Doanh số màn hình laptop đạt kỷ lục 282 triệu vào năm 2021
Hãng phân tích TrendForce vừa công bố kết quả một nghiên cứu cho biết lô hàng màn hình cho laptop vào năm ngoái lên tới con số kỷ lục 282 triệu chiếc, tương ứng mức tăng trưởng hằng năm là 25,1%.
Theo Digitnews, báo cáo của TrendForce nêu rõ, trong nửa đầu năm ngoái nhu cầu tăng cao là do ảnh hưởng của đại dịch nên nhiều người cần dùng máy tính để làm việc tại nhà. Trong nửa cuối năm, khi các hạn chế về kiểm dịch trên toàn thế giới bắt đầu được dỡ bỏ, nhu cầu bắt đầu thay đổi khi doanh số bán hàng tập trung vào các công ty.
Màn hình laptop là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất
Cũng theo TrendForce, lượng xuất xưởng màn hình cho laptop sẽ bắt đầu giảm vào quý 1 và quý 2 năm nay. Kết quả cho thấy, sản lượng màn hình laptop trong quý 1 có thể đạt 67,9 triệu chiếc, thấp hơn 9,7% so với quý trước, và trong quý 2, con số sẽ giảm thêm 9,5% xuống còn 61,4 triệu chiếc.
Nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ việc các nhà sản xuất laptop đã tăng hàng tồn kho màn hình, bởi tình trạng khan hiếm trong hai năm qua đã khiến các nhà sản xuất tăng cường mua chúng để tránh gián đoạn chuỗi cung ứng. Ngoài ra, tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu, nguồn cung laptop giảm dẫn đến tình trạng dư thừa màn hình trong kho.
Đồng thời, TrendForce lưu ý lợi nhuận của màn hình dành cho laptop cao hơn so với màn hình dành cho máy tính để bàn và TV, vì vậy các nhà sản xuất màn hình sẽ tiếp tục cố gắng tăng nguồn cung trong danh mục mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho họ. Điều này có thể buộc họ phải tích lũy thêm lượng hàng và bắt đầu hạ giá. Đổi lại, các nhà sản xuất máy tính xách tay có thể dành toàn bộ nửa đầu năm 2022 để điều chỉnh lượng dự trữ thành phẩm.
Theo các nhà phân tích của TrendForce, đến cuối năm 2022, các lô hàng màn hình dành cho laptop vẫn sẽ giảm 6% và đạt khoảng 265 triệu chiếc.
Video đang HOT
Chuỗi bán điện thoại, laptop tăng trưởng 150% sau giãn cách
Doanh số tại các đại lý bán lẻ mặt hàng điện tử ghi nhận mức tăng trưởng cao từ 150-200% so với trước giãn cách. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là mức tăng ngắn hạn.
Khoảng hơn 10 ngày sau khi TP.HCM được nới lỏng giãn cách, doanh số tại các cửa hàng kinh doanh đồ điện tử dần hồi phục. Một số đại lý ghi nhận mức tăng trưởng 150% so với những tháng trước dịch. Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân sức mua tăng cao là do nhu cầu của người dùng bị dồn nén trong khoảng thời gian dài.
Tuy nhiên, đây có thể là tăng trưởng tạm thời. Nhiều nhà bán lẻ lo lắng sau giai đoạn này, sức mua sẽ giảm dần.
Doanh số tăng cao ở nhiều đại lý
"Khi quy định giãn cách được nới lỏng vào khoảng giữa tháng 9, các cửa hàng Thế Giới Di Động hoạt động trực tuyến, doanh số hồi phục khoảng 80% so với lúc trước dịch. Từ 1/10, chúng tôi mở cửa trở lại hơn 2.000 cửa hàng trên toàn quốc. Doanh số trong khoảng 10 ngày đầu tiên tăng khoảng 150% so với những tháng kinh doanh bình thường trước đây", ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động trả lời PV .
Nhu cầu tìm mua điện thoại, laptop của người dùng tăng cao sau khi quy định giãn cách được nới lỏng.
Theo ông Hiểu Em dự đoán, đến hết tháng 10 doanh số toàn chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh sẽ tăng khoảng 30-40% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, CEO Thế Giới Di Động cho biết sức mua tại đại lý đang cao hơn dịp Tết Nguyên Đán, giai đoạn bán hàng cao điểm trong năm.
Trao đổi với PV , ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Trải nghiệm Khách hàng và Marketing của FPT Retail cho biết tình hình tăng trưởng của FPT Shop đạt mức khá tốt sau dịch, ngay từ 1/10.
