Đội ngũ giáo viên cốt cán – “mắt xích” quan trọng thực hiện CT, SGK lớp 1 mới
Đội ngũ giáo viên (GV) cốt cán được ví như “con chim đầu đàn” về chuyên môn của mỗi trường. Họ có năng lực tự học, tự phát triển tốt, có sức ảnh hưởng nghề nghiệp tới đồng nghiệp.
Đặc biệt, trong quá trình triển khai CT và SGK lớp 1 mới, đội ngũ GV cốt cán đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ và nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường.
Giáo viên tự chủ, linh hoạt sáng tạo trong dạy học, cha mẹ học sinh đồng hành thì dạy học Tiếng Việt lớp 1 sẽ không còn khó khăn. Ảnh minh họa
Thúc đẩy vai trò GV cốt cán
Thầy Phạm Văn Tường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long (Yên Minh – Hà Giang) cho biết: Trong quá trình triển khai CT và SGK lớp 1 mới, vai trò đội ngũ GV cốt cán của trường đã phát huy tích cực. Mỗi tháng 2 lần, GV cốt cán khối 1 (đồng thời đứng lớp giảng dạy lớp 1) có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chuyên môn, trao đổi nghiệp vụ, rút kinh nghiệm từng bài giảng cùng 16 GV trực tiếp dạy lớp 1.
Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long có 16 lớp 1 học tại 1 điểm trường chính và 15 điểm trường lẻ, do vậy GV cốt cán phải bố trí thời gian để thực hiện dự giờ thăm lớp đủ 15 điểm trường. Có điểm trường cách xa trường chính 10 – 20km, thầy cô đi lại vất vả khó khăn…
Theo thầy Tường, là năm học đầu tiên triển khai CT và SGK lớp 1 mới nên đội ngũ GV dạy lớp 1 không tránh được vướng mắc ban đầu. Do đó, ban giám hiệu (BGH) nhà trường yêu cầu đội ngũ GV cốt cán phải quan tâm, nỗ lực cùng BGH hỗ trợ đồng nghiệp dạy học khối 1. Mỗi tiết dự giờ thăm lớp của GV cốt cán không nhằm mục đích đánh giá xếp loại GV mà thay vào đó để nắm bắt thực tiễn giảng dạy, kết quả tiếp nhận của HS trong mỗi bài học.
Sau mỗi tiết dự giờ, GV cốt cán và GV dạy lớp 1 cùng ngồi lại phân tích bài giảng, rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra phương hướng, hoạch định kế hoạch thời gian, khối lượng, nội dung kiến thức phù hợp. Được trao đổi, định hướng chuyên môn với GV cốt cán thường xuyên, sẽ giúp GV thêm vững vàng, có định hướng, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS trên lớp.
Video đang HOT
Cô và trò lớp 1A5 Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP Lào Cai – Lào Cai). Ảnh: Đức Trí
Tại Trường Tiểu học Nguyễn Du – TP Lào Cai (Lào Cai), đội ngũ GV cốt cán trở thành “cánh tay phải” chuyên môn của BGH trong việc hỗ trợ GV lớp 1 nâng cao chất lượng dạy học theo CT và SGK mới.
Cô Trần Thị Liên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du chia sẻ: Trường đã xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến” – GV có năng lực (GV cốt cán) sẽ chịu trách nhiệm kèm trực tiếp về chuyên môn với 1 GV còn hạn chế. GV cốt cán cũng sẽ đảm nhiệm lựa chọn bài và dạy mẫu các chuyên đề cho GV khác dự giờ, học tập kinh nghiệm. Trên cơ sở tiết dạy, GV cốt cán và GV đứng lớp sẽ trao đổi rút kinh nghiệm để đưa chuyên đề vào giảng dạy. BGH và tổ chuyên môn kiểm tra lại lần nữa việc dạy học của GV trên lớp để ghi nhận hiệu quả thực tế. Vướng mắc ở đâu, GV cốt cán, BGH kịp thời tháo gỡ cùng GV dạy lớp 1.
“Năm học này, nhà trường xây dựng được 2 GV cốt cán cho 5 lớp 1. GV cốt cán và BGH nhà trường thường xuyên đồng hành cùng GV lớp 1 ngày từ ngày đầu triển khai thay SGK lớp 1 nên việc dạy học gần như không gặp khó khăn, quá tải… GV có thể làm tốt vai trò dạy học ngay trên lớp, HS không căng thẳng khi học tập” – cô Liên bày tỏ.
Tại huyện Quản Bạ (Hà Giang), phòng GD&ĐT cũng triển khai mạnh mẽ nhóm GV cốt cán hỗ trợ chuyên môn cho GV khối 1. Nhóm dành thời gian dự giờ thăm lớp các trường trong huyện và rút kinh nghiệm chung về chuyên môn.
