Đổi mới căn bản, toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
Sáng 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương, khen thưởng tập thể cá nhân trong phong trào thi đua năm học 2021 – 2022.
Một tiết học ở Trường THPT Hoàng Hoa Thám, TP Đà Nẵng. Ảnh tư liệu, minh họa: Văn Dũng/TXVN
Tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực không biết mệt mỏi và những thành quả mà các thế hệ thầy, cô giáo, học sinh toàn ngành Giáo dục của thành phố đã đạt được; góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển thành phố.
Theo Bí thư Thành ủy, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã xác định xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực của vùng, xây dựng Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học tầm Quốc gia.
Thực hiện mục tiêu trên, Bí thư Thành ủy đề nghị, ngành Giáo dục thành phố cần thực hiện quyết liệt các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Phương châm của ngành là lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh; chủ động phối hợp với các cấp chính quyền trong việc tăng cường đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội thành phố.
Cùng với đó, ngành Giáo dục phải đổi mới nội dung, hình thức hướng nghiệp cho học sinh Trung học theo định hướng phân luồng học tập và dạy nghề; kết hợp chặt chẽ các lực lượng trong xã hội làm công tác giáo dục hướng nghiệp; tiếp tục thực hiện tốt phân luồng sau Trung học Cơ sở và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; phối hợp với các cấp Hội Khuyến học đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đa dạng hóa phương thức học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Theo báo cáo, thành phố Đà Nẵng hiện có 163 trường đạt chuân quôc gia (chiếm 39,4%), tăng 36 trường so với năm 2015; có 163 thư viện đạt chuẩn (chiếm 84%), tăng 12 thư viện với năm 2015; gần 100% các trường Tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Toàn ngành có 100% cán bộ quản lý và giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn. Việc huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước nhằm đầu tư, tài trợ, tham gia giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, được quan tâm, thực hiện có hiệu quả.
Từ năm 1997 đến nay, học sinh thành phố mang về 45 giải thưởng khu vực châu Á và quốc tế; 1.208 giải quốc gia. Từ năm 1994 đến nay, 62 nhà giáo được tặng thưởng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”. Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng vinh dự được nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhì. Nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu cao quý của Nhà nước, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố.
Video đang HOT
Dịp này, nhiều tập thể, cá nhân của ngành Giáo dục Đà Nẵng được nhận Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND thành phố. 21 nhà giáo được tặng danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu Đà Nẵng.
Giáo dục STEM: Chìa khóa giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực chất lượng cao
Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán được kỳ vọng sẽ giải quyết được bài toán thiếu hụt nguồn cung nhân lực chất lượng cao Việt Nam hiện nay.
Ngày 8.11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM).
Ông Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu
10% trong số các kỹ sư tốt nghiệp có khả năng sử dụng tiếng Anh
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo (Ban Tuyên giáo Trung ương) nhấn mạnh, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán tại Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa được nhận thức đầy đủ. Số lượng học sinh theo học các ngành khoa học, công nghệ, toán còn chưa nhiều.
Thêm vào đó, việc định hướng cho các học sinh có đam mê, năng lực và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp thuộc về các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán còn nhiều khoảng trống khiến công tác tuyển sinh và đào tạo tại một số trường gặp khó khăn, thậm chí không tuyển được sinh viên trong những ngành học truyền thống.
Tại buổi tọa đàm, ông Đào Cường Việt, Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng cho biết, sau 6 tháng triển khai tìm các nguồn nhân lực chất lượng cao, phía công ty mới chỉ tuyển dụng được 50 người, trong khi nhu cầu là 200 người.
Theo ông Việt, số lượng tuyển dụng ở các trường đại học tương đối lớn nhưng những sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu của LG Innotek thì lại hạn chế. Cụ thể, ngoài vấn đề chuyên môn thì sinh viên còn cần khả năng ngoại ngữ nhưng chỉ 10% trong số các kỹ sư tốt nghiệp có khả năng sử dụng tiếng Anh.
Nhân lực STEM đóng vai trò đặc biệt quan trọng
Đánh giá về hiện trạng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM), Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến nhận định, trong cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 nhân lực STEM nói chung, nhân lực STEM chất lượng cao nói riêng, đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến
Theo tiến sĩ Tiến, lực lượng này vừa đóng vai trò đáp ứng, giải quyết các yêu cầu mới của thị trường lao động mà còn khai thác được các cơ hội trong cách mạng công nghệ 4.0 để đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội.
