Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Bài thuốc dân gian, Đông y và Tây y
Bệnh viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý viêm khớp mạn tính, có tính tự miễn với dâu hiêu xuât hiên trên ngươi bênh như: đau nhức, sưng, nóng đỏ, đôi khi còn bị cứng khớp, khó cử động.
Bệnh phát sinh bởi sự tổn thương khớp ở một số bộ phận như màng hoạt dịch, đĩa đệm, sụn khớp, xương dưới sụn, đầu xương, gân, cơ,… do nhưng nguyên nhân khac nhau gây nên
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Bài thuốc dân gian, Đông y và Tây y
Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra tại 1 khớp hoặc trên nhiều khớp khác nhau theo từng thời gian nhất định, đôi tương hay bi măc chưng bênh nay thương la nư giơi. Bệnh dễ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Tây y
Chữa trị bằng Tây y cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc: cắt giảm triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm và theo dõi thường xuyên. Các cách điều trị thông thường:
Thuốc Tây
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Celecoxib, Meloxicam, Etoricoxib… giúp chống viêm, giảm sưng hiệu quả.
Thuốc giảm đau: Paracetamol, Paracetamol kết hợp codein….có tác dụng giảm đau tức thì.
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine… làm giảm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa tổn thương khớp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thay thế khớp: bác sĩ sẽ loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng khớp nhân tạo.
Phẫu thuật sửa gân: thực hiện bằng cách sửa chữa và hàn gắn các gân bị lỏng hoặc đứt do viêm khớp.
Phẫu thuật chỉnh trục: thực hiện khi phẫu thuật thay thế khớp không tiến hành được.
Phương pháp khác
Chiếu đèn hồng ngoại: có tác dụng làm giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, giãn cơ và giảm đau do viêm khớp gây ra.
Điện cao tần, siêu âm: giúp lưu thông máu, giảm xơ hoá và giãn dây chằng.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y
Đông Y có nhiều phương pháp đẩy lùi viêm khớp dạng thấp an toàn và tiết kiệm, người bệnh có thể áp dụng:
Bài thuốc nam
Cây đau xương: Người bệnh lấy thân dây đau xương thái nhỏ, đem sao vàng, cho vào bình. Đổ ngập rượu, ngâm tối thiểu 2 tháng rồi dùng để xoa bóp tại vị trí khớp gối đau nhức sẽ thấy cải thiện đáng kể.
Mật ong và bột quế: Cho 1 thìa mật ong và nửa thìa bột quế cho vào cốc nước nóng. Khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày để làm giảm tình trạng viêm, sưng khớp.
Cỏ trinh nữ: Chuẩn bị các nguyên liệu rễ cúc tần, rễ trinh nữ, rễ bưởi bung mỗi thứ 20g; 10g rễ đinh lăng. Tất cả thái nhỏ, làm sạch rồi đem sắc lấy nước, uống 2 lần trong ngày có tác dụng giảm đau, tiêu viêm.
Phương pháp khác
Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là 2 kĩ thuật phổ biến của Đông Y nhằm hỗ trợ giảm đau và chống co cơ. Trong đó, bấm huyệt được coi là trọng yếu bởi nó có thể giúp giảm tắc nghẽn của huyệt vị, đả thông kinh mạch giúp người bệnh vận động linh hoạt.
Giác hơi: Là cách điều trị tác động lên cơ thể bằng nhiệt và khí giúp người bệnh được hoạt huyệt, giảm trạng thái co cứng, giãn gân.
Tắm suối khoáng: bệnh nhân ngâm mình trong nước khoáng nóng có tác dụng phục hồi chức năng xương khớp, thư giãn tình thần đồng thời chống căng cơ.
Video đang HOT
Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Bài thuốc từ quả cà tím
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cà tím cỡ vừa: 1 quả
Nước lọc: 1 lít
Cách thực hiện
Để áp dụng bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp với cà tím, bạn thực hiện như sau:
Trước tiên cần phải lây cà tím căt bo num sau đo đi rửa sạch rôi thái thành những khúc mỏng
Cho nước lọc vào nồi đun sôi, sau đó tắt bếp.
Bây giờ, bạn cho toàn bộ cà tím vào trong nồi nước vừa mới đun sôi, dùng nắp đậy kín lại.
Tiến hành ngâm cà tím ở trong nồi nước sôi cho tới khi nào thấy nước nguội hoàn toàn.
Cuôi cung dùng rây lọc bo phân xac va giư lấy phân nươc ca tím.
Cách chữa đau khớp
Cho nước cà tím thu được vào chai thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh. Phần nước cà tím này chia ra làm 4 phần, uống vào các bữa sáng, trưa, tối trước khi ăn cơm. Phần nước cà tím còn lại bạn trộn với 50ml dầu ô liu nguyên chất và khuấy đều lên. Sau đó, bảo quản trong tủ lạnh và dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chỉ cần thoa một lớp mỏng lên chỗ đau khớp và dùng băng gạc quấn lại để giữ ấm là được.
