Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu bền vững – Bài 1: ‘Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu’
Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, ngành Giáo dục và Đào tạo cần sự phát triển đột phá, tiếp tục thực hiện đổi mới để đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có kiến thức và kỹ năng vững vàng, khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, phát triển và hội nhập, không những cần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường mà còn phải quan tâm đến đổi mới giáo dục – đào tạo, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững năm 2030 của Việt Nam là “Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”.
Nhân dịp Đại hội lần thứ XIII của Đảng, phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết chủ đề “Đổi mới giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững”, cung cấp bức tranh tổng quát về đường lối, chiến lược, chính sách đổi mới và phát triển bền vững nền giáo dục Việt Nam, ghi nhận ý kiến đánh giá, nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý về những thời cơ cũng như thách thức đang phải đối mặt của ngành giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.
Bài 1: ‘Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu’
Xuyên suốt nhiều kỳ Đại hội Đảng cũng như nhiều Hội nghị Trung ương, quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu không thay đổi.
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đặt yêu cầu, xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt phát triển đất nước.
Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, ngành Giáo dục và Đào tạo cần sự phát triển đột phá, tiếp tục thực hiện đổi mới để đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có kiến thức và kỹ năng vững vàng, khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trao Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba và tặng hoa chúc mừng các học sinh THPT đoạt giải Olympic quốc tế năm 2020. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Tại Lễ tuyên dương học sinh đoạt Giải Olympic quốc tế năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ: Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam luôn thể hiện truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài.
Ngay từ năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nền giáo dục và sự hiếu học của dân tộc Việt Nam luôn được đề cao và vun đắp với minh chứng bởi 82 văn bia tiến sĩ tại Khu Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Đặc biệt vào năm 1484, nơi đây được khắc ghi câu văn nổi tiếng của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của giáo dục đối với sự phát triển và hưng thịnh của đất nước. Người đặt trọn niềm tin, hy vọng vào thế hệ trẻ để kế tục xứng đáng truyền thống vẻ vang của cha ông bằng sự nỗ lực phấn đấu học tập của mình, mở ra tương lai tươi sáng giàu đẹp cho đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của giáo dục và đào tạo, xuyên suốt qua nhiều kỳ Đại hội Đảng cũng như nhiều Hội nghị Trung ương, quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu không hề thay đổi.
Chẳng hạn, Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VII) năm 1993 khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đặc biệt, từ thực tiễn đổi mới và những nút thắt phát triển nảy sinh, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra ba đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về nguồn nhân lực. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) (Nghị quyết số 29-NQ/TW) một lần nữa khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân ta.
Video đang HOT
Tiếp nối những tinh thần trên, dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt yêu cầu, xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức, Tổ trưởng Tổ tư vấn Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo cho rằng, giai đoạn 2010 – 2020 đánh dấu bước thay đổi của giáo dục Việt Nam gắn với thực hiện Nghị quyết ại hội XI, XII của ảng, trong đó, đột phá chiến lược là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.
Cùng với sự chung sức của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Kết luận 51-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục các cấp đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Giáo dục mầm non đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo dục phổ thông có chuyển biến tốt cả về đại trà và mũi nhọn; phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học được duy trì.
Quản trị Đại học có chuyển biến tích cực, chất lượng được nâng cao. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Công tác quản lý giáo dục từng bước được đổi mới, coi trọng quản lý chất lượng; bước đầu thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục.
Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về vốn nhân lực, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 38 trên 174 nền kinh tế; trong đó, tiêu chí về kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển… Trong các đợt đánh giá PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam đạt nhiều kết quả vượt trội so với trung bình của các nước trong khối.
Về giáo dục đại học, đến nay, Việt Nam có 4 trường đại học nằm trong tốp 1.000 thế giới; 11 trường đại học nằm trong tốp các trường đại học hàng đầu châu Á; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới.
Được chọn là một điểm đột phá, lộ trình đổi mới thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông đã hoàn thành.
Việc đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục đại học được triển khai theo hướng đánh giá năng lực, kết hợp kết quả cuối năm học; khắc phục tình trạng học lệch, học tủ ở phổ thông; giảm áp lực và tốn kém cho xã hội.
Đổi mới những vấn đề cốt lõi
Học sinh trường Tiểu học Đình Tổ 2, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh học chương trình dạy SGK lớp 1 mới. Ảnh: Thái Hùng/TTXVN
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức chia sẻ, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm chỉ đạo đến cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện. Cùng với việc triển khai trong thực tiễn, các chủ trương đổi mới của ảng đã được luật hóa.
