Dinh dưỡng cho người già, mắc nhiều bệnh nền cần lưu ý gì?
Với người tăng huyết áp cần lưu ý chế độ ăn: Kiểm soát lượng muối ăn vào, kiểm soát lượng cholesterol (tránh phủ tạng), hạn chế thịt động vật.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Gia đình tôi mới đón mẹ từ dưới quê lên, mẹ tôi cao tuổi lại có nhiều bệnh lý nền về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… vậy, cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe tốt, thưa bác sĩ?
Mai Hoa (Hà Nội)
Video đang HOT
Trả lời:
Với người tăng huyết áp cần lưu ý chế độ ăn: Kiểm soát lượng muối ăn vào, kiểm soát lượng cholesterol (tránh phủ tạng), hạn chế thịt động vật. Người mắc tim mạch cần ăn nhiều rau hơn để kiểm soát rối loạn lipid máu tốt hơn, ăn rau và ăn quả không chọn quả nhiều năng lượng như quả chuối. Cần giảm cân và kiểm soát tốt về thực phẩm.
Người mắc đái tháo đường nên chọn thực phẩm như chất bột đường là: Gạo lức, yến mạch, gạo nguyên cám… cần chia nhỏ bữa ăn, cần tránh bánh kẹo, kem…
Bên cạnh đó cần lưu ý với bữa ăn gia đình có nhiều thế hệ, cũng cần phân bổ hợp lý, phải đáp ứng được nhu cầu từng thành viên trong đình (người già, trẻ em, người lớn). Trong bữa ăn cần có nhóm cung cấp năng lượng, khoảng 50-60% nhu cầu của từng người là lương thực (cơm, mì, bún, phở, khoai củ…); Món canh rau; Món mặn (cung cấp chất đạm: thịt, trứng, cá, đậu đỗ…) và thêm hoa quả tươi.
Sai lầm khiến bạn dễ mắc ung thư đường tiêu hóa
Hiện nay, tỷ lệ bỏ sót tổn thương trong nội soi tiêu hóa ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Quá trình làm sạch đại tràng của người bệnh chưa đạt chuẩn là một trong những nguyên nhân.
Thông tin được Giáo sư, tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật, chia sẻ tại lễ mắt phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi đại tràng.
Giáo sư Long cho hay việc làm sạch đại tràng không tốt chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cuộc nội soi không đạt chuẩn. Đại tràng không sạch khiến quá trình nội soi không hiệu quả. Những tổn thương bị bỏ sót khiến việc chẩn đoán của bác sĩ gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, điều này có thể khiến việc chẩn đoán bị sai. Bên cạnh đó, nếu can thiệp thủ thuật khi đại tràng không được làm sạch, người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, rất nguy hiểm.
Tiến sĩ Đào Việt Hằng, Phó giám đốc Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Phó tổng thư ký Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, cho biết Việt Nam là một trong những nước có gánh nặng về bệnh đường tiêu hóa lớn, bao gồm bệnh lý nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện bệnh sớm ở nước ta còn thấp. Nhiều người bệnh ung thư phát hiện khi ở giai đoạn muộn.
Việt Nam với dân số đông, gánh nặng bệnh tật tiêu hóa nhiều, số lượng bác sĩ nội soi ước tính mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của 5-10% dân số. Hơn nữa, số lượng ca nội soi tại những trung tâm lớn có thể lên tới 400-500 ca một ngày.
Giáo sư, tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật. Ảnh: Nguyễn Trang.
"Nguy cơ bỏ sót tổn thương, chất lượng nội soi không đảm bảo và nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn. Tỷ lệ bỏ sót tổn thương ung thư đường tiêu hóa theo ghi nhận không hề thấp. Đối với tổn thương đường tiêu hóa trên như ung thư thực quản, dạ dày..., tỷ lệ bỏ sót là 11,3%. Với ung thư đại tràng, tỷ lệ bỏ sót polyp/adenoma (tổn thương tiền ung thư) là 20-47%", tiến sĩ Hằng cho hay.
Theo các chuyên gia y tế, ung thư tiêu hoá thường khởi phát với những triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn khiến đa số người dân chủ quan, đến khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật, ít rau xanh, chất xơ được đánh giá có liên quan ung thư đại trực tràng.
Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày liên quan tiền sử nhiễm vi khuẩn HP, chất nitrosamin trong dưa chua muối và thịt hun khói. Trong khi đó, ung thư thực quản liên quan thói quen uống nhiều rượu và hút thuốc lá.
Bệnh về đường tiêu hóa không được điều trị đúng sẽ trở thành mạn tính, được đánh giá có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Ngoài ra, những khối u (polyp) lành tính nếu không cắt bỏ sớm, để lâu dễ chuyển sang ác tính.
Để phòng chống ung thư tiêu hoá, người dân cần hạn chế dùng những thực phẩm có chứa aflatoxin, nitrosamine (trong thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói), nấm mốc và các chất độc hại khác. Mọi người cũng nên hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu bia, khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tiêu hóa.
Chúng ta cũng nên dùng rau quả, thực phẩm có nhiều chất xơ, selen, vitamin A, C có khả năng phòng chống ung thư tiêu hóa như trà xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc, các loại rau xanh, cà tím...
Tộc người 80 tuổi có mạch máu trẻ như 50: Chuyên gia giải mã bí mật "vô giá" để trường thọ Một tộc người ở Nam Mỹ được cho là có mạch máu trẻ khỏe nhất thế giới nhờ lối sống lành mạnh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố kết quả bất ngờ. Những người 80 tuổi có mạch máu trẻ khỏe như tuổi 50 Ở Nam Mỹ, một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra những người...