Đối phó với hội chứng sốc độc tố khi dùng tampon
Cuộc sống ngày càng năng động khiến nhiều XX có nhu cầu sử dụng tampon. Tuy nhiên, trước khi kết bạn với tampon, phái đẹp mình cùng lưu ý nào!
Bạn biết gì về hội chứng sốc độc?
Thật ra sốc độc không phải là một hội chứng phổ biến, tuy nhiên đối với những XX dùng tampon thay cho loại băng vệ sinh thông thường thì tỉ lệ mắc phải hội chứng này lại cao hơn các bạn nữ khác.
Hung thần gây ra hội chứng này là một loại vi khuẩn có tên là Staphylococcus aureus. Nguyên nhân khiến cho tampon trở thành đồng phạm với loại vi khuẩn nói trên chính là do cách sử dụng tampon có thể khiến thành âm đạo bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
Đối tượng có nguy cơ mắc phải hội chứng này?
Bất kì ai cũng có thể trở thành nạn nhân của loại vi khuẩn này (cả XY và trẻ em). Tuy nhiên, sốc độc được tìm thấy phổ biến ở hầu hết các XX đang trong kì nguyệt san và đang sử dụng tampon có độ thấm hút cao.
Hình minh họa
Video đang HOT
Những triệu chứng của sốc độc?
Với tình trạng nhiễm khuẩn này, biểu hiện đầu tiên và rõ nét nhất là sốt cao. Ngoài ra, cơ thể của XX sẽ có một vài biểu hiện sau:
&bull Nhức đầu, chóng mặt
&bull Nôn mửa
&bull Đau cơ, đau họng.
Nếu chẳng may có những triệu chứng trên, XX hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay để có những biện pháp chữa trị kịp thời nhé. Nếu chữa trị đúng lúc và hợp lý, bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nếu không thì hậu quả xấu nhất mà sốc độc mang đến là tử vong đấy.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh !
1. Nếu bạn ưa thích tampon vì sự tiện lợi của nó thì hãy lưu ý chỉ sử dụng những loại tampon có độ thấm hút vừa phải, và thay tampon sau mỗi 4-6 tiếng tuỳ theo cơ địa mỗi người.
2. Đừng bao giờ dùng tampon khi ngủ mà thay vào đó hãy dùng loại băng vệ sinh thông thường nha. Sức khoẻ là trên hết đúng không nào?
3. Nếu cảm thấy chóng mặt hoặc không khoẻ, lập tức ngừng sử dụng tampon nhé!
4. Nếu âm đạo của bạn có cảm giác khô thì hãy chung thuỷ với loại băng thông thường, vì việc sử dụng tampon sẽ khiến thành âm đạo dễ bị xây xát hơn!
5. Cuối cùng, bạn có tiền sử bị sốc độc? Hãy dứt khoát chia tay với tampon bạn nhé, vì bạn nghiễm nhiên thuộc nhóm có nguy cơ cao với hội chứng đó rồi!
Tampon hay các loại băng vệ sinh khác đều có mặt tốt và những tác dụng phụ, nếu biết cách sử dụng và quan tâm đến sức khoẻ của mình, chắc hẳn các XX sẽ năng động tự tin trong những ngày ấy mà không lo về sốc độc đâu!
Theo vietbao
Lưu ý khi cho bé ăn chất tanh
Con gái tôi 8 tháng tuổi. Xin hỏi BS ở lứa tuổi này trẻ đã có thể ăn những thực phẩm như tôm, cua, cá hay chưa?
Nhiều người nói ăn những thực phẩm này sẽ gây ra chứng đi ngoài ở trẻ. Có đúng như vậy hay không?
Trả lời:
Trẻ 8 tháng tuổi đó có hệ tiêu hóa tương đối hoàn chỉnh để tiêu hóa tốt các loại thức ăn bao gồm cả cá, tôm, cua.
Thực ra, cá tôm cua cũng là những thực phẩm bình thường như các thực phẩm khác nhưng do đặc điểm các acid amin trong cá tôm có thể gây dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đặc biệt. Do vậy, không khuyên dùng với trẻ nhỏ hơn để phòng trường hợp rơi vào cơ địa dị ứng sẽ gây những phản ứng dị ứng có thể nguy hiểm ở trẻ còn nhỏ (mà ít nguy hiểm ở trẻ lớn hơn). Hơn nữa ở trẻ lớn hơn (7, 8 tháng) thì khả năng dị ứng ở lần ăn đầu tiên cũng thấp hơn trên cùng trẻ đó ở tháng tuổi nhỏ hơn).
Ở những trẻ bình thường không thuộc cơ địa dị ứng, thì cá tôm cua hoàn toàn không khó tiêu hơn, ngược lại các acid amin của cá tôm rất dễ tiêu, và còn giàu canxi và khoáng chất (mà trong thịt rất nghèo nàn) do vậy các bà mẹ có thể yên tâm cho trẻ 7 tháng (tuổi bắt đầu ăn dặm) bắt đầu ăn cá tôm cua.
Khi ăn lưu ý cho trẻ ăn đúng lượng khuyên dùng của lứa tuổi, tránh ăn quá nhiều có thê gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Theo vietbao
Lợi ích của chuối với sức khỏe nam giới Chuối là loại trái cây tuyệt vời và có nhiều lợi ích cho sức khỏe của nam giới. Chúng có thể được sử dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ các vấn đề như táo bón, tăng cân, giảm cân và nhiều hơn nữa. Chuối cũng rất ngon, cung cấp một hương vị ngọt dịu và độc đáo có thể làm một loạt...