Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn bán nhiều nho, táo, ớt… ở Việt Nam
Doanh nghiệp Hàn Quốc đang rất tích cực quảng bá các sản phẩm chủ lực của mình đến người tiêu dùng Việt Nam như: nho, táo, ớt, nhân sâm, rong biển, bí đỏ…
Các bên chia sẻ thông tin với nhau thông qua hội thảo trực tuyến.
Tại Hội thảo Doanh nghiệp trực tuyến Hàn – Việt, các doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc đều bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác kinh doanh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành.
Trao đổi qua màn hình máy tính, ông Sin Jae Geun, đại diện một doanh nghiệp chế biến nông sản tại Hàn Quốc cho biết, công ty ông đang xúc tiến hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để tiêu thụ nông sản.
Công ty của ông Sin Jae Geun chuyên sản xuất các loại nông sản chế biến như ớt không cay, bí đỏ, lá kim (rong biển), tảo bẹ, củ dền, táo…
“Chúng tôi làm chín các nguyên liệu, sau đó trộn vào một ít bột nếp rồi đem đi phơi khô, đóng gói. Các sản phẩm của chúng tôi thường dùng để làm món ăn vặt. Giá mỗi sản phẩm dao động từ 50.000 – 90.000 đồng/gói”, ông Sin Jae Geun nói.
Theo ông Sin Jae Geun, công ty ông chưa có mối hợp tác nào với doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, ông mong muốn sản phẩm của công ty mình sẽ “bước” vào thị trường Việt Nam trong thời gian sớm nhất cũng như tiếp cận với người tiêu dùng Việt. Công ty ông có thể cung cấp khoảng 1 tấn hàng hóa/tuần.
Ớt xanh không cay tẩm bột nếp phơi khô làm món ăn vặt.
Video đang HOT
Cũng như doanh nghiệp nói trên, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã gửi sản phẩm của mình đến hội thảo để doanh nghiệp Việt và người tiêu dùng tiếp cận. Các sản phẩm như: nho tươi, hồng sâm, nhân sâm, dầu thực vật và nhiều loại nông sản đã được trưng bày, giới thiệu.
Nhiều sản phẩm nho tươi được giới thiệu đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Khắc Minh Trí, đại diện một doanh nghiệp chuyên thực hiện các giải pháp nông nghiệp tại TPHCM cho biết, công ty ông cũng đang có vùng trồng ớt chuông tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Doanh nghiệp cũng mong muốn được kết nối với các doanh nghiệp Hàn Quốc để phát triển đầu ra cho sản phẩm.
“Doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc đều rất cần những buổi kết nối như thế này để đôi bên cùng tìm hiểu, tạo cơ hội cho nhau trong giao thương hàng hóa. Doanh nghiệp Việt hiện nay cũng rất chịu khó tìm tòi, sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ trong sản xuất. Hàng hóa của Việt Nam đủ sức vươn đến các thị trường khó tính nhất của quốc tế”, ông Trí nói.
Theo ông Trí, vùng trồng ớt chuông của công ty ông cũng đang được áp dụng công nghệ “Made in Vietnam” do chính người Việt làm ra.
Điển hình là việc phân tích lượng dưỡng chất trong đất, tạo ra các thiết bị cảm biến độ ẩm cho đất, quản lý nước tưới, quản lý dưỡng chất, phân bón cho cây… Việc số hóa, sử dụng các thiết bị tự động đã giúp giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất cho cây trồng.
Cũng theo ông Trí, “bài toán” về chất lượng, năng suất đã được giải quyết. Vấn đề quan trọng tiếp theo là đầu ra cho sản phẩm. Doanh nghiệp đang cố gắng tìm đối tác là các doanh nghiệp chế biến, bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm ớt chuông của công ty.
Các sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc được trưng bày, giới thiệu.
Ông Lee Cheol Woo, Thống đốc tỉnh Gyeongsangbuk Bắc (Hàn Quốc) cho biết, các doanh nghiệp của tỉnh này rất mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 là 6,7%. Đây là thông tin vô cùng ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc.
“Việt Nam đang là nơi có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Việc tăng cường kết nối giao thương sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất”, ông Lee Cheol Woo nói.
Tại buổi hội thảo trực tuyến, các nhà chức trách cho biết, Hàn Quốc đang mở rộng phạm vi văn hóa, kinh tế và thương mại sang các nước Đông Nam Á và Việt Nam là quốc gia mới nổi, phát triển tiêu biểu ở khu vực.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam vào năm 1992, khối lượng thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 100 lần. Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ông Ahn Seong Ho – đại diện Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM – cho biết, dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp không thể kết nối trực tiếp được với nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp cả hai bên đã đều nỗ lực trong việc chia sẻ thông tin, kết nối cùng nhau để tạo ra những sự hợp tác bền chặt, lâu dài.