Không riêng 2 ông lớn Thế Giới Di Động và FPT Shop, ở các hệ thống nhỏ hơn cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh sau giãn cách. "Sau 10 ngày đầu mở cửa trở lại các cửa hàng ở khu vực miền Nam, doanh số có mức tăng trưởng tốt, ở mức 150% so với trước thời gian giãn cách xã hội, một số ngành hàng tăng 200%", ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện truyền thông chuỗi bán lẻ CellphoneS chia sẻ.
Theo ông Huy, nguyên nhân của sự tăng trưởng trong giai đoạn này đến từ việc nhu cầu mua sắm của người dùng bị kìm nén trong suốt khoảng thời gian dài.
Ngoài ra, dù quy định giãn cách đã được nới lỏng ở nhiều địa phương, nhưng học sinh, sinh viên vẫn học trực tuyến. Đây là nguyên nhân khiến máy tính xách tay cháy hàng ở một số đại lý.
Theo nhà bán lẻ, mặt hàng máy tính xách tay hiện có nhu cầu cao, tăng trưởng 200% so với trước dịch bệnh. Các mẫu laptop ở giá dưới 25 triệu đồng đang cháy hàng ở nhiều đại lý.
Bên cạnh mua sắm sản phẩm mới, nhu cầu sửa chữa thiết bị điện tử của người dùng cũng tăng lên sau giãn cách. Nhiều trung tâm sửa chữa quá tải trong những ngày này.
"Hầu hết nhân viên của trung tâm sửa chữa phải làm việc tăng ca để xử lý thiết bị nhanh nhất cho khách hàng. Với lượng máy đang sửa chữa, chúng tôi dự đoán khoảng hơn một tuần nữa nhu cầu mới giảm dần", đại diện trung tâm sửa chữa Điện thoại vui trả lời PV .
Tại hệ thống sửa chữa Viện Di Động, lượng khách hàng đến sửa chữa tăng gấp 3 lần ngày thường. "Thông thường, chúng tôi mất khoảng 1-2 ngày để thay pin, màn hình cho khách hàng. Hiện tại vì nhu cầu tăng cao, thời gian sửa chữa kéo dài 2-3 ngày", đại diện Viện Di Động cho biết.
Tăng trưởng trong ngắn hạn
Dù sức mua thị trường đang tốt, nhưng doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng điện tử vẫn lo lắng vì đây là tăng trưởng ngắn hạn. Các đại lý dự đoán sau giai đoạn này, doanh số chắc chắn sẽ giảm vì khả năng chi tiêu của người dùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
"Chúng tôi dự đoán sau hai tuần, sức mua của thị trường miền Nam sẽ giảm sút, thấp hơn trước dịch khoảng 20%. Điều này tương tự như những gì đã xảy ra ở khu vực miền Bắc trước đó", ông Nguyễn Lạc Huy trả lời PV .
Ngoài ra, một số đại lý tỏ ra đáng tiếc vì lượng hóa không đủ cung cấp cho thị trường trong giai đoạn này.
"Doanh số sau hai tuần đầu tháng 10 đã phục hồi ngang bằng thời điểm trước giãn cách. Tuy nhiên, vì lượng hàng về Việt Nam bị gián đoạn nên không đủ cung cấp cho khách hàng. Nếu lượng hàng iPhone, MacBook chính hãng dồi dào, mức tăng trưởng còn có thể cao hơn nữa", đại diễn chuỗi bán lẻ Minh Tuấn Mobile chia sẻ.
Bên cạnh đó, một số đại lý vẫn lạc quan về tình hình kinh doanh trong quý IV. "Tôi dự đoán việc tăng trưởng sẽ kéo dài đến hết tháng 10. Sang tháng 11 là thời điểm iPhone 13 series được bán ra, hứa hẹn đạt doanh số cao. Tháng 12 là bắt đầu của mùa mua sắm cuối năm", ông Đoàn Văn Hiểu Em nói. CEO Thế Giới Di Động kỳ vọng tăng trưởng trong quý IV sẽ giúp công ty bù đắp doanh số giảm sút trong giai đoạn giãn cách vì dịch bệnh.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp xem đây là thời điểm thích hợp để phát triển kênh bán hàng trực tuyến. "Sau thời gian dịch bệnh, khách hàng đã dần quen với hành vi mua sắm trực tuyến. Đây sẽ là kênh giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời gian tới", đại diện chuỗi bán lẻ Di Động Việt chia sẻ.
Màn hình laptop có tiêu chuẩn mới: DisplayHDR 600 True Black DisplayHDR 600 True Black là tiêu chuẩn cao nhất dành cho độ sáng của màn hình OLED và Micro LED. Sắp tới, khi tìm mua một chiếc laptop đời mới, bạn cần quan tâm đến tiêu chuẩn màn hình mới giúp chất lượng hiển thị tốt hơn, Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video (VESA) vừa công bố một tiêu chuẩn mới cho...