Doanh nghiệp mong mỏi giảm các điều kiện cho vay để tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 0%
TP Hồ Chí Minh dự kiến triển khai gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang bị tác động bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đều cho rằng, muốn doanh nghiệp thực sự được tiếp cận vốn vay ngân hàng, cần giảm bớt quy định về vốn và tài sản đảm bảo khi vay vốn.
Doanh nghiệp có kinh tế ổn định sẽ giúp người lao động ổn định cuộc sống trong mùa dịch bệnh.
Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, tại kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh khóa IX mới đây, trả lời đại biểu về những giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ có gói tín dụng hơn 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh. Đây là tin vui lớn của doanh nghiệp thành phố. Theo đó, gói hỗ trợ này sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn, cạn kiệt năng lực. Thành phố cũng sẽ xem xét các điều kiện cho vay để phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp cho rằng, muốn tiếp cận được vốn vay cần giảm bớt các điều kiện liên quan đến tài chính, tài sản bảo đảm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Bởi hiện nay, hơn 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế về vốn và tài sản. Trong khi đó, hiện có rất nhiều gói hỗ trợ của TP Hồ Chí Minh và Chính phủ đưa ra nhưng ít doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được.
Một cuộc khảo sát nhỏ của Hiệp hội mới đây đã cho thấy, số lượng doanh nghiệp trở lại trạng thái bình thường chiếm khoảng 5%, số doanh nghiệp vượt qua những khó khăn bước đầu chiếm 9%, khó khăn còn nghiêm trọng là 40%. Số doanh nghiệp khó khăn và rất khó khăn chiếm 84%. Về nguyên nhân khó khăn, 40% doanh nghiệp được hỏi trả lời là do thiếu vốn, 14% khó khăn là do đứt gãy các chuỗi cung ứng, 88% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường. Ngoài ra, có 52% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã cắt giảm lao động vì khó khăn.
Video đang HOT
Với bức tranh chung của tình hình doanh nghiệp hiện nay tại TP Hồ Chí Minh, điều kiện áp dụng để doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn vay hỗ trợ là không dễ dàng. Theo đó, đã có tới 76% doanh nghiệp được hỏi chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của nhà nước; chỉ có 10% doanh nghiệp đã tiếp cận ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay… 5% doanh nghiệp tiếp cận tạm ngừng đóng hưu trí; chưa có doanh nghiệp nào được gói vay lãi suất 0%.
“Sắp tới, để gói 4.000 tỷ đồng đến được với doanh nghiệp, Chính phủ và các cơ quan, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cần có sự cân nhắc hài hòa, sao cho các khoản vay doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, kế hoạch và hiệu quả trên cơ sở giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc vay vốn. Nếu ngân hàng vẫn giữ nguyên những điều kiện xét cho vay như hiện tại thì dù có bao nhiêu gói hỗ trợ, doanh nghiệp cũng chỉ… đứng nhìn chứ không tiếp cận được”, ông Chu Tiến Dũng kiến nghị.
Ngân hàng đẩy vốn vào sản xuất, kinh doanh
Hiện nay, các ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay, đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp (DN) bước vào mùa sản xuất, kinh doanh, dự trữ hàng hóa phục vụ thị trường Tết.
Tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh
Còn chưa đầy hai tháng nữa là đến tết Nguyên đán, các DN, hộ kinh doanh đang bước vào mùa kinh doanh sôi động nhất trong năm. Vì vậy, nhiều ngân hàng thương mại đã tung gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp, nhằm kích thích nhu cầu vay vốn để kinh doanh của khách hàng.
Nguồn vốn tại các ngân hàng đang rất dồi dào, đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, cá nhân dịp cuối năm.
Tại Vietcombank Quảng Ngãi, hiện đang áp dụng gói cho vay ưu đãi 3 tháng, với lãi suất 5,8% dành cho tất cả khách hàng là doanh nghiệp và hộ gia đình. Đây được xem là mức lãi suất rất cạnh tranh trên thị trường. Giám đốc Vietcombank Quảng Ngãi Võ Văn Linh cho biết: Trong đợt bão lũ vừa qua, Vietcombank Quảng Ngãi đã thực hiện giảm 1% lãi suất trong 3 tháng cho 4.500 khách hàng, với tổng dư nợ được giảm gần 5.000 tỷ đồng. Bên cạnh hỗ trợ giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu, ngân hàng còn triển khai nhiều gói vay lãi suất thấp, giúp DN, người dân tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, tăng tiêu dùng.
Theo Giám đốc MB Quảng Ngãi Nguyễn Hữu Thành, cuối năm là thời điểm kinh doanh sôi động nhất, vì vậy MB Quảng Ngãi luôn sẵn sàng nguồn vốn, xây dựng những gói tín dụng với lãi suất cạnh tranh, phục vụ nhu cầu sản xuất, dự trữ hàng hóa của DN, hộ kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân. Vì vậy, Ngân hàng NN&PTNT, các quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tín dụng nội bộ tại các hợp tác xã cũng đang tích cực đẩy mạnh cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn tại vùng nông thôn.
Tính đến cuối tháng 11.2020, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 57.000 tỷ đồng, tăng 6,44% so với cuối năm 2019; tổng dư nợ cho vay ước đạt 51.200 tỷ đồng, tăng 2,53%; nợ xấu 1.200 tỷ đồng, chiếm 2,34%/tổng dư nợ. Dư nợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 11.415 tỷ đồng; tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ 609 tỷ đồng, tương ứng với 157 khách hàng được hỗ trợ.
Lãi suất giảm, tạo đà cho vay
Thời điểm cuối năm, lãi suất huy động tại các ngân hàng luôn được điều chỉnh tăng dần để có nguồn vốn dồi dào, phục vụ nhu cầu vay vốn cuối năm của DN, người dân. Tuy nhiên, năm nay lãi suất huy động không những không tăng mà lại liên tục giảm. Nguyên nhân là do đại dịch Covid-19, DN bị ảnh hưởng nặng nề, sản xuất, kinh doanh ngừng trệ, nên không có nhu cầu vay vốn. Trong khi đó, các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, vàng lại không phải là kênh đầu tư hiệu quả, nên tiền nhàn rỗi vẫn "chảy" vào các ngân hàng. Vì vậy, hiện nay nguồn vốn tại các ngân hàng đang rất dồi dào. Đây là điều kiện để tạo đà giảm lãi suất cho vay, kích thích khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Mới đây, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã chỉ đạo, đối với các tổ chức tín dụng cần chủ động cân đối nguồn vốn, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, các ngành, lĩnh vực thế mạnh của khu vực, cho vay các công trình, dự án kinh tế trọng điểm. Cùng với đó, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do bão lũ; giảm lãi suất, phí, lệ phí nhằm chia sẻ với người dân, DN đang bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi dịch Covid-19...
Lãi suất ngân hàng giảm trên toàn thị trường Đến tháng 10/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 0,6-0,8%/năm so với cuối năm 2019. Trong đó, một số ngân hàng đã giảm từ 1-2,5%/năm. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm so với đầu năm, hiện ở mức 4,5%/năm. Lãi suất giảm mạnh. ảnh minh họa Để giảm bớt khó khăn từ...