Ông tin rằng, Việt Nam luôn là miền đất hứa, đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Hàn Quốc. Và đất nước Hàn Quốc cũng luôn sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp Việt đến đầu tư kinh doanh, mở rộng thị trường.
Doanh nghiệp dè dặt nhập hàng bán Tết
Trong khi doanh nghiệp cắt giảm đơn hàng thực phẩm, trái cây... nhập từ nước ngoài về bán Tết thì các nhà bán lẻ lại muốn chủ động nhập để giảm chi phí trung gian
Ngày 11-12, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Thanh Hùng - chủ một công ty chuyên nhập khẩu các loại quà tặng phong thủy, một số thực phẩm và thực phẩm chế biến theo hướng organic từ Nga - cho biết hiện một số mặt hàng nhập cho mùa Tết 2021 đã về tới TP HCM, số còn lại đang trên đường về. "Dịch Covid-19 khiến mọi thứ đình trệ, thậm chí đảo lộn nên chúng tôi không dám nhập nhiều như mọi năm mà chỉ tính toán số lượng vừa phải để hạn chế rủi ro" - ông Hùng chia sẻ.
Chỉ nhập hàng phổ biến
Theo ông Hùng, hiện chi phí vận chuyển đã tăng nhưng doanh nghiệp (DN) chấp nhận giảm lợi nhuận, giữ nguyên giá bán sỉ cho các đại lý, cũng như để chào bán vào một số siêu thị. "Đơn cử như món patê gan ngỗng nhập khẩu từ Nga, công ty tôi đóng container về Việt Nam và bán sỉ với giá chỉ bằng một nửa giá bán lẻ trên mạng nên tiêu thụ rất tốt. Tình hình chung là người tiêu dùng đang rất quan tâm đến giá cả hàng hóa nên sản phẩm có giá càng cạnh tranh càng dễ bán" - ông Hùng nêu thực tế và dự báo những mặt hàng nhập khẩu ở phân khúc trung bình khá trở xuống sẽ có nhiều lợi thế hơn dòng cao cấp trong Tết này.
Quyết định giảm đến 50% lượng trái cây nhập về bán từ nay đến Tết, một công ty chuyên về nhập khẩu rau quả ở Bình Thuận cho hay mặc dù nguồn hàng dồi dào, giá cả tương đương năm rồi nhưng sức mua trong nước quá chậm nên DN không dám mạo hiểm. "Nhu cầu tiêu thụ trái cây ngoại dịp Tết luôn có nhưng chắc chắn sẽ giảm trong Tết này nên không chỉ DN chúng tôi mà nhiều công ty khác cũng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Năm nay, chúng tôi chỉ tập trung nhập một số loại trái cây phổ biến và dễ bán như táo, lê, nho..." - đại diện DN này nói thêm.
Cua khổng lồ và các mặt hàng hải sản sẽ được đẩy mạnh nhập khẩu để tiêu thụ trong dịp Tết.
Ông Phạm Thiện Hoàng, Giám đốc Công ty Phạm Hoàng Trang (sở hữu chuỗi cửa hàng GreenSpace Store), cho biết Tết là mùa tiêu thụ các loại trái cây tươi như táo, cherry ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nước xuất khẩu lớn như Mỹ, Úc, New Zealand... đều gặp khó về nguồn cung vì chi phí nhân công tại vườn cao gấp 2-3 lần và tình trạng thiếu chuyến bay, thiếu container rỗng... khiến giá bán cao hơn năm rồi khá nhiều. "Cũng vì thiếu trái cây tươi nên Tết năm nay dự báo sẽ bùng nổ của các loại hạt như hạt dẻ cười, hạnh nhân, óc chó, hồ đào... Đây là những loại thực phẩm lành mạnh, nhiều dinh dưỡng và giá bán không quá cao, khoảng 300.000 - 400.000 đồng/kg, nhập khẩu đa dạng từ nhiều nước. Ngoài ra, các loại trái cây sấy khô tự nhiên như: nho, mận, mơ... nhập khẩu cũng được tung ra thị trường để thay thế cho những loại mứt Tết vốn nhiều đường" - ông Phạm Thiện Hoàng dự báo.
Nỗ lực giữ giá
Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Ipsos, mặc dù trải qua một năm đầy biến động bởi dịch Covid-19 nhưng Tết vẫn là dịp đặc biệt. "So với Tết năm trước, ý định chi tiêu cho Tết này của người tiêu dùng Việt Nam có phần cao hơn trong nhóm có thu nhập cao (hơn 23,5 triệu đồng/tháng/hộ gia đình), giữ nguyên ở nhóm thu nhập trung bình (hơn 7,5-23,5 triệu đồng/tháng/hộ gia đình) và giảm khoảng 15% trong nhóm thu nhập thấp (7,5 triệu đồng/tháng/hộ gia đình trở xuống)" - báo cáo của Ipsos nhấn mạnh.
