Dinh dưỡng cho học sinh ôn thi trong những ngày nắng nóng, oi bức
Do đợt nghỉ dịch COVID-19 vừa qua kéo dài, nên các em học sinh phải đi học và trải qua các kỳ thi học kỳ, thi chuyển cấp vào mùa hè nắng nóng năm nay…
Vậy cha mẹ, nhà trường cần duy trì chế độ dinh dưỡng như thế nào để tốt cho trẻ. Dưới đây sẽ là lời khuyên của Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.
Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng – Ảnh: Ngọc Anh
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển lứa tuổi vị thành niên, trước hết là vấn đề năng lượng cần được bổ sung từ 2.000 – 2.300k calo/ngày/nữ và 2.100 – 2.800kcalo/ngày/nam.
Tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu khác nhau. Do đó, để đáp ứng đủ nhu cầu, trẻ cần ít nhất ăn 3 bữa/ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.
Về chất đạm, hàng ngày với các bạn là nam cần bổ sung khoảng 70gam và 60gam đối với nữ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa – TD
Tỷ lệ chất đạm động vật 35% tổng số chất đạm. Năng lượng từ chất đạm cung cấp chiếm 17% tổng năng lượng của khẩu phần. Nguồn đạm động vật cung cấp cho bữa ăn từ: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua… nguồn đạm thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc,…
Nhu cầu chất béo hàng ngày từ 60 – 70 gam, chất béo từ nguồn gốc động vật và thực vật với tỷ lệ cân đối là 70% và 30%.
Năng lượng do lipit cung cấp trong khẩu phần khoảng 25%. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hoà tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitaminA, E, D, K.
Mùa hè, nắng nóng cũng làm cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon,… đặc biệt là học sinh trong mùa thi. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Nếu chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu của cơ thể diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.
Một chế độ ăn hợp lý, cân đối, đa dạng có 15-20 loại thực phẩm từ 4 nhóm hàng ngày giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh không lây nhiễm.
Trong mỗi bữa ăn nên có từ 4-5 món ăn: món cơm, món chất đạm, món rau xanh, món canh và món hoa quả để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và nhu cầu nước cho cơ thể.
Ảnh minh họa TD
Trong mùa thi, các em học sinh phải thức khuya, dạy sớm lao động trí óc mệt mỏi, cần bổ sung thêm các thực phẩm tiêu hóa và hấp thu nhanh như sữa và các sản phẩm của sữa. Bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng các loại nước xay sinh tố rau xanh và hoa quả như rau má, cà chua, cà rốt, cam, đu đủ, xoài…
Do đó, các bố mẹ và nhà trường cần lưu ý để bổ sung dinh dưỡng cho các con để đảm bảo sức khỏe cho các con học tập, thi cử và vui chơi trong tiết trời nắng nóng.
Dinh dưỡng cho những ngày nắng nóng
Mới đầu hè nhưng đã liên tiếp xuất hiện những ngày nắng nóng khiến cơ thể dễ mệt mỏi. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những ngày nắng nóng là điều cần thiết để giữ gìn sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Uống đủ nước: Là điều cần thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên, những ngày nắng nóng khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều, gây mất nước và các chất khoáng, do đó, cần luôn bổ sung đủ nước.
Ngoài nước đun sôi để nguội, nước khoáng, có thể uống nước ép hoa quả hay rau củ, nước chè xanh, nước vối, nước đỗ đen rang... nhằm bổ sung nước, giúp thanh nhiệt, giải độc, góp phần kiểm soát mỡ máu, đường máu...
Ăn đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm: Không nên giảm lượng protein trong những ngày hè. Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi nên không có cảm giác thèm các loại thịt. Tuy nhiên, protein vẫn cần được bảo đảm trong chế độ ăn hằng ngày, dù là đạm động vật hay đạm thực vật.
Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng nên giảm chất béo, tăng lượng rau củ. Rau củ cung cấp vitamin và chất xơ, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, góp phần làm giảm cholesterol trong máu.
Bổ sung thêm hoa quả hằng ngày: Hoa quả là một trong số thực phẩm tốt nhất, cần được tăng cường vào chế độ ăn uống mùa hè để giúp giải nhiệt, bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn nhiều các loại quả múi mọng giàu vitamin C và giải nhiệt tốt như cam, quýt, bưởi, chuối, táo, dưa hấu...; ăn vừa phải các loại quả có tính nóng, hàm lượng đường cao như vải, xoài, mít, nhãn.
Thêm bữa sữa: Người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ đã sinh nở và kể cả người trưởng thành bình thường cũng nên có thêm sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày để bổ sung các dưỡng chất, đặc biệt là can xi nhằm phòng, chống loãng, xốp xương. Uống sữa cũng có tác dụng giảm nhiệt, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh chóng tỉnh táo sau các cơn choáng vì nắng nóng.
Những người nào dễ mắc ung thư trực tràng? Những người có chế độ ăn uống ít chất xơ, nhiều mỡ và đạm động vật, tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng... thuộc nhóm người dễ mắc ung thư trực tràng hơn. Xuất hiện loại vi khuẩn tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 42 lần. Ảnh minh họa Đại tràng bao gồm kết tràng và trực tràng,...