Nhà 4 người tiêu không tháng nào dưới 30 triệu, vợ trẻ ở Hà Nội nghe bạn học mách cách chi tiêu tối giản áp dụng ngay giúp gia đình tiết kiệm
Gần 3 tháng nay, vợ trẻ Hà Nội áp dụng theo lời khuyên của bạn rồi quyết định sống tối giản , hướng cả gia đình cùng thực hành tiết kiệm. Kể từ đó, mỗi tháng chị tiết kiệm được gần 7 triệu đồng.
Chị V.Th (30 tuổi, hiện đang sống tại Hà Nội ) chia sẻ, bản thân chị đang là trợ lý cho một công ty truyền thông. Người vợ trẻ này kể gia đình chị có tất cả 4 thành viên, gồm 2 vợ chồng, con nhỏ và mẹ chồng đang ở chung.
“Mức chi tiêu hàng tháng của gia đình mình dù có 4 người nhưng không tháng nào dưới 30 triệu đồng. Tiền hai vợ chồng làm chỉ đủ chi tiêu trong gia đình mà không để tiết kiệm được bất cứ khoản nào. Đến khi hai vợ chồng có tâm lý muốn sinh bé thứ hai mới hoảng hốt vì không đủ tài chính.
Cách đây 3-4 tháng, mình có gặp lại một người bạn hồi đại học đang làm bên mảng tài chính cá nhân và có nhờ tư vấn. Mình cảm thấy khá hữu ích nên bắt đầu đọc sách và tìm hiểu về lối sống tối giản . Áp dụng triệt để những gì anh bạn này dạy vào cuộc sống của mình thì phát hiện mức chi tiêu giảm hẳn. Gia đình mình học cách cắt bỏ các khoản chi không cần thiết và bất ngờ là sau 1 tháng đã tiết kiệm được gần 7 triệu đồng”, chị V.Th chia sẻ.
Cụ thể, chị Th. và mọi thành viên trong gia đình hàng tháng thực hiện tiết kiệm 10 khoản sau:
Khoản tiết kiệm 1: Hạn chế ăn nhà hàng, tiết kiệm 3 triệu
Nếu trước kia 1 tuần vợ chồng chị mất trung bình 1 triệu đồng cho việc ăn ngoài, tính ra 1 tháng mất tầm 4 triệu thì nay vợ chồng chị gần như ít đi, chăm chỉ nấu nướng , giảm xuống còn 1 lần 1 tháng hoặc vào các dịp lễ đặc biệt. Như vậy chị giảm được 3 triệu/tháng.
“Mình là người làm truyền thông nên cứ khi nào bắt gặp một địa chỉ ăn ngon, giá rẻ là mình lại muốn tới để thử và cảm nhận. Vì thường đi cả gia đình 4 người nên những chỗ mình lựa chọn đều phải đáp ứng được tiêu chí ngon, lịch sự… chứ không kiểu ăn vỉa hè.
Tuy nhiên việc này khá tốn kém. Bây giờ thay vì làm điều này, các dịp cuối tuần mình hay nấu những món cầu kỳ, làm 1 số món nhà hàng vẫn làm, và rủ chồng cùng tham gia. Mình thấy khá vui vì thích nấu nướng và mày mò nữa”, chị Th. nói.
Khoản tiết kiệm 2: Chỉ ăn thực phẩm sạch theo mùa ở quê trồng
Nếu trước đây 1 tuần đi siêu thị mua đồ ăn 1 lần, mỗi lần tầm hết 500-700 ngàn đồng thực phẩm cho cả tuần thì đợt này chị Th. chọn chính sách gửi tiền về nhà cho bà ngoại và nhờ gửi đồ ở quê ra để đảm bảo. Vì ở quê bố mẹ chị Th. có trang trại trồng rau, chẳng qua lâu nay chị ngại nên toàn tự đi siêu thị.
“Việc này thực ra mình không tiết kiệm được là bao nhưng lại có khoản cho bố mẹ hàng tháng. Như mọi người biết giá rau sạch ở Hà Nội đắt, mua rau nhiều khi đắt hơn mua thịt, trong khi bố mẹ ở quê trồng rau sạch ăn không hết toàn đi cho hàng xóm thôi”.