Công ty này cũng nhận định do việc du lịch nước ngoài gặp khó khăn nên năm nay có khoảng 50% gia đình về quê ăn Tết theo truyền thống. Đây là cơ hội gia tăng mua sắm tiêu dùng cho các sản phẩm ăn uống (bánh kẹo, trái cây sấy khô và các loại hạt). Đặc biệt, việc tặng quà Tết vẫn được người dân duy trì, bất chấp dịch Covid-19. Báo cáo của một số công ty nghiên cứu thị trường khác cũng khẳng định người tiêu dùng Việt Nam vẫn duy trì việc chi tiêu Tết nhưng nhu cầu chắc chắn sẽ có sụt giảm so với mọi năm.
Dựa vào khảo sát và tư vấn của các công ty nghiên cứu thị trường, hầu hết DN bán lẻ đã quyết định đẩy mạnh giảm giá để hỗ trợ khách hàng, đồng thời tăng doanh số mùa Tết. Một trong những giải pháp đang được các nhà bán lẻ tính tới là chủ động nhập khẩu một số mặt hàng để giảm chi phí trung gian, bảo đảm mức giá cạnh tranh nhất. Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), dù có tỉ lệ hàng Việt đang kinh doanh trong hệ thống lên đến hơn 95% nhưng nhà bán lẻ này vẫn đang tích cực nhập khẩu một số mặt hàng để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, phòng hờ thiếu hụt nguồn cung nội địa. "Chẳng hạn, thời điểm nguồn cung thịt heo trong nước giảm mạnh, siêu thị phải tìm thêm nguồn thịt đông lạnh nhập khẩu để thay thế. Hay như mặt hàng trái cây, dù hàng nội địa phong phú, tiêu thụ tốt nhưng người tiêu dùng vẫn có nhu cầu với hàng nhập khẩu, nhất là trái cây ôn đới" - một đại diện của Saigon Co.op thông tin.
Tương tự, hệ thống MM Mega Market cũng có kế hoạch đẩy mạnh nhập hàng bán Tết để giảm chi phí, giảm giá bán. Hiện tại, hệ thống này đang gấp rút thực hiện các thủ tục để nhập khẩu trực tiếp một số loại thực phẩm, trái cây tươi. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến thủ tục nhập khẩu bị ảnh hưởng, khả năng sẽ không kịp để đưa hàng về Việt Nam theo đúng thời hạn. "Dù trực tiếp nhập hay phân phối qua nhà cung cấp, chúng tôi cũng cố gắng giữ giá hàng Tết 2021 tương đương với Tết năm ngoái. Siêu thị cũng đang tích cực liên hệ với các bên, làm việc với nhà cung cấp để thuyết phục họ đồng hành, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong một cái Tết quá đặc biệt này" - đại diện MM Mega Market tiết lộ.
Tăng cường nhập hải sản ngoại
Theo ông Trần Văn Trường, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hải sản Hoàng Gia, công ty đang tăng lượng hàng dự trữ để phục vụ Giáng sinh, Tết dương lịch và sau đó là Tết nguyên đán. "Hải sản là mặt hàng được tiêu thụ mạnh trong dịp này, nhất là khi một số người dân đã ngán những món Tết như thịt, giò, chả, bánh, mứt... Dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập của người dân nhưng không phải tất cả. Với hải sản cao cấp nhập khẩu tươi sống, chúng tôi chế biến cho khách mang đi với giá cả rẻ hơn rất nhiều so với nhà hàng nên lượng bán ra vẫn tăng. Tết này, DN sẽ nhập thêm sản phẩm mới là cua Úc khổng lồ (từ 4-10 kg/con) để phục vụ thị trường. Tùy theo nhân lực, chúng tôi sẽ mở xuyên Tết khoảng 50% cửa hàng để phục vụ người tiêu dùng" - ông Trường cho biết.
Nhà 4 người tiêu không tháng nào dưới 30 triệu, vợ trẻ ở Hà Nội nghe bạn học mách cách chi tiêu tối giản áp dụng ngay giúp gia đình tiết kiệm Gần 3 tháng nay, vợ trẻ Hà Nội áp dụng theo lời khuyên của bạn rồi quyết định sống tối giản, hướng cả gia đình cùng thực hành tiết kiệm. Kể từ đó, mỗi tháng chị tiết kiệm được gần 7 triệu đồng. Chị V.Th (30 tuổi, hiện đang sống tại Hà Nội) chia sẻ, bản thân chị đang là trợ lý cho...