Đổi mới phương pháp ôn thi
Vài năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT áp dụng kỳ thi THPT quốc gia vừa để xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, hình thức luyện thi tại trung tâm dường như không còn đất sống. Nhiều phương thức ôn thi mới hiệu quả hơn đã được các thí sinh áp dụng.
Những trung tâm ôn thi như thế này không còn nhiều.
Ảm đạm trung tâm luyện thi
Trung tâm luyện thi ĐH Bách khoa Hà Nội từng phát triển mạnh với rất nhiều địa điểm và thí sinh chen chúc từ sáng đến đêm khuya. Nhưng đến nay, theo quan sát thực tế, khu vực này chỉ còn lác đác điểm dạy với rất ít lớp. Tại một trung tâm luyện thi còn tồn tại, người phụ trách trung tâm cho biết hiện nay trung tâm chỉ còn vài ba lớp, với khoảng 200 học sinh ôn luyện, bằng một phần rất nhỏ của ngày xưa.
Các trung tâm xung quanh Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn hay Đại học ngoại ngữ cũng tương tự. Hỏi chuyện các vị phụ trách những trung tâm còn sót lại, hầu hết đều chia sẻ trước đây, mỗi đợt cuối năm học, học sinh các tỉnh đổ về ôn thi cấp tốc không chứa xuể. Vài năm nay, học sinh đến ôn luyện chỉ còn lác đác. Trong đó, chủ yếu là ở các lớp học toán, lý, hóa, sinh.
Tại TP Hồ Chí Minh, ở các trung tâm luyện thi nổi tiếng một thời cũng rơi vào tình trạng cũng tương tự. Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Danh, nguyên Tổ trưởng Tổ Sinh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), chia sẻ: Tình hình luyện thi trước đây so với bây giờ đúng là khác nhau quá xa. Thời trước, một ngày tôi dạy luyện thi cả 3 buổi sáng, chiều, tối. Có lớp lên đến khoảng 200 học sinh. Bây giờ ít nhu cầu luyện thi.
Ông Nguyễn Đức Hiệp, nguyên Tổ trưởng Tổ vật lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cũng cho biết trước đây luyện thi ĐH đông, phải thường xuyên giãn các phòng ra thành hội trường. Bây giờ học sinh chủ yếu học ở nhà hoặc online. Cấu trúc đề là 60% học sinh có thể đạt điểm trung bình, còn 40% khó dành cho xét ĐH, CĐ, áp lực luyện thi vì thế cũng không nặng như trước.
Bắt đầu từ năm 2015 đến nay, Bộ GD-ĐT cho các trường ĐH lập đề án tuyển sinh riêng, mở rộng các phương thức tuyển sinh bên cạnh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Nhiều trường đều xét tuyển từ kết quả học bạ THPT. Phương thức này giúp học sinh vào ĐH, CĐ không quá khó như trước kia nên số lượng người ôn thi vì thế mà giảm.
Ôn thi tại trường đỡ vất vả, bớt tốn kém
Thay vì tìm tới các trung tâm luyện thi bên ngoài trường, năm nay hầu hết HS lớp 12 tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng… chọn cách ôn thi tại trường. Theo nhiều học sinh, nguyên nhân ít tham gia luyện thi tại các trung tâm vì hầu hết các môn đều thi trắc nghiệm, cách ra đề cũng bớt khó hơn trước, thời gian dành cho việc ôn tập sau khi kết thúc chương trình phổ thông ngắn nên việc tìm tới trung tâm luyện thi sẽ không đạt được hiệu quả bằng ôn thi ngay tại trường. Việc này còn giảm được cả vất vả trong việc đi lại và chi phí.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TP Hồ Chí Minh cho biết: Nhà trường đã hướng dẫn học sinh lớp 12 đăng ký khối thi, ngoài ba môn bắt buộc là Ngữ Văn, Toán và Ngoại ngữ, mỗi em sẽ chọn một trong hai tổ hợp m ôn thi Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa, Công dân) để xét tốt nghiệp. Đồng thời, học sinh được hướng dẫn đăng ký nguyện vọng mà các em sử dụng chính để xét tuyển Đại học hoặc thi đánh giá năng lực đối với một số trường đại học. Trên cơ sở đó, trường chia lớp theo tổ hợp, sau khi hoàn thành kiểm tra học kỳ 2, học sinh sẽ chuyển sang giai đoạn ôn tập theo lớp đã chia để đạt hiệu quả cao nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào Đại học.
