Dinh dưỡng cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ
Khi còn trong bào thai, dinh dưỡng của bé phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ.
Người mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện và mẹ cũng có sức đề kháng tốt hơn, đủ sức cho quá trình sinh nở và mau chóng phục hồi sau sinh.
Phụ nữ mang thai có nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với người bình thường. Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Nhu cầu nhiều vitamin và khoáng chất tăng lên khi phụ nữ mang thai. Việc cung cấp dinh dưỡng tốt, mẹ bầu sẽ có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Những loại thực phẩm chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ gồm:
Acid folic: hay còn được biết đến là vitamin B 9 . Acid folic có nhiều trong gan, rau cải có màu xanh đậm, mầm lúa mì, men, lòng đỏ trứng, nước cam. Vai trò của Acid folic rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Thiếu acid folic ở thai phụ có thể dẫn tới thiếu máu hồng cầu tó và thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Acid folic cũng cần thiết ở phụ nữ mang thai để ngăn các rối loạn ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, dùng 3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu của thai kỳ, khoảng 400mcg/ngày.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh.
Sắt: có nhiều trong thịt, cá, lòng đỏ trứng, các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu, rau có lá màu xanh đậm, bí ngô, phủ tạng động vật và đặc biệt là tiết. Phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau sinh 1 tháng.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai, cần thiết cho quá trình tạo máu và tạo nhân tế bào. Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai sẽ dẫn tới thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển ôxy ở cả mẹ và thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản…
Vitamin A: là loại vitamin có vai trò quan trọng trong cơ thể. Vitamin A cần cho sự biệt hóa biểu mô, bảo vệ sự toàn vẹn biểu mô trong cơ thể, cần thiết cho sự tăng trưởng, tăng cường miễn dịch và có vai trò quan trọng trong hoạt động thị giác.
Thiếu vitamin A sẽ gây khô mắt, tổn thương giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, thừa vitamin A cũng có thể gây ra các hậu quả như ngứa ngáy, viêm da, bong tróc da, chán ăn, xuất huyết, dị tật bào thai. Do đó, không được bổ sung vitamin A bừa bãi mà phải tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng. Các loại rau củ quả như cà rốt, bầu, bí, gấc, cà chua, rau ngót, rau dền,…chứa tiền vitamin A là caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.
Vitamin C: Là loại vitamin cần thiết và quan trọng của cơ thể, có nhiều trong các loại trái cây chua (chanh, bưởi, cam), các loại rau tươi, cà chua. Nhu cầu vitamin C hằng ngày tăng khi nhiễm khuẩn, có thai hay cho con bú… Nhu cầu vitamin C đối với phụ nữ có thai là 80mg/ ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg.
Video đang HOT
Vitamin C đóng vai trò như một chất khử trong các phản ứng thành lập collagen, giúp mau lành vết thương, làm tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt, nhờ đó giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt. Thiếu vitamin C dễ gây những biểu hiện không tốt cho sức khỏe.
Canxi: cần thiết cho việc hình thành xương và răng ở thai nhi. Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai khoảng 800- 1.000mg mỗi ngày. Canxi có nhiều trong tôm, cua, sữa, cá, đậu, phomai. Ngoài việc bổ sung canxi qua chế độ ăn, thai phụ có thể sử dụng thêm viên uống canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin D: cần thiết cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho và thúc đẩy quá trình tạo xương. Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hoặc trẻ sinh ra bình thường nhưng thóp trẻ lâu liền. Thừa vitamin D cũng gây ra nhiều hậu quả như tăng canxi huyết, dị tật bào thai, tổn thương thận.Vitamin D có thể được bổ sung qua các thức ăn như cá, trứng, sữa, phomai hoặc các thực phẩm chức năng giàu vitamin D.
Ngoài ra, trên da người cũng có các tiền vitamin D, khi tiếp xúc với tia UV sẽ chuyển thành vitamin D có hoạt tính. Vì vậy bà bầu nên dành thời gian khoảng 20 phút cho cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày, tốt nhất là trước 10 giờ sáng, để dung nạp vitamin D từ tự nhiên.
Bà bầu nên đi khám thai định kỳ. Ảnh: TM
Iốt: Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai khoảng 175- 200mcg mỗi ngày. Nguồn cung cấp iốt tốt nhất là các thức ăn từ biển như cá,cua, tôm, sò, rong biển… Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần sử dụng thêm muối iot để bổ sung đủ iốt. Iốt là một vi chất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể, tham gia quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Phụ nữ mang thai thiếu iốt có thể gây sảy thai tự nhiên, đẻ non và thai chết lưu.. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.
Vitamin B 1 : có nhiều trong mầm men bia, cám gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc, quả hạch, thịt heo, bò, gà… Các loại hạt cần dự trữ vitamin B 1 cho quá trình nảy mầm. Do đó, gạo không bị xay xát quá trắng, không bị nấm mốc, mục và các loại ngũ cốc là nguồn cung cấp dồi dào vitamin B 1 . Vitamin B 1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucid. Nhu cầu vitamin B 1 tăng theo lượng glucid ăn vào. Khi có thai hay cho con bú, nhu cầu vitamin B1 cũng tăng lên. Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ vitamin B 1 để tránh nguy cơ tê phù.