Khoản tiết kiệm 3: Chuyển sang ăn hoa quả theo mùa tiết kiệm 1 triệu/tháng
Từ khi thực hành tiết kiệm, gia đình chị chuyển sang ăn hoa quả theo mùa thay vì trước đây khá tốn kém trong việc mua các hoa quả nhập như: cherry , nho , táo Mỹ, kiwi, lê Nhật…
Cá nhân chị cũng thấy, xét về giá trị dinh dưỡng thì nhiều loại hoa quả nhập còn thấp hơn hoa quả Việt Nam mà giá thì gấp cả 10 lần. Nên nếu thèm chị Th. mới mua đổi vị cho cả gia đình và đây không còn là thực đơn hàng ngày của cả nhà chị nữa.
Khoản tiết kiệm 4: Ăn sáng tại nhà tiết kiệm 1 triệu đồng/tháng
Trước đây 2 vợ chồng chị Th. ăn sáng hoàn toàn bên ngoài. Do đó, trung bình 30 ngàn đồng x 30 ngày x 2 người = 1,8 triệu đồng. Thực tế, chị còn đang làm trên phố nên nhiều lúc ăn sáng còn cao hơn.
Chị thay đổi bằng cách dậy sớm. Thi thoảng chị nấu bún miến phở, có khi đi xuống mua bánh cuốn, xôi về ăn. Việc này giúp vợ chồng chị tiết kiệm tầm 1 triệu/tháng.
Khoản tiết kiệm 5: Tập thể dục gần nhà tiết kiệm 1 triệu đồng/tháng
Chị Th. có mua tập giá tầm 17 triệu/13 tháng. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm 1 thời gian, chị nhận ra không bằng chỗ tòa nhà của chị còn có cả bể bơi. Trong khi thẻ của chị không phải thẻ có thể tập mọi cơ sở và cơ sở chị tập không có bể bơi.
“Thực ra, chỗ tập nên lựa chọn 1 là sát nhà, 2 là sát công ty như thế mới thuận tiện, tiết kiệm thời gian đi lại và không bị lười đi. Hơn nữa nhiều cơ sở mới mở cơ sở vật chất đều rất mới, đầy đủ tiện nghi, và người tập cũng không sử dụng hết, chỉ sử dụng 1-2 máy chính và tham gia các lớp nhảy, yoga. Riêng phần này mình tiết kiệm được 12 triệu/năm, tương đương 1 triệu/tháng”.
Khoản tiết kiệm 6: Từ bỏ thói quen uống trà sữa, café, ăn vặt tiết kiệm 320 ngàn/tháng
Thay vì thói quen uống trà sữa, café, ăn vặt trước đây, giờ chị Th. hay xay nước ép hoa quả và sữa hạt ở nhà mang lên để tủ lạnh công ty, uống vừa ngon, bổ, sạch.
Khoản này bớt đi tiết kiệm cho chị khoảng 40 ngàn đồng/2 cốc/tuần x 4 tuần = 320 ngàn đồng.
Khoản tiết kiệm 7: Không gội đầu ở tiệm mà gội đầu tại nhà, tiết kiệm 400 ngàn/tháng
Do ngay dưới nhà có hàng gội đầu nên tối rảnh chị Th. thường xuống gội và massage thư giãn. Dù khoản này không đáng bao nhiêu nhưng chị T. cũng thực hành tiết kiệm.
“Khoản này mình tiết kiệm được 50 đồng x 2 người/tuần x 4 tuần=400 đồng/ tháng. Số tiền này mình bỏ lợn để tiết kiệm”.
Khoản tiết kiệm 8: Không mua sách thường xuyên mà đọc sách điện tử, tiết kiệm 500 ngàn/tháng
Vì muốn căn nhà có không gian thật thoáng và ít đồ, chị Th. không còn tích trữ sách giấy như trước. Chị chuyển sang đọc sách điện tử, tiền mua sách hàng năm chị phải chi ít nhất 500 ngàn đồng/tháng, thì nay gần như không mua nữa.
Khoản tiết kiệm 9: Giảm mua sắm quần áo
Nhờ ảnh hưởng lối sống tối giản , chị Th. đã dọn dẹp và cho đi mấy thùng quần áo. Sau đó, chị định hình lại phong cách, không ham hố mua đồ sale, sặc sỡ, cầu kỳ… rồi về không mặc hoặc mặc 1 lần. Chị chỉ cần có 2 đôi giày xịn, 4 bộ quần áo xịn nên hàng ngày chẳng tốn công lựa chọn mà vẫn mặc đẹp.
