày 30/4/2012) và bảo Ana mang chiếc valy này đi Việt Nam, anh ta sẽ trả lại 500 USD và cho thêm 200 USD nữa. Mở valy không có gì, Ana đã nghi ngờ trong valy có giấu ma túy.
Cô lo lắng hỏi thanh niên da đen: “Trong valy này có gì? Nếu là ma túy thì tôi không làm đâu vì tôi rất sợ bị bắt”. Thanh niên da đen trả lời: “Không cần hỏi nhiều, cứ chuyển đến Việt Nam, thuê khách sạn nghỉ là lắp sim điện thoại quốc tế sẽ có người liên lạc điện thoại, gặp và nhận valy. Còn nếu không làm thì tự mua vé mà về Indonesia”. Nói xong, thanh niên da đen này bỏ đi luôn.
Video đang HOT
Ở lại khách sạn với chiếc valy, Ana hết sức hoảng sợ. Không hộ chiếu, không có tiền mua vé máy bay, cô chỉ biết gọi điện thoại về cho người bạn trai sắp cưới tại Indonesia xin tiền. Nhưng chồng sắp cưới của cô cũng rất nghèo, không có đủ tiền gửi cho Ana. Bản thân Ana cũng không dám báo cơ quan an ninh của Niger bởi cô không thể chứng minh về chiếc valy chứa ma túy kia.
Ngày 24/4, thanh niên da đen kia quay lại. Ana đành theo anh ta ra sân bay cùng chiếc valy. Để ngụy trang, Ana cho quần áo của mình vào valy. Lúc đó thanh niên da đen mới trả lại Ana hộ chiếu và đưa cho cô 200 USD. Ana lên máy bay trong tâm trạng đầy lo sợ. Chuyến bay từ Niamey quá cảnh qua Casablanca (Marocco), Doha (Qatar) và nhập cảnh vào Việt Nam lúc 21 giờ ngày 25/4/2012 và bị bắt tại sân bay Nội Bài ngay lúc đó.
Safitri lúc mới bị bắt
Cảm hóa cô gái vận chuyển “ma túy ảo giác”
Bị bắt khi vừa đặt chân vào lãnh thổ Việt Nam, Ana Safitri gần như hoảng loạn thật sự. Cô gái này liên lục nói bằng tiếng Indonesia và khóc lóc. Theo nhận định của lãnh đạo Phòng PC47, cần phải giúp cô gái này bình tĩnh lại đển đấu tranh khai thác. Nhiệm vụ này, không ai phù hợp hơn điều tra viên Trần Thị Thanh Hương.
Được giao nhiệm vụ, trung tá Hương liền lên mạng tra cứu phong tục tập quán của đất nước Indonesia, nơi Ana Safitri sinh ra và lớn lên. Không biết tiếng bản ngữ của đối tượng, chị nảy ra ý tưởng tiếp cận bằng những món quà nhỏ, mà khi còn ở nước nhà Ana Safitri vốn rất đỗi quen thuộc.
Những buổi làm việc, hỏi cung tiếp theo đối với Ana Safitri, chị Hương đều mang theo lúc thì Kopiko coffee, kẹo Dynamite, … Những hành động tưởng như rất nhỏ khiến cô gái Indonesia xúc động, bình tâm hơn để khai rõ tội trạng của mình.
Chị Hương nhớ lại, khó khăn lắm mới tìm được phiên dịch tiếng Indonesia. Nhưng người này rất bận, chính vì thế, những buổi hỏi cung phải làm càng nhanh càng tốt. Ngoài giờ hỏi cung, các điều tra viên nói chuyện với Ana bằng tiếng Anh. Viết kém nhưng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của Ana khá tốt. Những lúc trò chuyện như vậy, Ana cảm thấy gần gũi với chị Hương và các đồng đội nhiều hơn.
