Dinh dưỡng tác động đến hệ miễn dịch cơ thể như thế nào?
Chúng ta ăn gì, sống ở đâu, ngủ bao nhiêu, tập thể dục và thậm chí là sống với ai, tất cả đều gây ra các phản ứng hóa học có thể làm thay đổi tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Hệ vi sinh vật trong cơ thể người (microbiome) là các vi sinh vật giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh, chia nhỏ thức ăn để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, năng lượng, tổng hợp các vitamin quan trọng…, qua đó giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch cho cơ thể.
Chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng sẽ giúp cân bằng lượng vitamin, khoáng chất qua đó có được lượng dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Phần lớn nhất của sức khỏe hệ thống miễn dịch – khoảng 70% – tập trung ở hệ thống tiêu hóa, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng thức ăn và cách cơ thể sử dụng nguồn dinh dưỡng như thế nào. Do đó, chúng ta cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng để cân bằng lượng vitamin, khoáng chất giúp bảo đảm có được lượng dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể; đồng thời cũng phải duy trì một lối sống lành mạnh, năng động.
Video đang HOT
Để đạt được những điều vừa nói trên không đơn thuần là chỉ thay đổi lượng tiêu thụ đối với một hoặc hai chất dinh dưỡng mà còn liên quan đến việc cân bằng toàn bộ chế độ ăn uống để bảo đảm có được lượng dinh dưỡng tốt nhất.
Trẻ bú mẹ để phòng Covid-19
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Dinh dưỡng là yếu tố then chốt giúp bé khỏe từ bên trong, chống lại bệnh tật.
Bộ Y tế vừa khuyến cáo phụ huynh cần thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp.
Hệ miễn dịch của trẻ em dưới 2 tuổi chưa hoàn thiện, do đó, mẹ cần lưu ý khi chăm sóc và đảm bảo dinh dưỡng cho con. Ảnh: China Daily.
Với trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và cung cấp nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trẻ cần bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không thêm thức ăn, đồ uống khác.
Trẻ ngoài 6 tháng tuổi cần tập ăn dặm bên cạnh bú mẹ. Mẹ cần cho bé ăn đủ 3 bữa chính kèm một số bữa phụ trong ngày. Các thực phẩm nên đa dạng và tăng cường trái cây tươi.
Trẻ nhỏ cũng cần được uống đủ nước. Mẹ không nên cho con ăn các thực phẩm chế biến công nghiệp. Đây là đồ ăn nhiều dầu mỡ, không có lợi cho sức khỏe. Các dụng cụ chế biến ăn dặm như bát, thìa phải vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi dùng.
Những người có biểu hiện nghi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc đang thực hiện cách ly tại nhà cần thông báo cho cán bộ y tế để được tư vấn, theo dõi sức khỏe.
Khoa học chưa tìm ra bằng chứng cho thấy Covid-19 lây truyền qua sữa mẹ. Do đó, phụ huynh nên tiếp tục nuôi con bằng nguồn dinh dưỡng này. Đây là cách an toàn và tốt nhất cho trẻ.
Khi cho con bú, các mẹ cần tuân thủ nguyên tắc phòng dịch, bao gồm:
- Đeo khẩu trang đúng cách khi cho con bú và tiếp xúc với trẻ.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi ôm con, cho bú.
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân và khử khuẩn các bề mặt, vật dụng xung quanh hay tiếp xúc.
- Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng, hôn con trước, trong và sau khi cho bú.
- Có thể vắt sữa cho trẻ uống bằng cốc hoặc thìa sạch.
Các mẹ đang cho con bú và mắc Covid-19 cần thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế để có phương án chăm con phù hợp nhất.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của bí đỏ đối với sức khỏe Bí đỏ cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể, ngoài ra giá trị dinh dưỡng của bí đỏ còn mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị một số bệnh rất tốt Bí đỏ giúp giảm cân hiệu quả Bí đỏ có chứa tinh bột và các thành phần protein, carotene, vitamin B, vitamin C,...