“Mình cố gắng chỉ sở hữu cái thực sự cần thiết. Mạnh dạn cho đi, vứt bỏ những cái không cần thiết. Mua cái gì thì hãy mua cái tốt nhất, thực sự ưng ý, lúc nào có nhu cầu hãy mua. Kiếm tiền mới khó chứ mua thì lúc nào mua chẳng được”, chị T. chia sẻ kinh nghiệm.
Khoản tiết kiệm 10: Thanh lý, bán các đồ không có giá trị sử dụng đối với gia đình hoặc cho tặng bớt đi
Chỉ 1 ngày soạn đồ, chị Th. nhận ra chị có 1 ipad, 1 macbook, và 1 chân máy quay cực ít dùng đến (1 năm dùng một vài lần). Những đồ công nghệ này của chị vẫn còn bảo hành nên bán giá thanh lý nhanh và rất tốt.
Ngoài ra chị cũng dọn 3-4 thùng đồ còn khá mới nhưng không dùng và mang cho tặng những người quen đang cần như 1 cách để củng cố và xây dựng mối quan hệ nữa.
Với 10 khoản tiết kiệm trên, tính sơ sơ chị T. đã tiết kiệm được gần 7 triệu/tháng: “Tổng 1 tháng mình đã tiết kiệm được gần 7 triệu. Khoản này nếu tính toán ra trong 20 năm thì không biết lớn ra sao .
Nhưng đối với lối sống của gia đình mình thì khoản tiết kiệm này sẽ được đầu tư cho con hoặc các trải nghiệm của gia đình. Ngoài ra, cứ thực hành ghi chép chi tiêu cẩn thận, cuối tháng nhìn lại sẽ biết tiền của gia đình đã được sử dụng, xem đúng chỗ chưa và nhận ra được khoản nào nên giảm, khoản nào nên tăng”.
Chi 6 triệu đồng, anh bộ đội phủ kín rau quả sạch trên sân thượng 35m² ở Hà Nội phục vụ gia đình
Chỉ với chi phí khoảng 6 triệu đồng, anh Minh Huỳnh đã tạo nên không gian xanh mát giúp quanh năm gia đình không thiếu rau ăn.
Anh Lê Minh Huỳnh hiện đang công tác trong quân đội. Ngoài thời gian bận rộn với công việc, anh còn có niềm vui khác, đó là trồng rau, chăm cây trên khoảng sân thượng rộng 35m² ở Thanh Trì, Hà Nội.
Anh Huỳnh vốn xuất thân từ một gia đình làm nghề nông nghiệp. Từ nhỏ gắn liền với cây cối nên sau khi trưởng thành, sắp xếp được thời gian, anh Huỳnh vẫn muốn tạo một không gian xanh, vừa để sống gần gũi với thiên nhiên vừa giúp mọi người trong gia đình cảm thấy yên tâm khi thưởng thức các món ăn từ nguồn thực phẩm sạch tự trồng.
Mỗi ngày, dù bận rộn đến đâu, "anh bộ đội" vẫn sắp xếp thời gian để có thể lên sân thượng chăm từng chậu cây, chậu rau để quanh năm cả nhà không lo thiếu rau sạch để thưởng thức hàng ngày.
Không gian sân thượng của gia đình anh Lê Minh Huỳnh có diện tích khoảng 35m2. Khoảng diện tích ấy đủ để anh bố trí đủ các chậu cây phù hợp trồng rau quả sạch.
Anh chủ yếu trồng trong chậu nhựa. Sân thượng được anh đặt 55 chậu nhựa. Chi phí để có được không gian sân vườn trồng cây trên cao khoảng 6 triệu đồng bao gồm đất, phân bón, hạt giống, kệ trồng và chậu trồng.
Vốn sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên anh Minh Huỳnh học hỏi được nhiều kinh nghiệm trồng trọt. Không gian xanh mát trên sân thượng cũng được người đàn ông đảm đang này tự tay chăm sóc hàng ngày cho mọi người trong gia đình có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon, sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Khu vườn sân thượng xanh mát với đủ các loại rau. Vì khoảng diện tích khá hạn hẹp nên anh chọn cách trồng các loại rau ăn lá có thể thu hoạch được nhiều lần như mùng tơi, rau muống, cải, dền, đay...