Vitamin B 2 : có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, thúc đẩy chiều cao, hỗ trợ thị giác và quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu vitamin B 2 khi mang thai sẽ tăng nguy cơ tiền sản giật. Vitamin B 2 có nhiều trong sữa, bánh mì, các loại rau, đậu…
Kẽm: có nhiều trong tôm cua, sò ốc, hàu, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa. Chất kẽm cần thiết cho quá trình hình, sửa chữa và hoàn thiện chức năng của AND. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến vô sinh, sinh non, sẩy thai, nhiễm độc thai kỳ hoặc có thể sinh già tháng, thai nhi sinh ra không bình thường.
Những thực phẩm bạn nên ăn hằng ngày
Trên thực tế, những thực phẩm bạn nên ăn hằng ngày thực sự là những thực phẩm khá quen thuộc, nhờ các nguyên tắc dinh dưỡng dễ dàng do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thiết lập.
Trái cây và rau - SHUTTERSTOCK
Theo hướng dẫn của MyPlate, một bộ hướng dẫn do USDA phát hành về sức khỏe dinh dưỡng hợp lý, có 5 nhóm thực phẩm mà mọi người nên tập trung. Bằng cách thiết lập "đĩa" của bạn với những món này, bạn sẽ luôn có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trên tay.
Ngoài ra, bằng cách ăn các loại thực phẩm trong số 5 nhóm thực phẩm này, bạn đang nhận được một lượng chất dinh dưỡng lành mạnh cần thiết cho cơ thể trong suốt cả ngày.
Trên trang web của USDA, họ tuyên bố rằng "mỗi nhóm thực phẩm bao gồm nhiều loại thực phẩm giống nhau về thành phần dinh dưỡng và mỗi nhóm đều đóng một vai trò quan trọng trong một mô hình ăn uống lành mạnh tổng thể. Một số nhóm thực phẩm được chia nhỏ hơn nữa thành các nhóm phụ để nhấn mạnh thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất đặc biệt tốt".
Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn nên ăn hằng ngày, theo Eat This, Not That!
1. Trái cây
Trái cây không chỉ giàu chất xơ mà còn có đường tự nhiên (fructose) khiến trái cây trở thành một món ngọt ngon để thêm vào bất kỳ bữa ăn nào. USDA khuyến nghị tiêu thụ toàn bộ trái cây như: Táo, chuối, cam, lê, đào, nho, dưa hấu, dưa lưới, thạch lựu, dâu tây, dứa, xoài, nho khô, bưởi, quả anh đào.
Bạn thậm chí có thể thưởng thức chúng trong một ly sinh tố.
2. Rau
Rau là một cách dễ dàng để làm no bữa ăn của bạn mà không cần bổ sung quá nhiều calo. Thêm vào đó, chúng có thể ở mọi dạng khác nhau! Có 5 nhóm rau khác nhau mà bạn có thể chọn, bao gồm:
Các loại rau có màu xanh đậm: Bông cải xanh, rau cải thìa, rau bina, romaine...
Rau màu đỏ và cam: Cà rốt, ớt đỏ, cà chua, khoai lang...
Đậu và đậu Hà Lan (cũng được coi là protein!): Đậu thận, đậu đen, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng...
Các loại rau giàu tinh bột: Khoai tây trắng, ngô, đậu xanh...
Rau khác: Nấm, bí mùa hè, rau diếp băng, bơ...
3. Ngũ cốc
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, thực sự tốt khi có carb trong chế độ ăn uống của bạn - đặc biệt là các loại ngũ cốc chưa bị loại bỏ chất dinh dưỡng - bao gồm cả chất xơ và giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn.
Một số loại ngũ cốc tốt nhất để đặt trên đĩa của bạn bao gồm: Bánh mì nguyên cám, gạo lứt, bắp rang bơ, cháo bột yến mạch, mì ống nguyên cám, quinoa...
4. Protein
Protein không chỉ cần thiết trong chế độ ăn uống để giúp bạn cảm thấy no mà còn tốt để tiêu thụ cho sức khỏe cơ bắp tổng thể và sự trao đổi chất của bạn.
Một số loại protein tốt nhất để đặt trên đĩa của bạn bao gồm:
Hải sản: Cá hồi, cá ngừ, cá hồi, cá rô phi, cá mòi, cá trích, cá thu, tôm, cua, sò, hến...
Thịt & gia cầm: Bia, gà, gà tây, thịt lợn, trứng...
Nguồn gốc thực vật: Quả hạch, bơ hạt, hạt, các sản phẩm từ đậu nành...
5. Sữa
Cuối cùng, các sản phẩm từ sữa có thể đóng vai trò như một nguồn bổ sung protein trong chế độ ăn uống của bạn và chất béo, cả hai đều hữu ích để làm cho bạn cảm thấy no sau bữa ăn.
Mặc dù sữa không được bao gồm trong 4 nhóm theo hướng dẫn của MyPlate, nhưng nó nằm trong một "chén" nhỏ hơn riêng biệt ở bên cạnh và một thứ để tiếp tục tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Một số sản phẩm sữa tốt nhất bao gồm: Sữa, sữa chua, keifer, phô mai, phô mai que, sữa đậu nành tăng cường canxi, theo Eat This, Not That!
Trời lạnh: Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như thế nào? Miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt độ giảm sâu. Trong thời tiết lạnh, cơ thể của trẻ phải tiêu hao năng lượng đẻ chống rét. Vì vậy, ngoài việc giữ ấm cơ thể thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ là điều quan trọng, cần hết sức chú ý. Có nhiều cách để tăng sức đề kháng...