Doanh nghiệp Braxin muốn tăng bán thịt heo sang Việt Nam
Các đối tượng lừa đảo đều lấy danh nghĩa các hãng sản xuất thực phẩm nối tiếng với các điều kiện rất lỏng lẻo… đặc biệt là giá chỉ rẻ bằng 1/3 thậm chí là 1/3 so với giá thị trường.
Theo thông tin từ Bộ công thương, Thương vụ Việt Nam tại Braxin đã có buổi làm việc trực tiếp với Hiệp hội thịt Braxin và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thịt Braxin.
Ông Ricardo Joao, Chủ tịch Hiệp hội thịt Braxin cho biết, hiện Trung Quốc đang tăng cường đẩy mạnh nhập khẩu tất cả các loại thịt từ Braxin do tình hình dịch bệnh trong nước cũng như thương chiến với Mỹ. Điều này đã làm cho nguồn cung xuất khẩu thịt của Braxin giảm mạnh kéo theo giá các mặt hàng thịt tại Braxin tăng hơn 20%.
“Tuy nhiên, các DN Braxin vẫn tiếp tục xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường Việt Nam với mong muốn giữ chân khách hàng cũng như không đánh mất thị trường rất quan trọng ở khu vực châu Á”, ông Ricardo Joao nói.
Ngoài ra, hiệp hội thịt Braxin cũng lo ngại mức thuế đang được áp dụng cho các sản phẩm thịt 10- 25% đã làm giảm khá lớn tính cạnh tranh của thịt Braxin tại thị trường Việt Nam.
Với mong muốn xuất khẩu thịt heo sang Việt Nam, các DN Braxin đã đủ điều kiện mong muốn cơ quan chức năng cả hai nước đẩy nhanh quá trình xem xét, phê duyệt hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu vào Việt Nam.
Một số doanh nghiệp đã đưa thịt heo nhập khẩu phục vụ tết.
Video đang HOT
Hiệp hội và Thương vụ cũng thống nhất, hai bên dựa vào chức năng nhiệm vụ của mình cần tham vấn cho các cơ quan chính phủ hai nước tìm kiếm các biện pháp tạo thuận lợi hóa thương mại như các thỏa thuận song phương, chuyên ngành. Hoặc hai bên cần tiến tới đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại trong thời gian tới.
Theo số liệu của Bộ Kinh tế Braxin, năm 2019 trị giá xuất khẩu thịt heo của Braxin sang Việt Nam đạt 24,2 triệu USD tăng 87%, xuất khẩu thịt gà đạt 24,5 triệu USD tăng 16% so với năm 2018.
Tại buổi làm việc, công ty BRF còn thông tin về việc các đối tượng lừa đảo trên mạng internet lợi dụng thông tin Braxin là nước sản xuất lớn các sản ph ẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật và các DN Việt Nam có nhu cầu lớn nhập khẩu các sản phẩm này để tiêu thụ trong nước, tái xuất sang Trung Quốc.
Hầu hết các hợp đồng mà các đối tượng lừa đảo đều lấy danh nghĩa các hãng sản xuất thực phẩm nối tiếng như BRF, JBS với các điều kiện rất lỏng lẻo, chất lượng hàng hóa rất cao và đặc biệt là giá chỉ rẻ bằng 1/3 thậm chí là 1/3 so với giá thị trường. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo đều yêu cầu DN phải chuyển tiền đặt cọc hợp đồng vào tài khoản trung gian tại Mỹ hoặc một số nước Châu Phi.
Công ty BRF khẳng định, hiện đã không còn giao dịch trực tiếp trên mạng internet mà thông qua hệ thống các đại lý nằm ở nhiều khu vực trên toàn thế giới. Tại thị trường Việt Nam do đại diện ở Singapore phụ trách.
Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Braxin một lần nữa cảnh báo các DN khi giao dịch với các đối tượng có các thông tin như trên, hoặc các dấu hiệu không minh bạch, khác biệt với thị trường khác thì cần thẩm tra kỹ. Và tuyệt đối không nên chấp nhận điều khoản thanh toán đặt cọc trả trước trong các hợp đồng mua bán hàng hóa.
DN quan tâm có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Bra-xin để có thêm thông tin về DN xuất khẩu thịt heo, gà cũng như thẩm tra đối tác trước khi giao dịch.
Theo Pháp luật TPHCM
Thịt heo Braxin, Mỹ... ồ ạt về cạnh tranh với Việt Nam
Dự báo sản lượng tiêu thụ thịt heo từ nay đến tết sẽ tăng. Hiện nhu cầu tiêu thụ thịt heo tại TP.HCM khoảng 4.000 tấn, vào dịp tết chỉ tăng khoảng gần 5.000 tấn.