Em Thanh Huyền, HS Trường THPT Hai Bà Trưng (Hà Nội), cho biết: Trong lớp hầu hết các bạn chọn cách ôn thi ngay tại trường vì kiến thức chỉ là ôn lại thôi, hơn nữa các thầy cô dạy cuối cấp cũng đều là những giáo viên có kinh nghiệm, hoàn toàn yên tâm. Còn em Kiều Trang, học sinh Trường Việt Đức thì cho biết, kế hoạch ôn tập được nhà trường chuẩn bị rất cụ thể theo hướng dẫn sát sao của giáo viên bộ môn. Với hình thức thi trắc nghiệm như năm nay em thấy khá nhẹ nhàng nên cũng không quá lo lắng phải đi học thêm ở trung tâm.
Ôn thi linh hoạt
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, về chương trình dạy học, Trường THPT Nguyễn Du đã thực hiện dạy trực tuyến từ ngày 3/2 cho đến ngày 2/5 dưới nhiều hình thức: E-Learning, zoom, web trường nhưng tỉ lệ tham gia của học sinh thay đổi liên tục. Trong tháng 2, học sinh học trực tuyến là 90%, tháng 3 giảm xuống còn 70%; đến tháng 4, nhà trường siết mạnh việc điểm danh và mời phụ huynh, số học sinh học trực tuyến đạt 96%.
Video đang HOT
Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, những con số trên chưa phản ánh đúng thực tế do có rất nhiều học sinh lên hệ thống trực tuyến điểm danh rồi đi ngủ, giáo viên rất khó kiểm soát hết. Mặt khác, vào thời điểm đó, cả nước đều tiến hành học online khiến đường truyền internet bị quá tải, nhiều học sinh không đăng nhập được nên không hứng thú với việc học trực tuyến. Các giáo viên nhận định, hiệu quả truyền đạt và tiếp thu kiến thức qua dạy học trực tuyến không cao vì nhiều lý do khác nhau.
Chính vì vậy, khi đi học trở lại, nhà trường triển khai công tác vừa học kiến thức mới, vừa ôn kiến thức cũ để kết thúc chương trình đúng thời gian quy định. Đối với học sinh lớp 12, nhà trường đang sắp xếp để các em hoàn tất các bài kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên theo quy định. Các giáo viên tiến hành kiểm dò lại toàn bộ kiến thức đã học, kết hợp với phần tinh giản chương trình mà Bộ GD- ĐT đã công bố để giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức của từng môn.
Tương tự, tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức, trường đã tổ chức dạy học hai buổi/ngày và sắp xếp bán trú để học sinh tập trung học tập trong giai đoạn nước rút, tạo thuận lợi cho phụ huynh đưa đón con em đến trường. Công việc trọng tâm được nhà trường và giáo viên tập trung trong những tuần đầu dạy học trở lại là khảo sát hiệu quả dạy học trực tuyến. Trường có thuận lợi là 100% học sinh đều tham gia học trực tuyến. Hầu hết học sinh của trường có khả năng tự học và tiếp thu kiến thức khá tốt.
Tuy nhiên, thầy Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân đánh giá: So với học tập trung tại trường, mức độ tiếp thu kiến thức qua dạy học trực tuyến của học sinh được giáo viên đánh giá chỉ đạt từ 60 -70%. Nguyên nhân là do việc học nhiều tiết liên tục trên máy tính khiến sức khỏe và sự tập trung của học sinh giảm dần. Chưa kể, học trực tuyến cũng hạn chế về mặt tương tác, nhắc nhở trực tiếp từ giáo viên và sự thi đua giữa các học sinh với nhau khiến các em mất động lực học tập. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy có độ vênh nhất định về mức độ tiếp thu kiến thức giữa các nhóm học sinh.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn: Giải quyết 2 dạng bài nghị luận xã hội thường gặp
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lí là hai dạng bài quan trọng mà học sinh lớp 9 cần đặc biệt lưu ý khi ôn thi vào lớp 10 môn Văn.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, cô Nguyễn Thị Thu Trang - Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra gợi ý cách xử lí các dạng bài nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi vào lớp 10 môn Văn, giúp học sinh ôn thi vào lớp 10 đạt điểm cao.
Kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn luận, trình bày quan điểm về một hiện tượng xảy ra trong thực tế, thu hút sự quan tâm của nhiều người như nếp sống văn minh đô thị, nghiện mạng xã hội, cuồng thần tượng...
Đó có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu nhưng dù đề bài ra theo hướng nào thì khi viết đều phải triển khai được 4 luận điểm chính:
Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng đời sống, làm rõ các khái niệm trong đề bài.
Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đang diễn ra trong thực tế. Ảnh hưởng ra sao đối với đời sống xã hội?
Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân của hiện tượng, tác hại hoặc vai trò của hiện tượng đối với đời sống con người.
Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp, liên hệ thực tế bản thân.
Ví dụ: Viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay (Đề thi Văn vào lớp 10 Hà Nội năm 2015).
- Luận điểm 1: Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được lưu giữ trong lịch sử.
- Luận điểm 2: Biểu hiện của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:
Tiếp nối, phát huy những phong tục văn hóa tốt đẹp trong đời sống.
Quảng bá, tuyên truyền văn hóa trên thế giới.
- Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Đề cao tinh thần dân tộc, tự tôn, lòng yêu nước.
- Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp/liên hệ thực tế: Tiếp tục giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc; giao lưu, chia sẻ những nét đẹp ấy đến với bạn bè quốc tế.
Lưu ý, đối với hiện tượng tích cực, học sinh cần làm rõ tác dụng, ý nghĩa của nó với thực tiễn cuộc sống; đồng thời phê phán những hiện tượng trái ngược; đề xuất giải pháp nhân rộng hiện tượng và bài học liên hệ. Đối với hiện tượng tiêu cực thì phải phân tích được tác hại, hậu quả cũng như đề xuất phương án khắc phục hiện tượng.
Cô Nguyễn Thị Thu Trang - Giáo viên môn Ngữ văn
Kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn luận vấn đề thuộc đạo đức, lối sống, nhân cách con người và ứng xử trong xã hội như đức tính khiêm tốn, tinh thần lạc quan, tấm gương vượt khó... (tích cực) hay lối sống ích kỉ hưởng thụ, bệnh vô cảm, sự dối trá... (tiêu cực).
Dù đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề tích cực hay tiêu cực, viết đoạn văn hay bài văn thì bài viết vẫn phải đầy đủ 3 luận điểm sau:
Luận điểm 1: Giải thích các khái niệm, quan niệm, khái quát vấn đề cần nghị luận là gì.
Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lí.
Luận điểm 3: Phan đê, bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Ví dụ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải mang khát vọng được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa tỏa sắc hương. Trong bài thơ Một khúc ca xuân, Tố Hữu cũng đã viết: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sống trong câu thơ trên của Tố Hữu bằng một bài văn.
- Luận điểm 1: Giải thích, đánh giá:
"Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình": Biết cho đi yêu thương, sống tận tâm, quan tâm những người xung quanh, có trách nhiệm với chính mình và người khác.
Giữa "cho" và "nhận" luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Muốn nhận được điều tốt đẹp ta phải biết "cho" đi những điều tốt đẹp.
- Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lí.
Biểu hiện của sự cho đi: Chúng ta có thể "cho" đi về vật chất hoặc sẻ chia về mặt tinh thần.
Tác dụng của việc cho đi: Cuộc sống trở nên vui vẻ, ý nghĩa; nhận được tình cảm yêu thương, sự kính trọng từ mọi người...
Kết hợp hài hòa giữa "cho" và "nhận".
Nêu một số tấm gương của việc cho và nhận: Hồ Chí Minh, Bill Gates...
- Luận điểm 3: Phan đê, bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Lối sống vô cảm, sống chỉ biết "nhận" chứ không hề "cho" - "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" đáng phê phán.
"Cho" đi đúng lúc, đúng mức, không nên mù quáng.
Bài học trong cuộc sống: biết yêu thương, trân trọng cuộc sống.
Ngoài ra khi viết dạng văn nghị luận xã hội học sinh cần lưu ý xác định đúng yêu cầu của đề bài, thực hiện đúng phương pháp và chọn lựa đúng kiến thức cần huy động. Đặc biệt dẫn chứng sử dụng trong bài viết phải có sự chọn lọc, vừa đủ và thuyết phục người đọc. Cùng với đó lập luận phải sắc sảo, chặt chẽ và thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của người viết.
Cô Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ thêm: "Trước khi bắt tay vào viết bài, các em nên dành thời gian tìm hiểu đề, lập dàn ý theo các thao tác nghị luận mà cô đã hướng dẫn để bài viết đúng hướng và đủ ý. Đặc biệt, phải thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội, tin tức thời sự để đưa dẫn chứng thực tế vào bài viết, kết hợp lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục thì cô tin bài làm của các em sẽ đạt điểm cao".
Bí kíp luyện thi hiệu quả Nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong việc ôn thi tốt nghiệp THPT đưa ra lời khuyên: Các em cần sắp xếp thời gian ôn tập giữa các môn phù hợp; có kế hoạch chi tiết cho từng môn, tránh học tủ; chú ý bảo đảm sức khỏe, tâm lý thoải mái... Học sinh Trường THCS - THPT Đào Duy Anh ôn luyện...