Dồi dào chính sách hỗ trợ, “gỡ rối” cho sinh viên trong mùa dịch bệnh
Nhằm hỗ trợ tối đa sinh viên trong mùa dịch, hàng loạt trường đại học, cao đẳng đưa ra các chính sách miễn, giảm học phí, học bổng, trả chậm học phí từ 1-6 tháng, vay lãi suất 0%… để chia sẻ khó khăn về kinh tế do dịch COVID-19.
Nhiều trường đại học đưa ra các chính sách ưu đãi sinh viên mùa dịch. Ảnh: Hải Nguyễn.
Tặng giáo trình tận nhà cho tân sinh viên
Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM vừa triển khai chương trình hỗ trợ tặng giáo trình cho toàn bộ tân sinh viên của trường và gửi đến tận nhà cho sinh viên qua dịch vụ bưu điện.
Giáo trình gửi tới sinh viên được cán bộ và các anh chị sinh viên gói ghém cẩn thận kèm theo dòng chữ: “Kiến thức là sức mạnh để vượt mọi khó khăn – From HCMUT with love”. Sinh viên các tỉnh lân cận như: Bến Tre, Kiên Giang… đã bắt đầu nhận được những “món quà tri thức” này.
Đại học Bách khoa TP.HCM thực hiện tặng sách, gửi tận nhà cho toàn bộ tân sinh viên K2021. Ảnh: HCMUT.
Trong lúc dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp, những phần quà yêu thương này của trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM như một lời động viên tiếp thêm động lực để các tân sinh viên yên tâm học tập trong điều kiện chưa thể triển khai học tập trung.
Dồi dào chính sách hỗ trợ
Video đang HOT
Nhằm hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với sinh viên, Đại học Quốc gia TP.HCM thông báo hỗ trợ vay ưu đãi học tập lãi suất 0% trong học kỳ 1 năm học mới 2021-2022 cho sinh viên toàn hệ thống, tối đa 10 triệu đồng/học kỳ.
Trường Đại học Văn Hiến miễn 100% học phí kỳ đầu cho thí sinh F0 hoặc có người thân (ba, mẹ, anh, chị, em ruột), người nuôi dưỡng nhiễm COVID-19. Quỹ Trái tim Hùng Hậu của trường cũng hỗ trợ cho vay học phí lãi suất 0%…
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM dành 40 tỉ đồng để trao học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên với trị giá 100%, 75%, 50% và 30% học phí; thực hiện xét học bổng theo từng học kỳ để sinh viên có động lực học tập và nghiên cứu.
Dự kiến, có khoảng 30% sinh viên của trường sẽ được thụ hưởng các gói học bổng trên. Tân sinh viên nhập học hoàn cảnh thật sự khó khăn có thể làm đơn để nhà trường xem xét, tùy mức độ và có thể được miễn học phí trong suốt quá trình học tập.
Bên cạnh các chính sách miễn, giảm học phí, nhiều trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các chính sách cho sinh viên nợ, trả chậm học phí từ 1-6 tháng, vay lãi suất 0%… để chia sẻ khó khăn về kinh tế do dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.
Mức vốn cho vay tối đa: 7 triệu đồng/học sinh, sinh viên. Thời hạn cho vay là dưới 1 năm.
Lãi suất cho vay: 0%/năm; lãi suất nợ quá hạn là 6,6%/năm (bằng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội hiện nay).
Vụ mắng sinh viên 'óc trâu': Sức khỏe tâm thần thầy cô bị bỏ quên?
Lâu nay, sự chú ý toàn xã hội chỉ tập trung vào việc làm thế nào dạy chất lượng, làm cho học sinh vui vẻ mà không tính đến sức khỏe tâm lý thầy cô mới là quan trọng, quyết định thầy cô dạy hiệu quả không.
Mới đây, cộng đồng mạng tiếp tục xôn xao với một vụ việc quát tháo sinh viên xảy ra trong lớp học trực tuyến tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
Theo đó, một đoạn clip quay lại giờ học được cho là thuộc bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ khí được chia sẻ trên Youtube.
Đoạn clip khiến nhiều người giật mình bởi tình huống lúc đó giữa giảng viên và sinh viên rất căng thẳng. Dựa trên cuộc nói chuyện, có vẻ như sinh viên đã không hiểu bài giảng, dẫn đến thầy giáo mất bình tĩnh, to tiếng.
Giảng viên liên tục quát: "Như là cái óc trâu vậy, nói hoài rồi cũng không làm, tôi giải cho thằng này, thằng kia không nghe rồi cũng y chang. Một việc đơn giản nhất, các cái số đánh nó phải nằm trong hình chữ nhật, kêu hoài tại sao không làm? Tại sao không làm? Tại sao?". Xen lẫn giọng giảng viên, là giọng sinh viên thỏ thẻ: "Dạ để em chỉnh lại ạ".
