Đối tượng nào dễ bị rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến hơn, bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Theo một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 35% người lớn trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này.
Trong đó, bệnh phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và có thể bị nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Ảnh minh họa
Mẹ tôi năm nay 68 tuổi, thời gian gần đây bà hay kêu chóng mặt và những lúc như thế phải ngồi vì đứng lên đi lại là ngã. Tuy nhiên, tình trạng xảy ra không thường xuyên, có người nói mẹ tôi mắc bệnh tiền đình. Xin bác sĩ cho biết, ai dễ mắc căn bệnh này?
Video đang HOT
hahaiduong@yahoo.com
Rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến hơn, bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Theo một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 35% người lớn trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này. Trong đó, bệnh phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và có thể bị nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình bao gồm: Người càng lớn tuổi thì càng có nguy cơ bị bệnh, đặc biệt ở đối tượng bị tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch; Người có tiền sử bị chóng mặt, trong tương lai sẽ có khả năng bị tái đi tái lại nhiều lần; Những người thường xuyên bị căng thẳng và chịu áp lực; Môi trường sống và làm việc quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa…
Thực tế, rối loạn tiền đình cũng rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên… Nguyên nhân chủ yếu do ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn tới rối loạn tuần hoàn, gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.
Biểu hiện rõ nhất của hội chứng này là các cơn chóng mặt, sự mất thăng bằng trong tư thế, sự thiếu đồng bộ và nhịp nhàng trong động tác. Việc điều trị phải theo căn nguyên gây bệnh, đây là bệnh có thể điều trị khỏi. Bạn cần đưa mẹ đi khám để có được kết quả chính xác và điều trị kịp thời.
Cải thiện rối loạn tiền đình ở phụ nữ
Rối loạn tiền đình thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là hay xảy ra ở người yếu tâm lý, tâm lý không ổn định, hay hoảng hốt, lo sợ.
Ảnh minh họa
PGS.TS Đậu Xuân Cảnh- Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: Rối loạn tiền đình (RLTĐ) là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn...
Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động. RLTĐ thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là hay xảy ra ở người yếu tâm lý, tâm lý không ổn định, hay hoảng hốt, lo sợ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây RLTĐ, nếu nói theo y học hiện đại thì cơ quan tai trong chịu trách nhiệm về tiền đình, ốc tai chịu trách nhiệm về sự thăng bằng trong cơ thể nhưng nếu ốc tai bị tổn thương thì sự cung cấp máu để nó hoạt động bị kém đi. Các tổn thương cơ học như viêm, chấn thương, khối u... gây hiện tượng RLTĐ. Nhiều người lầm tưởng thiếu máu não đồng nghĩa với RLTĐ, đó là 1 phần thôi, thiếu máu não là 1 trong những nguyên nhân gây RLTĐ chứ không phải thiếu máu não là RLTĐ.
Theo BS Cảnh, một người RLTĐ thì có 5 nguyên nhân chính: Một là, can hoả vượng thì có bài thuốc giải quyết tình trạng này. Hai là rối loạn mỡ máu (đàm thấp) làm lưu thông mạch máu giảm đi. Ba là do chứng hư suy (khí hư), suy nhược cơ thể, sức mạnh cơ thể kém đi gây RLTĐ. Bốn là huyết hư, lưu thông máu kém đi. Năm là khí huyết đều hư. Trong Đông y đều có thuốc điều trị hiệu quả các chứng này.
Các nguyên nhân gây RLTĐ rất rõ, liên quan đến máu tưới não, thần kinh, nội tiết... Chính vì vậy tìm ra nguyên nhân gây RLTĐ thì nhận thấy rằng bệnh này có thể phòng tránh được. Do đó cần duy trì huyết áp ổn định, không để huyết áp thấp. Nên tăng cường vận động hàng ngày, đừng để béo quá, không ăn nhạt quá cũng làm huyết áp giảm đi. Kiểm soát chế độ ăn mặn - nhạt cho phù hợp, ăn uống cân bằng.
Bên cạnh đó là tinh thần thoải mái, chủ động tham gia hội nhập cộng đồng qua các câu lạc bộ, giảm bớt trầm tư, suy nghĩ, nhất là với phụ nữ tiền mãn kinh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, ít vận động, tạo thành vòng xoắn bệnh lý, gây RLTĐ....
BS Cảnh cho hay: Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc điều trị chứng RLTĐ ví dụ như thể chóng mặt do huyết áp cao có thể dùng bài thuốc thiên ma câu đẳng hoặc trường hợp người khí hư gây RLTĐ thì dùng bài thuốc bổ khí; người huyết hư gây RLTĐ thì dùng bài tứ vật để điều trị. Người bị đàm ẩm, tì hư gây RLTĐ thì dùng bài thuốc quy tì...
Các bài thuốc RLTĐ chủ yếu có bổ khí, bổ huyết, bổ não. Khi uống vào làm tăng cường trí nhớ của cơ thể, các bài hoạt huyết đan sâm, hồng hoa bổ huyết cũng rất tốt, cung cấp cho hoạt động tưới máu não tốt hơn...
Người cựu chiến binh nặng lòng vì bệnh nhân Từng nhiều năm công tác tại Quân y 17 - Quân khu 5, cộng với bí quyết gia truyền, lương y, cựu chiến binh Lê Duy Năm, với tấm lòng nhân ái, đang nỗ lực cứu giúp bệnh nhân. Tôi biết cựu chiến binh Lê Duy Năm nhờ tiếng lành về một lương y đầy lòng nhân ái, luôn nặng lòng vì bệnh...