Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Đại học trong cách mạng 4.0
Sự can thiệp sâu của cơ quan chủ quản hay việc áp đặt “quan hệ cha – con” cho mối quan hệ giữa nhà trường – cơ quan chủ quản đã kìm hãm sự phát triển.
Ngày 21/7, tại Phú Yên, Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (thuộc Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam) đã tổ chức tọa đàm khoa học: “Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”.
Tham dự tọa đàm có Giáo sư Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Giáo sư Trình Quang Phú – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông cùng nhiều chuyên gia, hiệu trưởng các trường đại học.
Đổi mới tư duy
Giáo sư Trình Quang Phú – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông chia sẻ, đất nước ta nếu tính đến công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam thì đã là cuộc cách mạng, cuộc cải cách giáo dục lần thứ 4 (lần đầu là năm 1950, rồi 1956, 1979 và 2013).
Các đại biểu tham dự tọa đàm khoa học: “Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”.
Như Nghị quyết của Đại hội Đảng đã khẳng định, cuộc đổi mới lần này là căn bản và toàn diện, là một đột phá chiến lược cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước.
Tuy nhiên, đến nay sau 6 năm thực hiện Nghị Quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vẫn còn thiếu những điều cốt lõi để làm cuộc đột phá, cuộc cải cách toàn diện cho nền giáo dục mà nhất là giáo dục đại học Việt Nam.
“Luật Giáo dục sửa đổi vừa mới có hiệu lực, nhưng cái gốc, cái nền của sự đột phá đổi mới là từ đâu? Có người nói đó là tự chủ, chúng tôi cho rằng tự chủ là chìa khóa.
Trong đó nêu rõ: “ chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính“.Bởi việc tự chủ vẫn chưa toàn diện, có phần chậm lại. 14 năm trước Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ đã rất quyết liệt về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2016-2020.
Nghị quyết cũng xác định xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản. Vậy những năm 2016 – tức 11 năm sau, Nghị quyết 89/NQ-CP của Chính phủ lại khẳng định “giảm mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động các trường đại học, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản”.
Video đang HOT
Vậy thì cách gì để đột phá chiến lược cho cuộc cách mạng này. Chúng tôi cho rằng phải tính từ tư duy.
Cũng có người đặt ra việc đổi mới tư duy e rằng sẽ đụng chạm, đây là vấn đề có tính nhạy cảm.
Giáo sư Phú cũng dẫn lại câu nói của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, tư duy không đúng, không mạch lạc, không hệ thống thì việc thực hiện đổi mới giáo dục sẽ chắp vá, đi sai đường và tất nhiên không thành công.
Hội thảo đã tập trung thảo luận vào 5 nội dung chính đó là: Đổi mới tư duy về quản lý nhà nước với giáo dục đại học; Đổi mới tư duy về hệ thống và mô hình tổ chức đào tạo đại học;
Đổi mới tư duy về tự chủ đại học; Đổi mới tư duy về quốc tế hóa đại học ở Việt Nam; Đổi mới tư duy về người thầy trong giáo dục đại học.
Giáo sư Trần Hồng Quân cho biết, tư duy tự chủ không phải mới, mà cách đây 20-30 năm đã nêu ra rồi như: tự quản hay phân cấp quản lý…
Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng nêu lên thực tế tại các nước phát triển có đến hơn 70% sinh viên là học ở trường tư, chứ không phải trường công.Dù nêu ra như thế nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì rất khó. Ví dụ xã hội hóa giáo dục, chúng ta nêu ra sớm nhưng vướng cái tư duy là cái gì của công lập, của nhà nước mới chính thống, mới tốt… nên đến giờ vẫn chưa hoàn thiện.
Ngay Malaysia cũng có đến 600 trường tư thục, chỉ có vỏn vẹn khoảng 20 trường công để đào tạo một số ngành, lĩnh vực. Sau 20 năm thì Việt Nam chúng ta trở thành đất nước có số sinh viên trường tư thấp nhất Châu Á.
“Vậy tại sao? Tại sao chúng ta với một đất nước có truyền thống hiếu học, nằm trong môi trường như vậy, tại sao ngành giáo dục phát triển chậm?
Trong cuộc cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, lẽ ra về phía nhà nước chúng ta phải có chương trình thích ứng, hội nhập. Còn giáo dục đại học phải thích nghi, phải khai thác cái gì. Tất cả cần chúng ta phải đổi mới tư duy”, Giáo sư Quân nói.
“ Nóng” chuyện tự chủ đại học
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã dẫn ra câu chuyện của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (lùm xùm giữa nhà trường và cơ quan chủ quản là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – phóng viên) để chỉ ra vấn đề tự chủ đại học vẫn còn nhiều gai góc, phức tạp.
Giáo sư Trình Quang Phú – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: TT
Sự can thiệp sâu của cơ quan chủ quản hay việc áp đặt “quan hệ cha – con” cho mối quan hệ giữa nhà trường – cơ quan chủ quản, từ đó kìm hãm sự phát triển của nhà trường đã tạo nên những bức xúc.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho rằng, quyền tự chủ của nhà trường chỉ có thể trao cho Hội đồng trường, không thể trao cho Hiệu trưởng.
Phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền.Trường hợp ngược lại Hiệu trưởng rất dễ trở thành nhà độc tài. Do đó, chỉ có các trường đại học công tự chủ mới thực sự cần có Hội đồng trường.
Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.
Việc vẫn tồn tại “Bộ chủ quản” tức là vẫn khẳng định sự tồn tại song hành mà thực chất là đóng vai trò quyết định của cơ chế kiểu tập quyền), làm cho các Hội đồng trường đã thành lập hoạt động rất khó khăn, mang tính hình thức và buộc phải chuyển dần qua chức năng tư vấn.
TẤN TÀI
Theo giaoduc
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực: Thúc đẩy tự chủ đại học
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực thi hành, với nhiều quy định mới.
Đặc biệt, các trường đại học sẽ được "cởi trói" nhiều hơn trong thực hiện tự chủ. Tuy nhiên, để các quy định thực sự phát huy hiệu quả, vẫn cần có sự đồng bộ trong thực thi chính sách.
Rõ hơn các quy định về tự chủ
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học với nhiều quy định nới rộng, cụ thể với việc giao quyền tự chủ sẽ giúp các trường có điều kiện phát huy sự năng động, sáng tạo của mình trong tất cả các phương diện hoạt động học thuật, tài chính, nhân sự. Qua đó, thúc đẩy các trường có chính sách hoạt động hiệu quả trong nâng cao chất lượng phát triển, tăng cạnh tranh trong toàn hệ thống và với quốc tế.
Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giờ thực hành. Ảnh: Phạm Hùng
Theo quy định của Luật, hành lang pháp lý về hội đồng trường, quyền của hội đồng trường, mối quan hệ giữa hội đồng trường và hiệu trưởng được làm rõ hơn. Trong đó, hội đồng trường có thực quyền hơn trong việc quyết định về tổ chức bộ máy; tiêu chuẩn hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên và tiêu chuẩn các chức danh quản lý; quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng; quyết định chính sách học phí; phê duyệt kế hoạch tài chính...
Đối với cơ chế tài chính, Luật cũng có bước tiến dài hơn so với luật cũ khi quy định nếu không sử dụng ngân sách, cơ sở giáo dục đại học có quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ, bảo đảm tương xứng với chất lượng đào tạo. Cơ sở giáo dục đại học cũng được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của mình; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu hợp pháp.
Cũng theo quy định của Luật, các trường đại học được tự chủ cao về hoạt động chuyên môn. Trong đó, được tự chủ mở ngành, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, liên kết đào tạo trong và ngoài nước; tự chủ trong hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học - công nghệ; thúc đẩy khởi nghiệp, gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
Cùng với đó, Luật cũng yêu cầu các trường phải thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai minh bạch cho người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện đúng quy định, cam kết của trường.
Cần đồng bộ hệ thống pháp luật
Có thể thấy, việc Luật chính thức có hiệu lực thi hành, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện tự chủ giáo dục đại học đã được hoàn thiện hơn một bước. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện Luật hiệu quả, cần rà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhất là các quy định liên quan tổ chức, nhân sự, tài chính, đầu tư...
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Phạm Tất Thắng, thực tế hoạt động tự chủ của các trường đại học đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của các luật: Giáo dục, Giáo dục đại học, Khoa học và Công nghệ, Đấu thầu, Đầu tư công, Xây dựng, Đất đai, Bảo hiểm xã hội, Ngân sách... và rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy, việc cần thiết hiện nay là sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ với Luật này. Cùng với đó, cũng cần sớm gỡ "nút thắt", đổi mới về tư duy quản lý của cơ quan chủ quản.
Theo đó, Nhà nước chỉ còn đưa ra chính sách, hành lang để các trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định liên quan. Theo đại biểu Quốc hội Lê Quân (đoàn Hà Nội), trong quá trình thực hiện tự chủ đại học chắc chắn sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới nên phải sử dụng tư duy mới để tiếp cận và giải quyết vấn đề, nếu không sẽ lại thấy "bánh xe" đổi mới giáo dục đại học gặp khó khăn và trục trặc.
Cùng với đó, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục rà soát xây dựng các chuẩn giáo dục đại học như chuẩn chương trình, chuẩn giảng viên... tạo không gian thống nhất trong toàn hệ thống giáo dục trong nước và phù hợp với xu hướng quốc tế. Qua đó, mới bảo đảm chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc công nhận văn bằng, tín chỉ giữa các trường trong khu vực và trên thế giới, cũng như tạo sự yên tâm khi giao quyền tự chủ nhiều hơn.
Theo kinhtedothi
Từ tháng 7, không còn phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức Từ ngày 1.7, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học (được Quốc hội thông qua vào tháng 11.2018) sẽ có hiệu lực thi hành với nhiều thay đổi lớn ảnh hưởng đến hoạt động của các trường. Luật Giáo dục ĐH sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1.7 không phân biệt về giá trị văn...