Ngải cứu và rượu trắng
Nguyên liêu cân chuân bi:
100g la ngai cưu
2 chen rươu trăng
Cach thưc hiên:
Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, đê rao nươc.
Cho ngai cưu cung vơi rươu trăng vao chao va xao nong lên.
Sau đo đăp hôn hơp lên vung bi sưng rôi buôc lai băng vai cho đên khi hêt hơi âm thi thao ra.
Ngoai ra, bạn con co thê sư dung ngai cưu ngâm rươu lam thuôc xoa bop. Cach thưc hiên như sau: Dung thân va la ngai cưu sao vang lên rôi ha thô cho nguôi bơt. Cho ngải cưu vao ngâm rươu trăng 1-2 tuân. Rươu ngai cưu dung đê xoa bop vao vung đau nhưc khơp hoăc lam tan nhanh cơn đau nhưc chân tay nhât la khi trơi trơ lanh.
Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng
Nguyên liêu cân chuân bi:
2 lít nước
1 củ gừng tươi
20 gram muối hạt
Lam nươc muôi gưng âm ngâm chân như sau:
Đun nước ấm đến nhiệt độ khoảng 50 – 60 C (hoặc có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng của người dùng)
Gừng đập dập, bỏ vào nước đã đun cùng muối hạt.
Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
Đu đủ mễ nhân
Nguyên liêu cân chuân bi:
1 nưa qua đu đu xanh
30g mê nhân sông
2 bat nươc
Cach thưc hiên bai thuôc:
Got vo đu đu, đem rửa sach, thai miêng nho rôi cho vao nôi.
Đổ thêm nước va mê nhân vao nôi, vặn nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì bỏ thêm một ít đường trắng va ăn khi con âm.
Dùng một thời gian dài để đẩy lùi chứng đau nhức xương khơp.
Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Nguyên liêu cân chuân bi:
5-10g la lốt phơi khô (15-30g lá tươi)
2 bát nước
Cach thưc hiên:
Dung la lôt đa chuân bi đem sắc vơi 2 bát nước còn bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm và sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày sẽ giảm các triệu chứng sưng đau một cách rõ rệt.
Ngoai ra co thê dung la lôt theo bai thuôc sau: dung lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày se thây hiêu qua.
Ngoai ra la lôt con co thê chưa phong thâp va đau nhưc xương khơp:
Bài thuốc 1: Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, rễ cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 3: Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, hy thiêm 20g, rễ si 16g, rễ quýt rừng 16g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc rễ cây trinh nữ
Nguyên liêu cân chuân bi:
20-30g rê trinh nư
400ml nươc
Cach thưc hiên như sau:
Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
Bài thuốc từ bột quế
Bột quế và mật ong được xem như liều thuốc đặc biệt chưa viêm khơp dang thâp vì mật ong không có phản ứng phụ đối với bất cứ căn bệnh nào. Trong đó người ta cho biết dù mật ong ngọt, nhưng nếu dùng liều lượng vừa phải như 1 loại dược chất nó cũng sẽ không gây ảnh hưởng tơi bênh nhân măc chưng tiêu đương. Liều lượng và cách sử dụng chung với bột quế được hướng dẫn như sau:
Cách 1: Pha 2 muỗng café mật ong, 1 muỗng café bột quế trong 1 ly nước nóng, uống đều đặn hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối có thể giúp giảm đau hiệu quả.
Cách 2:Dùng 1 phần mật ong, 2 phần nước ấm, 1 muỗng café bột quế. Trộn lại thành 1 hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên chỗ đau nhức và thoa chầm chậm, nhè nhẹ. Cơn đau sẽ giảm nhẹ sau vài phút.
Lưu ý: Việc áp dụng những phương pháp trên phải được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Theo thoidai
Kết hợp điều trị bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực.
Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, trong đó xu hướng kết hợp giữa đông y và tây y nhằm làm tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị.
Phát hiện sớm bệnh
ĐTĐ là nhóm của các bệnh lý chuyển hóa, có đặc điểm là tăng đường huyết do sự thiếu hụt về tiết Insulin, về tác động của Insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết mạn tính kéo dài kéo theo những tổn thương, rối loạn chức năng, suy giảm các cơ quan khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. ĐTĐ thường được chia làm 2 nhóm chủ yếu type 1 và type 2, trong đó ĐTĐ type 2 chiếm đa số (85-90%).
Hiện nay số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới xấp xỉ 300 triệu người, trong đó tốc độ phát triển nhanh nhất ở các nước đang phát triển. ĐTĐ cùng với bệnh lý tim mạch và ung thư là 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ. Nguyên nhân gây tử vong do ĐTĐ thường gặp là bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, nhiễm trùng, suy thận mãn. Ngoài ra ĐTĐ còn có thể ảnh hưởng lên mắt gây mù mắt.
Bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ, hoặc khi bệnh nhân có những biểu hiện của các biến chứng như: tê 2 chi dưới, nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục, nhiễm trùng ở da, mờ mắt, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não... Chỉ một số ít trường hợp bệnh được phát hiện do có biểu hiện của triệu chứng tăng đường huyết: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều.