"Hiện tại, chúng ta mới chỉ nói nhiều đến giáo dục STEM, còn các khái niệm quan trọng như năng lực STEM, nhân lực STEM, việc làm STEM thì chưa được mấy khi đề cập đến. Tuy rằng, trong mấy năm gần đây giáo dục STEM đã bước đầu được triển khai trong GDPT, nhưng nhận thức về STEM trong xã hội cũng như trong nghiên cứu và xây dựng chính sách còn hạn chế. Tuyển sinh trong các ngành STEM cũng chưa có sức thu hút cần thiết", tiến sĩ Tiến đưa ra đánh giá.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến cũng nhấn mạnh, Việt Nam có chủ trương, chính sách, chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng về nhân lực. Song nhiều sáng kiến mới đang ở giai đoạn đầu triển khai và thiếu sự hỗ trợ của các phân tích chuyên sâu. Vì vậy, Tiến sĩ Tiến đề xuất cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực STEM chất lượng cao trong thời kỳ mới. Đặc biệt việc phát triển giáo dục STEM được coi là điều kiện tiên quyết trong phát triển nguồn nhân lực STEM.
Ông Đỗ Hoàng Sơn - thành viên Liên minh STEM khẳng định, giáo dục STEM được lựa chọn trong chương trình giáo dục phổ thông mới với hướng tiếp cận tiên tiến, có tính đột phá, vừa đẩy mạnh giáo dục các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, vừa thực hành phương pháp học liên môn, góp phần kích thích khả năng tư duy, năng lực sáng tạo, xử lý vấn đề cũng như phẩm chất cá nhân của mỗi học sinh. Không chỉ nhằm mục đích đào tạo nên các nhà khoa học tự nhiên, các kỹ sư, chuyên gia lập trình mà hơn hết, mô hình giáo dục STEM hướng tới những con người chủ động, những thế hệ học sinh, sinh viên mang tinh thần của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
PGS.TS Hùynh Quyết Thắng - Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Cũng trong khuôn khổ buổi tọa đàm, PGS.TS Hùynh Quyết Thắng - Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đưa ra ý kiến, các quốc gia như Mỹ hay các nước châu Âu định hướng đào tạo cho học sinh phổ có đam mê toán và khoa học được quan tâm và tổ chức từ rất sớm. Điều này giúp hình thành năng lực, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề để khi vào bậc đại học các sinh viên sẽ phát triển lên thành năng lực đổi mới sáng tạo thích ứng giải quyết những bài toán ở bậc Đại học và khi ra trường.
Nắm bắt được điều này, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, hợp tác với các trường phổ thông định hướng giáo dục STEM.
Hội thảo này là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn theo mô hình hợp tác cùng phát triển, một bên là lý thuyết, một bên là các nhà nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đào tạo, một bên là các trường Đại học mới đào tạo nhân lực, một bên là nhà tuyển dụng. Từ những đúc kết kinh nghiệm và thực tiễn, Ban Tuyên Giáo có những kiến nghị tốt hơn cho Chính phủ; còn các trường Đại học có định hướng tốt hơn khi hợp tác hỗ trợ các trường phổ thông từ đó thay đổi định hướng của các em học sinh THPT với khoa học công nghệ.
Được biết, các hoạt động STEM tại trường Đại học Bách Khoa đang được đẩy mạnh và đa dạng hơn, không chỉ hướng tới sinh viên mà còn hướng tới cung cấp cho các học sinh phổ thông nhằm đẩy giáo dục STEM, góp phần tạo ra sự đam mê hiểu biết, hứng thú học tập của học sinh phổ thông, hỗ trợ và định hướng học sinh trong việc lựa chọn ngành học trong tương lai trong lĩnh vực STEM để thúc đẩy nền kinh tế tri thức trong một thời đại mới.
STEM là phương pháp giáo dục tích hợp liên môn, liên ngành, trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học thông qua thực hành và ứng dụng, đưa ra giải pháp cho các vấn đề thực tế trong cuộc sống.
Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, giúp phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc "tức thì" trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.
Đắk Lắk: Đề nghị thanh tra toàn diện đối với Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Đắk Lắk vừa tổ chức Đoàn kiểm tra hoạt động của Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders, bước đầu phát hiện một số sai phạm. Trung tâm tổ chức hoạt động tại Tầng 3, Trung tâm thương mại - tòa nhà Vincom Plaza Buôn Ma Thuột. Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders là Chi nhánh Đắk...