Trong vòng hai năm liên tiếp (2018-2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục được soạn thảo, thông qua và đi vào cuộc sống. ồng thời, trong 5 năm (2016-2020), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền 278 văn bản, góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho đổi mới giáo dục, kịp thời tháo gỡ những nút thắt trước đây trong lĩnh vực giáo dục, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo vẫn còn một số bất cập, khó khăn cần có giải pháp khắc phục như: quan điểm “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu” chưa được quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa đầy đủ, đồng bộ. Hệ thống trường lớp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và các khu đô thị lớn còn thiếu, xuống cấp. Xã hội hóa trong giáo dục phổ thông gặp nhiều khó khăn. Một số cơ sở giáo dục đại học có quy mô nhỏ, chưa được chú trọng đầu tư, chất lượng đào tạo không cao. Giáo viên còn thừa, thiếu cục bộ tại một số địa phương.
Do vậy, trong giai đoạn 2021-2025, ngành Giáo dục và Đào tạo cần tập trung thực hiện Kết luận 51-KL/TW của Ban Bí thư. Trong đó, đối với giáo dục phổ thông, ngành triển khai thành công chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
ối với giáo dục đại học, ngành đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Ngành cần đổi mới công tác quản lý, coi trọng quản lý chất lượng, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát được đẩy mạnh; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục, đào tạo. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng cần nỗ lực, quyết tâm khắc phục cho được những bất cập, hạn chế.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong đó, có những vấn đề quan trọng đối với ngành Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, sẽ có không ít thách thức mà ngành phải đối mặt. Việc tiếp tục triển khai đổi mới giáo dục và đào tạo một cách căn cơ, đòi hỏi đi vào chiều sâu, mang tính thực chất hơn nữa, yêu cầu sự quyết liệt của cả hệ thống. Trong đó, việc đổi mới phương thức quản lý, đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá đòi hỏi cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phải thay đổi thói quen vốn dĩ đã có từ lâu. Đây là điều không thể một sớm một chiều.
Với giáo dục đại học, tự chủ là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp không ít khó khăn do sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật và để tìm cách làm mới, phù hợp sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề đặt ra.
Cùng với đó, năm 2021, chương trình phổ thông mới đối với lớp 2 và lớp 6 sẽ tổ chức thực hiện. Những môn học mang tính tích hợp cao bắt đầu xuất hiện. Việc này đặt ra những yêu cầu ngày càng cao của công tác bồi dưỡng cũng như nỗ lực tự thân của mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy cô.
Bài 2: Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
69 cử nhân đầu tiên tốt nghiệp chương trình đào tạo trực tuyến ĐH Mở TP.HCM
Ngày 10/1/2021 trường Đại học Mở TP.HCM vừa tổ chức lễ tốt nghiệp cho 69 cử nhân đầu tiên và khai giảng chương trình Cử nhân trực tuyến khóa 4/2020 cho 650 tân sinh viên.
Thành lập từ tháng 5/2016, chương trình trực tuyến của Trường Đại học Mở TP.HCM đã góp phần thực hiện sứ mệnh của một đại học "mở" - đem lại cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Những "trái ngọt" đầu tiên
69 tân cử nhân đầu tiên tốt nghiệp từ chương trình, đó là trái ngọt đầu tiên của chương trình đào tạo trực tuyến của trường.
Trong tổng số 69 Tân Cử nhân tốt nghiệp lần này, có 9 lượt sinh viên được khen thưởng vì đạt được các thành tích học tập trong toàn khoa học, trong đó 1 sinh viên đạt danh hiệu "thành tích học tập xuất sắc toàn khoá", 8 sinh viên đạt danh hiệu "thành tích học tập giỏi toàn khoá".
69 sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Mở TP.HCM đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng tri thức cho xã hội. Đồng thời, Nhà trường tổ chức chào đón 650 tân sinh viên nhập học chương trình Cử nhân trực tuyến Khóa 4/2020 thuộc 10 ngành, gồm các ngành Luật học, Luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính Ngân hàng.
Chia sẻ thêm về kết quả học tập của 69 tân cử nhân khóa đầu tiên này, TS Phan Thị Ngọc Thanh - Giám đốc Trung tâm đào tạo trực tuyến, trường ĐH Mở TP.HCM bày tỏ, đối với các học viên hoàn thành chương trình cử nhân trực tuyến, có thể nói đó là sự nỗ lực, là nghị lực phi thường của họ. Bởi lẽ, giữa bộn bề cuộc sống gia đình, kể cả khoảng cách không gian, thời gian, họ đã sắp xếp cho việc học này, quả thật không phải là chuyện đơn giản.
GS. TS Nguyễn Minh Hà - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP.HCM
GS. TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP.HCM cũng phân tích, chương trình đào tạo trực tuyến có lịch trình học rất khắt khe, đòi hỏi người học ý thức tự giác, tự học là chính. Khi các sinh viên ý thức được việc tự học thì họ sẽ tìm tòi tài liệu, tự bản thân phải lên một lịch trình học bám sát chương trình đào tạo.
