Đổi mới hoạt động giáo dục thường xuyên ở Hải Phòng
Những năm qua, hệ thống giáo dục thường xuyên của Hải Phòng không ngừng đổi mới và phát triển. Các cơ sở giáo dục thường xuyên đã góp phần quan trọng trong xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người dân học tập suốt đời.
Giờ học tin học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng.
Năm 2020, khi công tác tuyển sinh của các trường đại học kết thúc, niềm vui trọn vẹn đến với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên quận Hồng Bàng. Trong số rất nhiều học sinh, học viên theo học tại trung tâm có hai em là học sinh khiếm thị. Trong đó, em Tiêu Phương Anh đỗ vào Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Ðại học quốc gia Hà Nội). Kết quả cho thấy sự nỗ lực vượt qua mọi rào cản khó khăn để học tập tốt của Phương Anh đồng thời cũng là nỗ lực, của các cán bộ, giáo viên trung tâm khi tạo cơ hội học tập trong mọi hoàn cảnh cho mỗi người. Theo Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên quận Hồng Bàng Nguyễn Ngọc Thắng, chỉ tính riêng trong năm học 2020-2021, Trung tâm đã tổ chức dạy học chương trình THPT hệ giáo dục thường xuyên cho 1.056 học sinh học nghề hướng nghiệp cho 499 học viên 124 học viên học nghề ngắn hạn 128 học viên liên kết đào tạo… Ðiểm đáng chú ý là trong hoạt động giáo dục của trung tâm luôn có học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố, năm học 2019-2020 có chín giải, năm học 2020-2021 có bảy giải. Ðối với các học sinh được đào tạo nghề ra trường có việc làm đạt hơn 90%.
Video đang HOT
Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp và đại học (Sở Giáo dục và Ðào tạo Hải Phòng) Nguyễn Anh Thuấn cho biết, các cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn thành phố có một trung tâm giáo dục thường xuyên cấp thành phố và 14 trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên quận, huyện với 20 cơ sở, địa điểm tổ chức dạy và học. Ngoài ra, còn có 217 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho mọi người 200 trung tâm tư thục hoạt động giáo dục thường xuyên các loại hình tạo nên một diện mạo mới về hoạt động giáo dục thường xuyên. Trong đó, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên luôn đa dạng hóa chương trình hoạt động, từng bước nâng cao năng lực tự chủ, đa dạng hóa các ngành nghề, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, hệ thống các trung tâm đã tăng cường bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, đường truyền internet, phần mềm, học liệu, áp dụng dạy học trực tuyến, xây dựng môi trường hấp dẫn đối với người học. Phụ huynh và học sinh đã nhận biết thiết thực hơn đối với hình thức đào tạo này và ủng hộ, động viên con em vào học. Năm học 2021-2022, toàn thành phố có 8.286 học sinh theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên gồm cả học văn hóa lẫn học nghề. Ngoài ra, còn hàng nghìn các học viên học tập, bồi dưỡng kiến thức với các hình thức khác nhau, góp phần quan trọng trong phân luồng tạo cơ hội học tập tốt nhất cho mọi người dân, không phân biệt đối tượng, lứa tuổi.
Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư ngày 10/5/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập khẳng định: Gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Ðổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phù hợp Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Quyết định 489/QÐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố rà soát, củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong cung ứng các chương trình học tập thường xuyên, suốt đời cho mọi người. Vì vậy, việc tồn tại, đổi mới phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục thường xuyên là hết sức cần thiết.
Ðể tăng cường năng lực, đổi mới hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Ðào tạo triển khai hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thông tin trị giá hơn 761 nghìn USD do Hàn Quốc tài trợ xây dựng “Trung tâm giáo dục thông minh tương lai Gyeosangnam” tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng. Trung tâm gồm phòng máy tính, phòng học đa năng phòng giáo viên, đóng vai trò là trung tâm giao tiếp cho giáo dục công nghệ thông tin toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển của giáo dục công nghệ thông tin. Trung tâm sẽ góp phần nâng cao năng lực quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa bài giảng trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên…
Mặt khác, để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Ðào tạo Hải Phòng đã phối hợp sở, ngành liên quan khảo sát, rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động, phân tích các nhiệm vụ, chức năng để cơ cấu lại hệ thống giáo dục thường xuyên, bảo đảm xây dựng xã hội học tập, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục hiệu quả. Theo Vụ trưởng Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Hoàng Ðức Minh, vai trò giáo dục thường xuyên gắn với nhiệm vụ chính trị an sinh xã hội, xây dựng xã hội học tập. Hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên của Hải Phòng phù hợp các quy định của Ðảng, pháp luật Nhà nước, hoạt động hiệu quả. Trong bối cảnh mới, cần bảo đảm sự phát triển ổn định của hệ thống giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục thường xuyên cũng cần mạnh dạn thay đổi nhằm làm tốt sứ mệnh tạo cơ hội học tập suốt đời, tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo…
Trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ số để tự học
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 14531/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Một trong những điểm đáng chú ý của kế hoạch này là mục tiêu trang bị năng lực thông tin cho 50-70% số người trong độ tuổi lao động; từ 70-90% các trường đại học có triển khai đại học số và xây dựng học liệu số; 70-80% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số.
Học sinh Trường THCS Trường Sa (P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) trong giờ học online. Ảnh: H.Yến
Như vậy, nếu thực hiện được theo kế hoạch nêu trên của UBND tỉnh, cơ hội học tập suốt đời của người dân ngày càng được mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi hơn. Trên thực tế, hiện nay đa phần người dân (cả trong và ngoài độ tuổi lao động) đều đã sở hữu cho mình thiết bị thông minh có kết nối internet. Điều này có nghĩa là mỗi cá nhân đã sở hữu cho mình kho tri thức khổng lồ của thế giới.
Tuy vậy, muốn khai thác được kho tri thức này một cách có hiệu quả và không bị "lạc lối" trước những "kiến thức giả", người dân cần phải có năng lực thông tin trong môi trường số. Nghĩa là được trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, tiếp cận, thu thập thông tin trong quá trình tự học. Việc trang bị kỹ năng này cho đối tượng học sinh, sinh viên, cán bộ, viên chức là không khó bởi họ có môi trường và điều kiện thuận lợi để học tập.
Lao động tự do, nông dân, công nhân... sẽ ít có cơ hội được trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ số để tự học. Trong khi đó, muốn xây dựng cộng đồng học tập, xã hội học tập thì không thể bỏ qua những đối tượng này. Như vậy, một trong những điều mà các đơn vị có trách nhiêm, liên quan trong đề án xây dựng xã hội học tập nên lưu tâm là trang bị cho người dân kỹ năng sử dụng công nghệ số để tự học. Chỉ khi có được kỹ năng này, người dân mới làm chủ được công nghệ số trong học tập.
TP.HCM: Nhiều hoạt động trong Tuần lễ học tập suốt đời 2021 Tuần lễ học tập suốt đời năm 2021 trên địa bàn TP.HCM với chủ đề 'chuyển đổi số để xây dựng thành công một xã hội học tập mới' diễn ra tại TP.HCM từ ngày 1 đến 7-10. Học sinh TP.HCM - Ảnh: Quang Định Ngày 8-10, UBND TP.HCM sẽ tổ chức tổng kết và khen thưởng những tập thể, cá nhân có...