Những đối tượng như sau cần được kiểm tra đường huyết để phát hiện bệnh sớm: Sàng lọc cho tất cả những người trên 55 tuổi. Tuổi từ 40-45, kèm theo một yếu tố nguy cơ. Tuổi từ 35-40 tuổi kèm theo 2 trong số các yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, HA 140/90 mmHg. Những người béo phì hoặc dư cân (BMI 23).
Có liên quan ruột thịt với người mắc bệnh ĐTĐ (thế hệ cận kề). Phụ nữ lứa tuổi ở vào giai đoạn quanh mãn kinh. Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt như được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ; hoặc có tiền sử sinh con to, cân nặng lúc sinh> 4.000g. Với người Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy nếu cân nặng của con 3.600g đã phải coi là yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
Những người đã từng được chẩn đoán rối loạn đường huyết lúc đói, hay rối loạn dung nạp glucose; người có các rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn chuyển hóa acid uric, người có microalbumin niệu dương tính... Người có nghề nghiệp tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, có những thay đổi đột ngột về môi trường sống.
Hướng điều trị
Đối với mỗi người bệnh ĐTĐ điều có một chế độ điều trị riêng biệt để phù hợp với mức độ bệnh, đặc điểm sinh hoạt của mỗi người bệnh. Việc điều trị cũng cần phải toàn diện. Bên cạnh việc dùng thuốc cần phải có chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục phù hợp với tình trạng bệnh và thuận tiện cho việc tuân thủ.
Đối với người bệnh ĐTĐ, nên kiêng hay hạn chế tối đa các loại đường hấp thu nhanh (mứt, nước ngọt, bánh ngọt, trái cây khô), nên ăn nhiều rau xanh sẽ làm giảm sự hấp thu đường và cholesterol sau ăn, giúp tránh táo bón. Đối với việc tập luyện, bệnh nhân nên tập các môn rèn luyện sự dẻo dai bền bỉ như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, các bài tập dưỡng sinh... Nên tránh các môn đòi hỏi thể lực cao như cử tạ.
Bài tập nên có cường độ nhẹ nhàng lúc đầu và tăng dần theo thời gian. Tránh quá sức, và phải có sự theo dõi của thầy thuốc. Việc tuân thủ chế độ ăn và tập luyện đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, góp phần làm giảm quá trình phát triển thành bệnh ĐTĐ đối với những trường hợp rối loạn dung nạp glucose/ rối loạn đường huyết lúc đói.
Ngày nay các thầy thuốc Đông y khi điều trị bệnh nhân ĐTĐ sẽ tùy thuộc tình trạng để quyết định chỉ dùng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y, hay kết hợp cả 2 nhằm làm tăng tác dụng hạ đường huyết, giảm các tác dụng phụ khi dùng thuốc tây liều cao, giảm chi phí điều trị.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam và Trung Quốc cho thấy, những bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose/rối loạn đường huyết lúc đói hoặc ĐTĐ có đường huyết không quá cao (không quá 180mg/dl) có thể kiểm soát đường huyết tốt chỉ với việc điều trị bằng thảo dược. Tại châu Á, những thảo dược thường hay được sử dụng và đã được chứng minh có hiệu quả hạ đường huyết trước ăn và sau ăn như khổ qua, nhân sâm, tỏi, hạt mê thi, quế, hoàng liên...
Bên cạnh việc dùng dạng thuốc sắc có thể gây bất tiện cho người sử dụng, còn có các dạng thuốc được bào chế theo phương pháp hiện đại (dạng viên con nhộng, viên nang) nhằm làm tăng tác dụng hạ đường huyết và dễ dàng sử dụng cho bệnh nhân hơn. Việc điều trị ĐTĐ bằng các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ngoài tác dụng làm hạ đường huyết, còn có thể có một số tác dụng có ích khác trên người bệnh mà trong quá trình điều trị chúng tôi ghi nhận được như: giảm triệu chứng táo bón, giảm cảm giác nóng trong người, hồi hộp, đánh trống ngực, tiểu đêm, cải thiện giấc ngủ...
Tuy nhiên, điều trị bệnh ĐTĐ bằng thảo dược cần phải có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín, tránh tự ý sử dụng theo kinh nghiệm hay lời đồn, mách bảo của người khác. Vì các thảo dược có thể gây độc trên gan, thận hoặc không hiệu quả nếu như sử dụng không đúng cách và đặc biệt là sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.
Th.S BS CK2 Lê Ngọc Thanh, Viện Y dược học dân tộc TPHCM
Theo SGGP
Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ (bài 2) Giống như các rối loạn tự miễn dịch khác như lupus và bệnh vẩy nến, nguyên nhân cơ bản gây viêm khớp dạng thấp vẫn còn chưa được hiểu rõ. Điều ta đã biết là một số yếu tố - bao gồm hút thuốc và béo phì - không chỉ có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao mà còn gặp phải...