Một góc sân thượng được trồng các loại rau vụ đông như xà lách, bắp cải, su hào, rau cải, rau mùi... Các loại rau đều tốt tươi nhờ sự chăm chỉ mỗi ngày của anh Huỳnh.
Từ năm 2014 anh Huỳnh bắt đầu trồng rau sạch trên sân thượng. Với kinh phí đầu tư khoảng 6 triệu đồng, cả không gian sân thượng được bố trí hợp lý. Anh Huỳnh mua 55 chậu nhựa hết 3,1 triệu đồng, sắt thép để hàn giá khoảng 2,4 triệu đồng.
Ngoài ra, anh mua hạt giống, cây giống, phân bón khoảng 500 nghìn đồng. Sau khi sắp xếp, bố trí các khu vực phù hợp để trồng cây, anh bắt đầu tìm hiểu kinh nghiệm, học hỏi từ những người đi trước để có được không gian xanh mát, tốt tươi.
Anh Huỳnh chia sẻ: "Quá trình chăm sóc vườn rau hàng ngày của mình thường từ 5h45 phút. Lúc đó mình lên vườn kiểm tra xem tình hình có cây nào bị sâu ăn không. Nếu có mình sẽ bắt và xử lý ngay để sâu không phát triển rộng. Sau đó hái rau cho bữa trưa, tưới rau và đi làm. Buổi chiều đón con về khoảng 17h30, mình lại lên vườn chăm sóc rau, nhổ cỏ, xới đất và hái rau chuẩn bị cho bữa cơm chiều".
Rau lốt.
Rau húng.
Anh Minh Huỳnh chủ yếu gieo hạt trồng rau.
Thùng xốp trồng cà rốt.
Một góc đặt các thùng xốp trồng rau muống. Đây là loại rau cần độ ẩm của đất khá cao nên anh chọn thùng xốp giúp cây giữ được độ ẩm để phát triển tốt tươi.
Xà lách xanh tươi trên sân thượng.
Nhiều năm trồng rau, anh rút ra được khá nhiều kinh nghiệm và chủ động hơn khi lựa chọn các loại rau quả phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như khu vực sân thượng nhà mình.
Trong suốt 6 năm trồng rau, anh Huỳnh rút ra được khá nhiều kinh nghiệm hữu ích. Anh cho rằng, muốn có một khu vườn tươi tốt cần chú ý thu hoạch xong sẽ xới đất phơi khô, sau đó trộn đều với trấu ủ trong vài ngày. Thu hoạch xong không nên gieo trồng ngay vì đất lúc đó còn ướt gây bó gốc, đất chưa có thời gian tái tạo cũng sẽ dễ bị sâu bệnh, cây khó phát triển.
Bên cạnh đó, khi đất đã khổ ải thì trộn ít phân bón có chức năng cải tạo đất. Anh thường dùng phân bón sông Ranh. Khi gieo trồng cây, anh Huỳnh cũng lưu ý, hàng ngày cần thường xuyên kiểm tra theo dõi kịp thời, bón phân định kỳ, chăm sóc và tưới nước đúng cách để cây cối, rau quả thêm tốt tươi, năng suất.
Một góc trồng đậu cove xanh tươi tốt, chuẩn bị ra hoa, kết trái.
Rau cải ngọt.
Rau dền trồng bên mấy chậu rau ngót.
Thành quả xanh mát trên sân thượng nhờ bàn tay chăm chỉ của anh Huỳnh.
Khu vườn trên cao quanh năm tươi tốt và luôn đủ nguồn thực phẩm sạch cho gia đình thưởng thức hàng ngày nhờ vào việc trồng cây theo mùa vụ, xen kẽ, luân phiên thay các loại rau sạch. Không gian sân thượng được phủ xanh đa dạng cây và rau giúp anh Huỳnh thêm yêu tổ ấm của mình hơn khi từng góc nhỏ đều ngập tràn sắc màu của cuộc sống.
Vô tình vứt hạt dưa vào chậu, ai dè lại mọc cây, ra quả trên ban công chung cư 3m² của mẹ đảm Hà Nội Góc ban công nhỏ chỉ rộng chừng 3m² vẫn đủ để chị Phương trồng và chăm sóc dưa hấu, loại quả mà cả gia đình đều yêu thích được thưởng thức. Chị Phương vốn yêu thích trồng hoa hồng ở khu vực ban công nhỏ trong căn hộ chung cư của gia đình mình. Bên cạnh trồng hồng, chị Phương còn thử nghiệm...