Sau sự việc, giảng viên cũng đã nhận mình sai và xin lỗi trước toàn thể lớp học này.
Trước đó mấy ngày, mạng xã hội cũng lan truyền clip 6 phút ghi lại sự việc cô Y. (dạy văn cấp 3 ở Quảng Trị) buông những lời mắng chửi thậm tệ học sinh như: "quái thai về thể xác, quái thai về tâm hồn, rác rưởi của xã hội, đồ mạt hạng, đồ tiểu nhân, đồ nít ranh, đồ nớ chết quách đi cho rồi, đồ điên, rác thải của xã hội, ra xã hội em sẽ bị tống tù..." .
Với sự vào cuộc của nhà trường, cô Y. cũng đã phải làm tường trình, tự nhận hành động của mình là sai.
Ảnh minh họa
Trước những tình huống trên, câu hỏi đặt ra là làm sao để giảng viên kiềm chế được cảm xúc của mình?
Trao đổi với PV Infonet, PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường đại học Giáo dục (ại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, đằng sau những lời lẽ thiếu kiềm chế đó có thể là sức chịu đựng quá giới hạn, công việc quá tải.
"Lâu nay, sự chú ý toàn xã hội chỉ tập trung vào việc làm thế nào dạy chất lượng, làm cho học sinh vui vẻ mà không tính đến sức khỏe tâm lý thầy cô mới là quan trọng, quyết định thầy cô dạy hiệu quả không.
Đầu tiên, muốn học sinh học tập vui vẻ thì các cô phải thoải mái. Thế nhưng, hiện nay chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận dạy học trực tuyến khiến các giáo viên đang rơi vào tình trạng quá tải khi vừa phải thiết kế bài giảng, làm video, kết nối phụ huynh, lại lo làm sao tạo hứng thú cho học sinh trong khi các thầy cô có những khó khăn riêng.
Đương nhiên trước một núi công việc và nhiều lo toan dễ dẫn đến việc rối loạn sức khỏe tâm thần, không làm chủ được cảm xúc và phát ngôn và nó sẽ còn tiếp tục tiếp diễn nếu không có chiến lược chăm sóc sức khỏe tinh thần cho giáo viên", PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, điều đầu tiên chúng ta cần làm là nâng cao năng lực nhận thức của giáo viên, nhận diện dấu hiệu mất cân bằng của mình, phải biết việc tự cân bằng sức khỏe tâm thần và coi đó là nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, nếu không sẽ gây hại cho học sinh.
Cùng với đó, phải tiến hành tư vấn tâm lý cho giáo viên. Bố mẹ học sinh cũng cần kiểm soát cảm xúc vì khi bố mẹ biết tiết chế cảm xúc, đồng cảm hơn với thầy cô, để cô vui vẻ dạy học.
Bởi vì nếu mỗi người phàn nàn 1 câu thôi thì cả lớp 50 câu sẽ khiến giáo viên ức chế tinh thần dù họ đã rất cố gắng. Thực tế có nhiều phụ huynh rất hay đổ tội, thiếu cảm thông với giáo viên.
Những tình huống đáng tiếc xảy ra khi giáo viên thiếu kiềm chế cảm xúc có thể nhìn nhận bản thân giáo viên thiếu kỹ năng kiểm soát tình huống xác định điểm trôi cảm xúc. Rõ ràng giảng viên không nên tranh cãi với học sinh, trong tinh huống tức giận, bản thân giáo viên có quyền tắt mic của sinh viên và mời em ra phòng chờ để bình tĩnh trước khi học tiếp.
"Trước đây công tác đào tạo giáo sinh sư phạm ngó lơ việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp hay kể cả những lớp ứng xử sư phạm cũng quá ngắn để sinh viên sư phạm rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Môt tín hiệu đáng mừng là vài năm nay việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm có sự chuyển biến, hội nhập tiếp cận năng lực ứng xử....
Tôi nghĩ rằng có thể sau này tiêu chí vào ngành sư phạm không chỉ dựa vào điểm đầu vào, phải thêm tiêu chuẩn định tính như phỏng vấn đánh giá động cơ, phẩm chất đạo đức, người nào có xu hướng nhiễu tâm, hung tính ngay từ đầu không phù với ngành nghề có thế loại ngay vì rõ ràng năng lực có nhưng phẩm chất lại không đáp ứng", PGS. TS Trần Thành Nam nói.
Nhiều trường ĐH, CĐ miễn, giảm học phí cho tân sinh viên Nhằm chia sẻ với những khó khăn của sinh viên do đại dịch Covid-19, nhiều trường ĐH, CĐ đã có chính sách miễn, giảm học phí để thực hiện mục tiêu không sinh viên nào phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 TS Bùi Quang Trung, Hiệu trưởng Trường CĐ Sài Gòn...