Biết Ana theo đạo Hồi nên kiêng thịt lợn, chị Hương luôn chuẩn bị cho cô gái này trứng rán. Càng tiếp cận nhiều, Ana càng nể phục chị Hương và các đồng đội nhiều hơn và nhiều lúc còn đặt ngược câu hỏi cho các điều tra viên về hậu quả mình phải gánh chịu của pháp luật Việt Nam.
Thậm chí về sau, vì Ana Safitri bị tạm giam trong khu vực riêng, ít được giao tiếp nên cô này còn mong được đi hỏi cung để có thể nói chuyện với điều tra viên.
Đó chỉ là một trong nhiều lần Trung tá Trần Thị Thanh Hương trực tiếp tham gia đấu tranh vận động những đối tượng vi phạm pháp luật về vận chuyển, mua bán ma túy thành khẩn trước pháp luật. Không chỉ “đi cung” hay, chị Hương còn là một trinh sát tài.
Trong kỳ 4 của tuyến bài, chúng ta sẽ theo dõi một trong những vụ án để đời của chị Hương và các đồng đội. Chúng ta đã từng xem những bộ phim nước ngoài về những kẻ buôn bán ma túy tự điều chế chất gây nghiện. Thế nhưng, ở Việt Nam cũng đã từng có vụ án như vậy, một vụ án được gọi là “Breaking bad (tên một bộ phim Mỹ) phiên bản Việt.”.
Thành Trung
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trẻ bị xâm hại tình dục:Vì sao khó nhận diện được nguy cơ?
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an, mỗi năm trung bình có 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện.
Những vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian gần đây khiến dư luận không khỏi phẫn nộ và lo lắng. Vấn đề nhận diện nguy cơ để tránh những vụ xâm hại trẻ em là điều quan trọng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tâm lý, rất khó để có thể phát hiện những nguy cơ này vì thủ phạm có thể là bất kì ai, kể cả những người thân trong gia đình.
Cuối tháng 10 vừa qua, người dân Thành phố Hồ Chí Minh hết sức phẫn nộ khi biết một cháu bé 2 tuổi ở quận Thủ Đức bị xâm hại tình dục và phải nằm điều trị tại bệnh viên Nhi Đồng 2.
Thủ phạm là một thanh niên ở phòng trọ gần bên. Có thể nói đây là một trong những vụ xâm hại tình dục trẻ em hết sức nghiêm trọng vì cháu bé còn rất nhỏ và tổn thương gây ra rất nghiêm trọng. Hậu quả đó tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng theo các chuyên gia tâm lý, những vết thương ở thể xác sẽ gợi nhớ về việc bị bạo hành và những chấn động về tâm lý này thường đeo đuổi suốt cuộc đời nạn nhân.
Ảnh minh họa, nguồn: KT
Trước tình trạng thương tâm của cháu bé, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc. Bà Trần Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố cho biết: "Hội đã cử cán bộ nắm tình hình, đến tận nhà thăm hỏi tình hình và có công văn yêu cầu can thiệp vụ việc đến nơi đến chốn. Qua sự việc này, chúng tôi muốn gửi đến các phụ huynh lời cảnh tỉnh vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ. Không chỉ đơn thuần cho con ăn mặc, ngủ mà phải phòng ngừa trước khả năng bị bạo hành, bị xâm phạm tình dục. Chúng tôi cũng yêu cầu hội phụ nữ các cấp cần lưu tâm bảo vệ trẻ em ở khu vực nhà trọ, nhập cư, tạm cư".
Có thể nói, những vụ xâm hại tình dục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông chỉ là bề nổi của vấn đề. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an, mỗi năm trung bình có 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, với số lượng năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, số trẻ em bị hiếp dâm chiếm đến 65%, số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm hơn 28%.
Còn theo ước tính của một bác sĩ tâm lý tại một bệnh viện nhi đồng, mỗi năm vị bác sĩ này đã tiếp nhận điều trị cho khoảng 5 đến 6 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục. Rõ ràng, việc bảo vệ trẻ em khỏi những xâm hại tình dục hay bạo hành là điều mà các bậc cha mẹ không thể làm ngơ được nữa.