Do đó, đào tạo trực tuyến là một hình thức đào tạo mà yêu cầu người học phải có tinh thần tự giác cao, đồng thời với sự hướng dẫn của giáo viên, sự hỗ trợ của nhân viên nhà trường để cho các anh chị hoàn thành các chương, các module bằng cách tự học, tự nghiên cứu, tự giải bài tập.
Do đó, để lấy được tấm bằng chương trình này, đòi hỏi người học phải kiên trì trong suốt 4 năm học, bên cạnh sự tự giác và một quyết tâm cao độ trong suốt hành trình.
GS. TS Nguyễn Minh Hà nhấn mạnh: "Sứ mệnh của trường là đóng góp và nâng cao tri thức cho cộng đồng bằng các hình thức, phương tiện linh hoạt và thuận tiện nhất giúp cho người học nâng cao trình độ. Là trường đại học mang tính chất "mở" cho nên mở cơ hội học tập cho mọi người, nên nhà trường cung cấp các hình thức, phương tiện để cho việc học có bằng cấp, học không bằng cấp, giúp người học nâng cao kiến thức, giúp người học học tập suốt đời".
Câu chuyện tân sinh viên tuổi U80
TS Phan Thị Ngọc Thanh - Giám đốc Trung Tâm Đào tạo Trực tuyến - Trường Đại học Mở TP.HCM
Trong số 650 tân sinh viên, có trường hợp đặc biệt như tân sinh viên U80 - ông Nguyễn Văn Tấn, là một doanh nhân có hai quốc tịch Việt Nam và Đài Loan đăng ký theo học.
Ông Tấn kể, từ tháng 7/2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cùng với thôi thúc cá nhân muốn trau dồi kiến thức về luật, ông đã lên mạng tìm hiểu thông tin tuyển sinh nhiều trường đại học. Tình cờ ông Tấn đọc được thông tin chương trình cử nhân trực tuyến, khá phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình, nên ông đã đăng ký. Nguyện vọng của ông sau khi tốt nghiệp là tiếp tục chinh phục kiến thức ở những bậc học cao hơn, đồng thời có thể đem kiến thức về ngành Luật mà mình được học để hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho những người cần.
"Tôi mê học luật vì đó là thứ đang thiếu trong đầu của tôi, như là: luật dân sự, luật hình sự.... Dù tôi năm nay 72 tuổi, nhưng mình vẫn cảm thấy thiếu kiến thức, nếu mình không học mình thấy tụt hậu. Cuộc đời phải như vậy, phải học liên tục. Cái học là cái không bao giờ hết, cái học là cái phải suốt đời", ông Tấn chia sẻ.
Kể từ khi thành lập vào 05/2016 cho đến nay, chương trình trực tuyến của Trường Đại học Mở TP.HCM luôn nhận được sự ủng hộ cao từ phía xã hội. Nhà trường đã hợp tác đào tạo với nhiều cơ quan, tổ chức, như UBND tỉnh Bình Phước, trường Cao đẳng Cộng Đồng Hà Nội, trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM, Công ty VIAGS Tân Sơn Nhất và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
Hiện nay đã có hơn 5.000 sinh viên trên khắp cả nước và các quốc gia lân cận như Malaysia, Philippines... tham gia chương trình Cử nhân trực tuyến, với 10 ngành đào tạo: Marketing, Ngôn ngữ Anh, Luật học, Luật Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng.
Cùng với đó, trường sẽ tiếp tục triển khai các khóa học online ngắn hạn, như khóa luyện thi TOEIC, luyện thi TOPIK tiếng Hàn, luyện thi đầu vào Kiểm toán viên, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của xã hội.
Với những giá trị đồng hành với người học hoàn thành tốt mục tiêu học tập và phát triển sự nghiệp của mình, chương trình đào tạo trực tuyến tại Đại học Mở TP.HCM là một trong những chương trình đào tạo tiên tiến nhất hiện nay khi áp dụng dụng các tính năng hữu ích của công nghệ vào hoạt động giảng dạy, giúp người học bắt kịp các xu hướng học tập trên thế giới và có cơ hội tiếp cận đến nguồn tri thức ở mọi lúc và mọi nơi.
Mô hình nào cho giáo dục phổ thông Việt Nam? Giáo dục phổ thông đã triển khai nhiều mô hình trường học khác nhau. Có mô hình duy trì và phát triển, có mô hình sau đó biến mất. Liệu có mô hình trường học nào phù hợp với đổi mới giáo dục trong 15 - 20 năm tới? Giờ học tại một trường THPT của TP.HCM thuộc mô hình tiên tiến hội...