Cô Nguyễn Hương Giang – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Thanh Vân đánh giá: Đây là hoạt động bổ ích với GV dạy lớp 1 khi năm đầu tiên triển khai thay SGK, GV vẫn còn bỡ ngỡ vướng mắc. Nhóm GV cốt cán thay mặt BGH, tổ chuyên môn các nhà trường giải đáp bất kỳ thắc mắc hay khó khăn trong soạn bài, kinh nghiệm, phương pháp dạy học… được GV đặt ra.
Mặt khác, GV cốt cán cùng GV trực tiếp dạy lớp 1 bàn bạc tìm ra phương hướng dạy học hiệu quả nhất. Như vậy, không chỉ có BGH, tổ GV cốt cán trong mỗi nhà trường mà nhóm GV cốt cán liên trường sẽ đồng hành cùng GV lớp 1 trong suốt quá trình triển khai CT và SGK lớp 1 mới.
Có sự đồng hành của BGH và GV cốt cán nên quá trình triển khai CT và SGK lớp 1 mới tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP Lào Cai – Lào Cai) diễn ra thuận lợi. Ảnh: Đức Trí
“Mắt xích” không thể thiếu
Thầy Phạm Văn Tường khẳng định: GV cốt cán là những người có “tầm” về chuyên môn, thậm chí BGH phải học hỏi thêm từ họ để làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hoạch định và điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện thực tế. Hiệu quả, chất lượng của việc triển khai CT và SGK lớp 1 mới trong thời gian tới phụ thuộc không nhỏ vào đội ngũ GV này.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du cũng khẳng định: “GV cốt cán đã hỗ trợ tích cực cho BGH, thay BGH kiểm soát chất lượng chuyên môn trong dạy học. Đặc biệt, GV cốt cán góp phần không nhỏ cùng nhà trường trong việc bồi dưỡng GV tại chỗ thực hiện CT, SGK mới”.
Cũng theo cô Trần Thị Liên, với sự hỗ trợ tích cực của GV cốt cán, nhà trường chủ động hơn trong các hoạt động chuyên môn. GV nhà trường được bồi dưỡng thường xuyên liên tục. Thời gian tới, BGH nhà trường sẽ tăng cường vai trò của đội ngũ GV cốt cán trong quá trình đổi mới CTGDPT và SGK.
Cô Nguyễn Thị Phi Nga – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú (Sơn Tây – Hà Nội) cho rằng: Đội ngũ GV cốt cán đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai SGK lớp 1 mới tại trường (nghiên cứu bài giảng, quy trình, thống nhất nội dung điều chỉnh giảng dạy, đưa ra đề xuất chuyên môn, sử dụng GV…). Tổ GV cốt cán hỗ trợ cho BGH trong hoạt động nâng cao chất lượng chuyên môn. Thông qua tổ GV cốt cán, BGH nhà trường có thể nắm bắt hiệu quả hơn quá trình triển khai dạy học bên cạnh kết hợp kiểm tra thực tế.
Để triển khai tốt CT và SGK mới, BGH nhà trường sẽ có chiến lược cụ thể với đội ngũ GV cốt cán. Không chỉ hỗ trợ trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ mà còn tạo điều kiện để GV cốt cán được tiếp cận chuyên môn, giải đáp, định hướng từ những chuyên gia giáo dục, chủ biên SGK…
Phát triển đội ngũ GV cốt cán góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ GV đang trực tiếp dạy học lớp 1 và các lớp học khác ở những năm tiếp theo của đổi mới CT và SGK mới. – Cô Nguyễn Thị Phi Nga
Một giờ học Tiếng Việt cùng học sinh lớp 1
Trước ý kiến chương trình, SGK mới thiết kế bài học nặng, quá sức học sinh, phóng viên xin dự giờ một tiết học của học sinh lớp 1D, Trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội).
Hai học sinh lớp 1D Trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội) đọc từ trong giờ học
Đầu giờ học, cô giáo giới thiệu trên màn hình máy chiếu tranh vẽ và đố học sinh: Đây là cây gì, con gì? Nhìn vào tranh, học sinh hào hứng trả lời: cây thị, gà trống, con nai. Sau đó, cô giáo giới thiệu bài học về các từ "nai", "gà gáy", "cây thị". Trong vòng 15 phút, giáo viên giới thiệu xong cách ghép âm, vần, đọc mẫu và mời học sinh đứng lên đọc. Đa số học sinh trong lớp đọc được từ vừa ghép; có em đọc to, rõ ràng, trôi chảy, nhưng cũng có em phải vừa đánh vần vừa đọc.
Cuối giờ, cô giáo giới thiệu bài đọc ứng dụng từ vừa học với khoảng 4 câu có tên "Nai nhỏ". Ngay khi cô giáo dứt lời đọc mẫu, nhiều học sinh giơ tay xung phong đọc bài. Cô gọi lần lượt từng em, sau đó luyện cho từng tổ và cả lớp đọc bài ứng dụng. Giờ học kết thúc.