Nhưng làm cách nào để bảo vệ con em tránh khỏi những nguy cơ này? Theo các chuyên gia tâm lý, việc nhận diện những đối tượng có hành vi xâm hại tình dục là chuyện rất khó khăn. Thủ phạm của những vụ xâm hại tình dục đều có những bất thường về tâm lý nhưng giấu kín nên người ngoài rất khó phát hiện.
Nguyên nhân của những hành vi xâm hại trẻ em có thể xuất phát từ việc không kiểm soát về cảm xúc, trả thù một ai đó, loạn thần do lạm dụng rượu bia hoặc có thể là dấu vết của những sang chấn về tâm lý lúc còn nhỏ. Đa số các trường hợp xâm hại trẻ em là người quen của gia đình, thậm chí là người thân trong gia đình. Chính vì vậy, để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những nguy cơ bị bạo hành hoặc bị xâm hại tình dục, giải pháp duy nhất chính là bố mẹ phải thường xuyên trò chuyện, lắng nghe tiếng nói của con mình.
Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ đưa ra lời khuyên: "Thường phụ huynh bây giờ có tâm lý giữ rịt con mình, không cho tiếp xúc với người lạ, không cho ở một mình. Nói chung là họ không thả con ra ngoài cộng đồng. Vì vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là phải dạy cho con biết nguy hiểm và biết chia sẻ. Thậm chí nhiều bố mẹ còn không biết cách cho con bắt đầu câu chuyện. Chúng ta dạy cách ứng phó chứ không phải cứ cắt đứt mọi quan hệ là an toàn".
Nhiều phụ huynh cho rằng, với trẻ từ 3 tuổi trở lên mới có thể giáo dục về giới tính nhưng thật ra với trẻ nhỏ tuổi hơn, vẫn có thể lồng ghép kiến thức về giới tính thông qua trò chơi với con.
Phụ huynh phải dạy cho con cách nhận biết về cơ thể mình, về khoảng cách an toàn với người lạ. Nếu ai đó vượt qua khoảng cách an toàn trẻ sẽ nhận ra nguy cơ và chia sẻ với cha mẹ.
Chuyên gia tâm lý Trương Quốc Cường, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: "Chúng ta phải dạy cho trẻ biết về quyền riêng tư, không được phép ai có thể đụng chạm đến cơ thể của các em, kể cả người thân quen. Các em có quyền từ chối bất cứ ai nếu đụng chạm đến cơ thể các em. Dạy cho các con biết ai là người tốt, ai là người xấu và đặc biết chúng ta phải biết lắng nghe sự chia sẻ của các con".
Các chuyên gia tâm lý cũng cảnh báo phụ huynh, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về tâm lý của trẻ em cần phải đưa trẻ đến khám tại các khoa tâm lý của bệnh viện nhi đồng để được can thiệp và điều trị kịp thời. Đó là các dấu hiệu như sợ người lạ, sợ người khác giới, giật mình khi ngủ, hay khóc thét sợ hãi...
Những sang chấn tâm lý khi trẻ bị xâm hại tình dục có thể kéo dài nên việc điều trị là hết sức cần thiết. Thông tin của các cháu sẽ được các cơ sở y tế bảo mật hoàn toàn./.
Hiếu Hiền
Theo_VOV
Kỳ 2: Lai lịch "bí ẩn" của những kẻ vận chuyển ma túy Sau khi "người vận chuyển" nữ bị tóm gọn cùng với 12 bánh heroin cùng 50 viên ma túy tổng hợp, tại cơ quan điều tra, ả tỏ ra khá quỷ quyệt. Đối tượng khai nhận là Phạm Thị Hoa (SN 1973, Cao Lộc, Lạng Sơn). Số ma túy trên, Hoa nhận vận chuyển cho một người tên Thoa ở Lạng Sơn. Mỗi...