Đình chỉ vụ ĐH Cần Thơ kiện nữ tiến sĩ
Ngày 27/6, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự ĐH Cần Thơ kiện tiến sĩ Vũ Thị Nhuận đòi bồi thường chi phí đào tạo.
Theo TAND quận Ninh Kiều, vụ án bị đình chỉ là do ĐH Cần Thơ có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện với lý do chưa thu thập đủ chứng cứ.
Khoản 1, Điều 13, Nghị định số: 54/2005/NĐ-CP năm 2005 của Chính phủ quy định: “Về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ công chức”, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị thuộc các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường.
Trên cơ sở đó, ĐH Cần Thơ khởi kiện, đòi bồi thường là tránh thất thoát ngân sách nhà nước, chứ không vì lợi ích hoặc vì quyền lợi riêng của trường. Nhưng đến nay, ĐH Cần Thơ chưa thu thập đủ chứng cứ chứng minh nguồn gốc của học bổng cấp cho tiến sĩ Nhuận là do Chính phủ Nhật viện trợ chính thức cho Chính phủ Việt Nam để làm căn cứ pháp lý thu hồi kinh phí đào tạo từ tiến sĩ Nhuận. Vì vậy, để việc khởi kiện được chính xác, có cơ sở và phù hợp quy định pháp luật trong thời gian tới, trường rút đơn khởi kiện.
Quyết định đình chỉ vụ ĐH Cần Thơ khởi kiện nữ tiến sĩ. Ảnh Minh Anh
Video đang HOT
Theo nội dung vụ việc, năm 2005, bà Nhuận được ĐH Cần Thơ cử đi học tiến sĩ ngành Công nghệ Sinh học tại ĐH Kyushu (Nhật Bản) trong 3 năm. Tháng 9/2008, bà học xong chương trình tiến sĩ tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2011, bà Nhuận tiếp tục nhận nhiệm vụ là cán bộ giảng môn Sinh học thuộc khoa Khoa học Tự nhiên (ĐH Cần Thơ.)
Thời gian này, nữ giảng viên viết đơn xin tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận.
Ngày 10/3/2011, bà Nhuận gửi đơn xin nghỉ việc và bị ĐH Cần Thơ khởi kiện, đòi bồi thường chi phí đào tạo là trên 3 triệu yên Nhật, tương đương 569 triệu đồng.
Theo PGS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ, qua rà soát, hơn 30 cán bộ đi học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước không về hoặc về nhưng không làm việc tại trường. Những trường hợp này, nhà trường đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
“Đi học bằng ngân sách nhưng không về phục vụ đơn vị sẽ phải bồi thường gấp 3 kinh phí đưa đi đào tạo. Hiện trường nợ trên 10 tỷ đồng ngân sách do không thu hồi được kinh phí do những cán bộ này ở nước ngoài”, ông Toàn nói.
Cũng tại ĐH Cần Thơ, con của một phó hiệu trưởng đi học theo Chương trình Mekong 1000 có về TP Cần Thơ công tác nhưng sau đó bỏ ngang. Chính vì vậy, gia đình phải bồi thường gần 2 tỷ đồng.
Theo Zing
Hoãn xử ĐH Cần Thơ kiện giảng viên đòi bồi thường 500 triệu
Sáng 20/6, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) hoãn phiên xét xử vụ kiện giữa nguyên đơn là ĐH Cần Thơ và bị đơn - bà Vũ Thị Nhuận, giảng viên của trường.
Theo hồ sơ vụ việc, năm 1997, bà Nhuận được nhận vào làm việc tại Trung tâm Năng lượng mới của ĐH Cần Thơ. Sau đó, bà đảm nhận dạy bộ môn Sinh học.
Đến năm 2005, bà Nhuận được trường cử đi học tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học tại ĐH Kyushu, Nhật Bản, kết thúc khóa học vào tháng 9/2008. Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2011, bà Nhuận tiếp tục giảng môn Sinh học thuộc khoa Khoa học Tự nhiên của trường.
Thời gian này, bà Nhuận viết đơn xin tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận. Ngày 10/3/2011, bà Nhuận gửi đơn xin nghỉ việc.
Bà Vũ Thị Nhuận. Ảnh: Minh Anh.
Sau khi có đơn xin nghỉ việc, ĐH Cần Thơ mời bà Nhuận lên làm việc nhưng bà không đến nên nhà trường nộp đơn khởi kiện, đòi bồi thường 569 triệu đồng.
Hiện tại, bà Nhuận làm việc tại ĐH Y dược Cần Thơ.
"Tôi được Chính phủ Nhật cấp học bổng du học tại nước này, toàn bộ chi phí do Chính phủ Nhật lo và ĐH Cần Thơ đã có quyết định chấp nhận về việc đi học. ĐH Cần Thơ không cử tôi đi học bằng tiền nhà trường hay từ nguồn ngân sách Nhà nước mà do tôi tự tham gia dự tuyển học bổng Mext của Nhật. Việc nhà trường đòi bồi thường số tiền trên là bất hợp lý", bà Nhuận nói.
Theo nữ tiến sĩ, việc bà tự thi học bổng được sự cho phép của nhà trường và đúng quy định. Trong thời gian học tập tại Nhật, ĐH Cần Thơ chuyển tổng cộng khoảng 16 triệu đồng để bà sinh hoạt. Đây là số tiền bằng 30% mức lương đối với cán bộ được đi học, công tác.
Theo Zing
Đình chỉ cơ sở đào tạo tiến sĩ nếu không đủ điều kiện Ngày 13/6, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ về việc tiến hành rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng. Theo Bộ GD&ĐT, việc tiến hành rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo tiến sĩ từ năm 2013 đến nay nhằm đánh giá đúng tình hình, bổ...