Cô Bùi Diễm Hương, một trong những giáo viên cốt cán của trường, cho biết, trong lớp có học sinh nhanh nhẹn nắm bắt được bài ngay, nhưng cũng có em rụt rè, chậm hơn. Mỗi ngày học 2 tiết Tiếng Việt, trong đó tiết 1 học sinh nhận biết âm, vần, ghép từ. Tiết 2 học sinh đọc kỹ bài đọc ứng dụng, trả lời các câu hỏi và luyện viết.
Buổi chiều, với những em còn chậm, cô giáo cho luyện tập tiếp, vì thế đa số học sinh nắm bài ngay trên lớp, cô không giao bài tập về nhà. Theo cô Hương, mục tiêu của chương trình mới vẫn là học sinh đọc thông, viết thạo nên học sinh không cần phải đi học trước. Việc tác giả sách cho thêm các bài đọc ứng dụng giúp học sinh củng cố từ vừa học, giáo viên không phải soạn thêm các bài đọc ở ngoài.
Trong khi đó, cô Đào Thu Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 1G, Trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội), cho biết, năm đầu tiên thực hiện SGK mới, cô trò có gặp khó khăn do chương trình Tiếng Việt có tốc độ nhanh hơn chương trình cũ, được tăng thời lượng từ 10 lên 12 tiết. Tuy nhiên, chương trình được thiết kế theo hướng mở, trao quyền cho giáo viên chủ động, linh hoạt kế hoạch dạy học phù hợp, nên giáo viên tự tin, không bị áp lực. Tiết hướng dẫn học dành nhiều thời gian cho học sinh học Tiếng Việt, không giao bài tập về nhà.
"Mục tiêu vẫn là đọc thông, viết thạo. Thời lượng bài tăng lên... Tôi tin các em sẽ vận dụng được thôi, nhưng giáo viên phải không ngừng nỗ lực, sinh hoạt chuyên môn, sáng tạo và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để nắm bắt thông tin trên lớp con đang học gì để hỗ trợ", cô Thủy nói.
Giáo viên có quyền chủ động
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du, bà Bùi Thị Diệu Ngọc, nói rằng, chương trình, SGK mới có phương pháp học rõ nét, gồm 4 phần: khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng. Để thuận lợi cho giáo viên dạy học, trước khi triển khai, trường biên soạn tư liệu, kế hoạch dạy học hằng tuần khớp với chương trình giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu cần đạt trong sách giáo viên của bộ sách. "Việc sắp xếp từng tuần như vậy sẽ nhìn rõ mỗi tuần đạt mục tiêu gì, tích hợp liên môn ra sao. Bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình sẽ tránh được hiểu nhầm quá tải như dư luận hiện nay", bà Ngọc nói.
"Kinh nghiệm để dạy tốt là giáo viên phải sinh hoạt chuyên môn hằng tuần, nghiên cứu kỹ năng lực học sinh để có cách dạy hiệu quả nhất. Chưa kể, giáo viên phải nắm vững quan điểm SGK chỉ là ngữ liệu còn chương trình mới là pháp lệnh. Khi triển khai, giáo viên có thể thay đổi ngữ liệu phù hợp với học sinh. Đó là quyền chủ động của giáo viên và cũng là cái mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018", bà Ngọc nói.
Bà Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An, bày tỏ, ở chương trình cũ, phải hết học kỳ I, học sinh mới học xong phần âm, nhưng với chương trình mới, hết tháng 9, học sinh đã hoàn thành phần này. Vì thế, khi nhìn vào sách, có cảm giác chương trình nặng hơn, nhưng thời lượng Tiếng Việt đã được tăng lên, Toán giảm xuống.
Trước đây, vài tuần một lần trường mới tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nhưng từ khi thực hiện chương trình mới, giáo viên lớp 1 được yêu cầu sinh hoạt chuyên môn hằng ngày để trao đổi thẳng thắn. Đến thời điểm này, giáo viên tự tin, nhà trường cũng không yêu cầu đánh đồng tất cả học sinh phải đạt một năng lực nhất định mà cá thể hóa từng em, bà Liên cho biết.
Ở chương trình cũ, phải hết học kỳ I, học sinh lớp 1 mới học xong phần âm. Nhưng với chương trình mới, hết tháng 9, học sinh đã hoàn thành phần này, bà Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An, nói.
'Tiếng Việt 1 chỉ là ngữ liệu tham khảo, giáo viên có thể thay đổi' Bà Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội), cho biết sách giáo khoa chỉ là ngữ liệu. Khi dạy, giáo viên có thể thay đổi cho phù hợp. Bước sang tuần thứ 6 của năm học 2020-2021, tại các trường dạy Tiếng Việt theo bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, học sinh đã học...