Đổi mới giáo dục vì tương lai
Việt Nam đang hội nhập quốc tế mạnh mẽ và ngành Giáo dục không nằm ngoài xu hướng này.
Song, làm sao “hội nhập mà không hòa tan”, vừa giữ được nét đặc thù của nền giáo dục nước nhà vừa mạnh mẽ đổi mới, từng bước tiệm cận chuẩn chung của thế giới?
Ảnh minh họa
Lâu nay, chúng ta luôn xác định, giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; giáo dục vừa không tách rời khỏi điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vừa phải phù hợp xu hướng giáo dục thế giới. Thực tế cho thấy, phát triển toàn diện giáo dục – đào tạo là một bài toán không hề dễ, khi mà sản phẩm của giáo dục chính là con người – phải vừa mạnh khỏe về thể chất, vừa có vốn tri thức và kỹ năng cần thiết để bổ sung cho nguồn nhân lực quốc gia; và trước xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay, yêu cầu về chất lượng sản phẩm giáo dục càng đặt ra cao hơn.
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc trong giáo dục, không chỉ thể hiện ở những tấm huy chương trong các cuộc thi. Đó là: Các chương trình, sách giáo khoa được nghiên cứu, cải tiến và cập nhật bên cạnh việc đầu tư lớn cho cải tiến, nâng cấp trường lớp; bên cạnh loại hình đào tạo công lập, nhiều trường lớp tư thục ra đời, góp thêm nguồn lực từ xã hội cho công tác giáo dục; trước đây chỉ đánh giá thụ động qua điểm số thì nay nhà trường có thể quản lý, nhận xét người học trực tiếp qua những phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin; có thêm nhiều mô hình xã hội học tập, học ngoài nhà trường… Tất cả đã góp phần hiện đại hóa công tác giáo dục, để việc dạy và học trở nên dễ dàng hơn, liên tục hơn, phù hợp với nhiều nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau. Nhờ vậy, giáo dục phổ thông của Việt Nam đã bước vào nhóm 50 nước và giáo dục nghề nghiệp cũng được xếp vào nhóm 100 nước đứng đầu thế giới.
Nhưng, vẫn còn đó nhiều vấn đề còn là câu hỏi chưa có lời giải xác đáng: Việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên như thế nào? Thi đại học ra sao để tuyển được sinh viên chất lượng? Việc thi “hai trong một” dù được đánh giá là đổi mới, đột phá nhưng dư luận vẫn băn khoăn về chất lượng chuẩn “đầu vào”, “đầu ra”… Hay cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học thế nào là hiệu quả nhất…? Gần đây, quanh bộ sách tiếng Việt lớp 1, nhiều ý kiến phụ huynh đánh giá, chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt “nặng và khó hơn” trước, nhiều bài học “khó hiểu”, “thiếu tính giáo dục”, thậm chí “cổ xúy cho thói xấu”…
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với 63 tỉnh, thành phố, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Giáo dục phải đi trước một bước, hội nhập quốc tế, phù hợp với xu hướng thế giới; điều gì đã là xu thế thế giới, thì nhất định không đi ngược lại. “Đi trước một bước” chính là sớm rút kinh nghiệm thực tế, học hỏi cách làm chung của thế giới, giải cho hết những câu hỏi nêu trên, để sớm có một xã hội học tập trên nền tảng bản sắc văn hóa nước nhà, vừa nhanh nhạy tiếp thu cái hay, cái tốt của giáo dục thế giới. Không thể cứ e ngại, bảo thủ mà không chịu nắm bắt xu thế chung, càng không thể chỉ chạy theo cái “mới” mà vội phủ định cội nguồn.
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới trở nên “phẳng” đối với mọi lĩnh vực, không riêng ngành Giáo dục. Yêu cầu hội nhập càng cao thì đổi mới giáo dục càng trở nên cấp thiết. Công việc này rất khó khăn, đòi hỏi thời gian và công sức, tập trung nỗ lực của toàn ngành, toàn xã hội. Và, chỉ có sự quyết tâm, cộng đồng trách nhiệm, thì việc đổi mới giáo dục mới chắc chắn thành công.
Video đang HOT
Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ, ngành Giáo dục phải “chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại”.
Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư để có được con người – sản phẩm quý giá nhất trong mọi sản phẩm, là sự đầu tư cho phát triển, cho tương lai mai sau. Đảng, Nhà nước đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu” chính là bởi như vậy. Hội nhập quốc tế là xu thế không thể đảo ngược và giáo dục không thể tách mình khỏi xu thế này. Trước khó khăn, thách thức, yêu cầu cao của người dân về giáo dục, thì ngành Giáo dục càng phải kiên trì, kiên định, không ngừng sáng tạo để góp phần đào tạo được những lớp người Việt Nam mới “vừa hồng, vừa chuyên”.
Giấy khen như huy chương, chỉ nên tặng vài cháu giỏi nhất lớp
"Giấy khen chỉ trở nên vô giá trị nếu được phát đại trà, vì thế không nên bỏ mà nên hạn chế, chỉ tặng thưởng cho vài ba học sinh xuất sắc nhất lớp".
Đó là ý kiến của độc giả tên Hiếu khi bình luận dưới bài viết "Giấy khen cho học sinh là phần thưởng lỗi thời, nên bỏ". Trong gần 100 ý kiến trao đổi về vấn đề này, nhiều người cho rằng ngành Giáo dục không nên bỏ việc tặng giấy khen cho học sinh vào cuối năm học. Hiệu quả động viên, khích lệ của giấy khen giảm mạnh là do nó bị lạm dụng, được phát cho đa số học sinh trong lớp, chứ không phải không có tác dụng gì.
Độc giả Châu Anh cho biết, hình thức khích lệ học sinh bằng giấy khen cũng được áp dụng ở các nước phát triển chứ không chỉ ở Việt Nam. Con chị đang học ở Canada và cũng nhận được nhiều giấy khen.
" Bệnh thành tích không chỉ của nhà trường đâu mà còn của cả bố mẹ. Con đi học mà cuối năm không có giấy khen là bố mẹ cũng áp lực lắm. Tổ trưởng khu phố từng hỏi tôi 'con chỉ đạt học sinh trung bình thôi à' vì tôi không nộp giấy khen cuối năm để khen thưởng theo yêu cầu của tổ dân phố.
Tuy nhiên xóa bỏ hoàn toàn giấy khen thì cũng không nên. Giấy khen vẫn cần thiết nhưng chỉ cho những trường hợp đặc biệt thôi. Đừng nói là trên thế giới có mỗi Việt Nam mình có giấy khen. Con tôi đang học cấp 3 ở Canada, năm nào cháu cũng nhận được rất nhiều giấy khen của các môn học khác nhau.
Với điểm bình quân trên 9.0, các cháu sẽ nhận được huy chương bạc và mời đến dự bữa sáng tại trường cùng với thầy hiệu trưởng. Đó là niềm tự hào và cũng là động lực để các cháu tiếp tục phấn đấu", Châu Anh viết.
Lê Ngân: Giấy khen là động lực không nhỏ về tinh thần cho các em. Các em cố gắng phấn đấu 1 năm học thì xứng đáng được nhận, còn các em chưa đạt thì lấy đó làm tấm gương để phấn đấu cho năm sau. Đã bao nhiêu thế hệ đều như thế. Không hiểu các ông học tư tưởng tiến bộ của xã hội nào, nước nào mà nêu ý kiến bỏ giấy khen?
Lê Tần: Việc học bây giờ không có giấy khen còn khó hơn ấy.
Phạm Liên: Thời buổi bây giờ rất nhiều học sinh lơ là với việc học. Có những em rất chăm chỉ học hành. Giấy khen là một chút tinh thần động viên các em đấy để cố gắng trong học tập. Tại sao lại phải đau khổ khi lại không nhận được giấy khen? Tại vì có chịu học đâu mà đòi giấy khen. Nếu mà có em nào không nhận được giấy khen thì phải biết nhìn những bạn có giấy khen mà cố gắng chăm chỉ theo, nên tôi không tán thành bỏ.
Nguyễn Lý: Xã hội phát triển như bây giờ, các em phải học nhiều thì nhiều em được giấy khen, số ít không học thì phải chịu. Tôi không tán thành bỏ giấy khen.
Lasen: Quan điểm bỏ giấy khen quá sai lầm bởi học sinh bây giờ được sự quan tâm của cả cộng đồng, cha mẹ và nhà trường nên mới có kết quả tốt như vậy. Khi các cháu đạt thành tích tốt thì nhất thiết phải có cái gì đó giống như giấy khen để lưu lại sau này, bởi giấy khen không đắt tiền hay tốn kém gì và các cháu xứng đáng được nhận.