Ngày 21-10, Sở Công Thương TP.HCM cho biết số liệu từ Cục hải quan TP.HCM cho thấy từ đầu năm đến ngày 15-10, thịt heo từ thị trường Braxin nhập về TP.HCM nhiều nhất với sản lượng 5.685 tấn, kim ngạch nhập khẩu 11,408 triệu USD, tiếp đến là Ba Lan 1.494 tấn, kim ngạch nhập khẩu 2,869 triệu USD; thị trường Mỹ 1.109 tấn, kim ngạch nhập khẩu 2,317 triệu USD; Tây Ban Nha 198 tấn, kim ngạch nhập khẩu 593,466 USD; Bỉ 346 tấn, kim ngạch nhập khẩu 972,221 USD.
Tổng sản lượng nhập khẩu từ đầu năm đến nay là 10.820 tấn tăng 155% so với cùng kỳ năm 2018; kim ngạch nhập khẩu 21,325 triệu USD tăng 155% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính theo tỉ giá hôm nay (21-10) giá thịt heo Mỹ khoảng 48.000 đồng/kg; thịt heo Braxin 46.500 đồng/kg, thịt heo Ba Lan 44.250 đồng; thịt heo Bỉ 65.000 đồng/kg, thịt heo Tây Ban Nha 69.400 đồng/kg.
Theo Bộ NN&PTNT, cả nước nhập khẩu thịt heo trong chín tháng qua là 14.824 tấn, tổng giá trị 219,177 triệu USD.
Tổng cục thống kê cho biết chăn nuôi heo vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn do dịch tả heo châu Phi diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Đàn heo cả nước tính đến tháng 9 giảm 19% so với cùng thời điểm năm 2018. Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng chín tháng ước đạt 2,5 triệu tấn, giảm 9%, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng chịu thiệt hại lớn nhất, ước tính tổng đàn heo của vùng này giảm 38,3% so với cùng thời điểm năm 2018.
Nguồn heo trong nước khan hiếm giá tăng cao.
Một số doanh nghiệp cho biết nguồn cung thịt heo hiện nay khan hiếm, giá tăng cao.
Theo Sở Công Thương TP.HCM, các doanh nghiệp trong chương trình bình ổn thị trường có kế hoạch dự trữ như Vissan dự trữ 3.600 tấn trong thời gian 45 ngày và sẽ nhập khẩu thêm nếu có biến động lớn. Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn sẽ cho xuất chuồng heo dưới tuổi, loại từ 80-100 kg/con...
Bên cạnh dự trữ thịt heo, các doanh nghiệp còn dự trữ thêm thịt gia cầm để trong trường hợp người dân có nhu cầu chuyển từ thịt heo sang sử dụng thịt gia cầm thì vẫn đảm bảo lượng cung ứng...
Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, dự báo sản lượng tiêu thụ thịt heo từ nay đến tết sẽ tăng nhưng tăng không đáng kể. Hiện nhu cầu tiêu thụ thịt heo tại TP.HCM khoảng 4.000 tấn, vào dịp tết chỉ tăng khoảng gần 5.000 tấn.
Một doanh nghiệp nhập khẩu cho biết giá thịt heo ngoại nhập có xu hướng tăng. Hiện nay ngay cả phụ phẩm, khi cộng thuế vào giá sỉ khoảng 34.000 đồng/kg. Riêng hàng chính phẩm, chưa cộng thuế cùng các chi phí khác giá dao động 65.000-90.000 đồng/kg tùy loại. Vì vậy, nếu nói hàng ngoại nhập giá rẻ, doanh nghiệp nhập về ồ ạt để bù đắp lượng heo thiếu hụt trong nước là không khả thi. Vì các nước họ cũng có kế hoạch chăn nuôi, sản xuất chứ không phải muốn tăng đàn là tăng, nhà nhập khẩu muốn mua bao nhiêu cũng được.
"Lượng hàng công ty nhập về trong tháng 10 khoảng 500 tấn gồm cả heo chính phẩm và phụ phẩm của Mỹ cũng như một số nước khác. Nhu cầu tiêu thụ heo ngoại nhập mỗi năm tăng trung bình tăng 18%-20%. Do đó, không phải vì nguồn heo trong nước thiếu mà tiêu dùng heo ngoại nhập tăng. Hiện tại chúng tôi đang rất cân nhắc để mua hàng cho tháng 11, tháng 12 vì phải mất nhiều thời gian hàng mới về tới Việt Nam. Hiện tại giá heo bán lẻ trong nước rất cao, nếu thời gian tới đàn heo trong nước tăng lên, nhà nhập khẩu gặp nhiều rủi ro" - vị này nói.
Theo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Hà Nội thiếu thịt heo dịp Tết, các tỉnh cam kết cung ứng 43.000 tấn Mặc dù TP Hà Nội chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thịt heo dịp Tết Nguyên đán 2020, nhưng TP đã tìm nguồn cung từ các tỉnh, TP lân cận để đảm bảo không thiếu thịt heo. Tết Nguyên đán 2020, người tiêu dùng tại TP Hà Nội vẫn được đáp ứng đầy đủ nhu cầu thịt heo và sẽ không có...