Đối thoại chiến lược Mỹ-Trung đạt kết quả mờ nhạt
Mỹ và Trung Quốc đã khép lại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế lần thứ 5 sau 2 ngày họp ở thủ đô Washington với những kết quả mờ nhạt.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại ngày thảo luận đầu tiên của Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 5.
Cuộc đối thoại kết thúc với việc hai bên vẫn còn nhiều bất đồng trong các hồ sơ nóng và chỉ đạt được nhất trí tối thiếu về hợp tác chống biến đổi khí hậu và thương mại.
Tại phiên bế mạc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew – đồng chủ tọa đối thoại – thừa nhận hai bên chỉ thảo luận dựa trên những thỏa thuận đã được Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí tại cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng trước ở California.
Ông Jack Lew cũng điểm lại những tiến bộ đạt được trong toàn bộ cuộc Đối thoại và cho biết hai bên đã đồng ý tăng cường hợp tác giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngăn chặn ô nhiễm môi trường, hợp tác năng lượng và tài chính.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo các nguồn tin tại chỗ, hai bên vẫn còn nhiều bất đồng trong các vấn đề nóng, nhất là chủ đề an ninh mạng vốn đang là tâm điểm trong quan hệ hai nước liên quan đến những cáo buộc của Mỹ đối với tin tặc Trung Quốc và những tiết lộ của cựu nhân viên tình báo CIA Edward Snowden về chương trình do thám toàn cầu của Mỹ.
“Trung Quốc hãy ngừng lại những hoạt động đánh cắp trên mạng nhằm vào Mỹ”, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi tại Đối thoại sau khi dẫn số liệu đưa ra trong một bản phúc trình mới đây nói rằng hành động xâm nhập mạng của Trung Quốc mỗi năm gây thiệt hại cho Mỹ hàng tỷ USD.
Ông Biden cũng đề cập tới một vấn đề nhạy cảm khác liên quan đến vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Theo ông, Trung Quốc sẽ hùng cường hơn, ổn định hơn và sáng tạo hơn nếu nước này tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã có thái độ mạnh mẽ trong những cuộc thảo luận riêng tư về vấn đề nhân quyền và đã nêu những vấn đề cụ thể với phái đoàn Trung Quốc.
“Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận vấn đề nhân quyền nhưng với điều kiện là các cuộc thảo luận phải được đặt trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đáp lại.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương thì nhấn mạnh Trung Quốc không chấp nhận những quan điểm áp đặt có thể gây phương hại cho chế độ chính trị ở nước này.
Mặc dù có nhiều lúc thảo luận khá gay gắt, song Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương vẫn khẳng định quan chức cấp cao hai nước đã thực sự tăng thêm hiểu biết lẫn nhau. Ông cũng bày tỏ hy vọng Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung thường niên sẽ trở thành diễn đàn quan trọng giúp xây dựng quan hệ cường quốc kiểu mới giữa hai nước.
Trước nay, các cuộc đối thoại này cũng thường là cơ hội để Washington và Bắc Kinh thảo luận, đôi khi tranh luận, về các vấn đề hợp tác cũng như bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng hai đầu tàu của nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Theo Dantri
Nga xem xét ngừng bán tên lửa S-300 cho Syria?
Một nguồn tin khu vực Trung Đông cho biết Nga đang xem xét hủy bỏ thương vụ bán tên lửa tối tân S-300 cho Syria để đổi lấy việc được triển khai binh sĩ tới cao nguyên Golan giữa Syria và Israel.
Vì sao Nga muốn triển khai quân tới Golan vào thời điểm này vẫn là ẩn số
Theo nhật báo al-Sharq al-Awsat số ra ngày hôm qua, hiện tại Nga đang xúc tiến thỏa thuận trao đổi này với Israel. Theo đó, Tel Aviv có thể sẽ đồng ý cho Nga bố trí quân tại cao nguyên Golan nếu Mátxcơva ngừng chuyển tên lửa S-300 cho Damascus.
Báo trên không nêu lý do tại sao Nga lại quan tâm tới việc đưa quân đến Golan, song cho biết Bộ trưởng Tư pháp Israel Tzipi Livni đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong vài tuần gần đây để bàn về việc này.
Giới chuyên gia cho rằng thỏa thuận trao đổi giữa Israel và Nga sẽ khó được LHQ chấp thuận vì theo quy định của tổ chức này, các quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an không được góp quân cho lực lượng gìn giữ hòa bình ở Golan. Trước đây, Nga cũng từng có lần đề nghị gửi quân đến Golan nhưng đã bị từ chối.
Tuy nhiên, trước những tuyên bố trước đó của Mátxcơva về việc sẽ chuyển giao tên lửa S-300 cho Damascus theo hợp đồng đã ký từ năm 2010, nhiều khả năng LHQ sẽ phải xem xét lại quyết định về thành phần tham gia lực lượng hòa bình ở Golan nếu không muốn cuộc nội chiến ở Syria tiếp tục bị đẩy đi quá xa.
Theo Dantri
Cựu giám đốc nhà máy Fukushima chết vì ung thư Cựu giám đốc nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, ông Masao Yoshida, hôm qua đã qua đời ở tuổi 58 vì bệnh ung thư. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda (giữa) lắng nghe ông Masao Yoshida giải thích trong một lần đến thăm nhà máy Fukushima tháng 9/2011. Cơ quan Điện lực Tokyo, đơn vị vận hành nhà máy...