Còn bạn nào vì chưa học tốt nên không nhận được thì phải cố gắng. Điều đó là dĩ nhiên, không thể vì sự tổn thương của ai đó học dốt mà quên đi việc động viên các cháu đã nỗ lực trong suốt năm học. Ai cũng muốn được khen ngợi, tại sao lại nói giấy khen lỗi thời? Một tờ giấy khen thôi mà còn không có thì rút cục chúng ta dùng hình thức gì để khen các cháu?
Bức ảnh cả lớp chỉ có 1 học sinh không được nhận giấy khen gây bão mạng những ngày gần đây.
Mặc dù khẳng định giấy khen vẫn có giá trị, nhiều bạn đọc cho rằng để phát huy tối đa giá trị đó, cần hạn chế phát tràn lan cho học sinh, vì phải ít, phải hiếm mới quý.
Hoàng Long: Giấy khen cần thiết chứ. Nhưng phải ít, phải hiếm thì mới quý, số bạn được phải ít hơn số bạn không được thì mới tạo nên sự khao khát cho học sinh, cháu nào có cũng cảm thấy thực sự hãnh diện. Chỉ cần 60% học sinh được giấy khen là giá trị của nó đã giảm mạnh rồi chứ đừng nói lớp 50 cháu thì 45 cháu có.
Nguyễn Thái Hoát: Giấy khen cho các cháu cũng như tấm giấy huân huy chương. Chỉ có điều không nên đại trà mà thôi. Ai thật xứng đáng thì cần biểu dương, chứ không nên vì sợ các cháu buồn mà ai cũng được, làm vậy các cháu thiếu cố gắng và thi đua lẫn nhau.
N.B.Tre: Ngày xưa mình học, phần thưởng và giấy khen chỉ được phát cho học sinh nhất, nhì, ba. Mình học giỏi nhất lớp cũng chỉ là học sinh tiên tiến.
Tieu Vy: Theo mình vẫn nên giữ giấy khen để tạo động lực cho các con. Bố mẹ cũng biết con mình học đến đâu và đang ở mức độ nào. Đánh giá học sinh giỏi và tiên tiến ở cấp 2 và cấp 3 thì mình thấy phản ánh đúng học lực của học sinh ở các danh hiệu. Còn cấp 1 đánh giá theo Thông tư 22 không phản ánh đúng. Con trai mình học lớp 4, lớp có 53 bạn thì đến 50 bạn được giấy khen (25 bạn xuất sắc như kiểu khen học sinh giỏi, 25 bạn khác khen vượt trội).
Mình thấy giấy khen vượt trội hay khen từng mặt rất vô lý. Chỉ cần 1 môn 9 điểm là được giấy khen rồi. Các bạn 5 môn đạt 9-10 và các bạn chỉ có 1 môn đạt 9-10 cũng được khen như nhau... Mình nghĩ nên thay đổi lại cách khen thưởng đối với học sinh cấp 1 thôi. Khen thưởng theo hình thức đang áp dụng thì quá nhiều giấy khen, nhàm thật.
Nông dân: Theo mình không nên bỏ giấy khen, mà nên hạn chế số lượng khen thưởng trong một lớp. Khen tối đa khoảng 5 học sinh lấy từ cao xuống thấp. Khen nhiều quá thì mất giá trị của giấy khen, không khen ai thì không tạo ra động lực phấn đấu.
Dung: Có thể không bỏ giấy khen nhưng chỉ khen thưởng cho học sinh giỏi xuất sắc nhất nhì lớp thôi, như thời mình ngày xưa thì học nhất nhì và 3 là được giấy khen. Bây giờ lạm dụng giấy khen quá mức luôn, học một môn khá cũng giấy khen. Đừng lên khen theo từng môn như vậy.
Quachvanthanh61: Cũng cần có giấy khen nhưng nên xếp hạng vị thứ của học sinh, chỉ khen 3 em đứng đầu thôi.
Vũ Dũng: Không bỏ nhưng chỉ dành khen cho các cháu xứng đáng. Nói thật là bệnh thành tích vẫn còn nặng lắm.
Lai Châu: Nhiều "khởi sắc" giáo dục Nậm Nhùn Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn song xác định "giáo dục là quốc sách hàng đầu", các cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Hệ thống trường lớp, cơ sở...