Điều trị ngưng thở khi ngủ, giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer
Những người lớn tuổi mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ( OSAS ) được điều trị, ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.
OSAS có liên quan đến nhiều loại bệnh thần kinh và tim mạch khác, và nhiều người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc OSAS.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Michigan về Điều trị Rối loạn Giấc ngủ đã phân tích từ hơn 50.000 người tham gia Medicare (chương trình bảo hiểm sức khỏe liên bang dành cho những người từ 65 tuổi trở lên), được chẩn đoán mắc bệnh OSAS; kiểm tra xem những người sử dụng liệu pháp áp lực đường thở dương (CPAP)- một phương pháp điều trị OSAS, và so sánh với những người không được điều trị về nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Các nhà khoa học nhận thấy, có mối liên hệ đáng kể giữa việc sử dụng liệu pháp này trị OSAS và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác trong vòng 3 năm. Điều này cho thấy áp lực đường thở dương có thể bảo vệ chống lại nguy cơ sa sút trí tuệ ở những người bị OSAS.
Kết quả này đã làm nổi bật sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với chức năng nhận thức. Việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả OSA có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại suy giảm nhận thức ở những người lớn tuổi mắc OSAS.
Điều gì xảy ra cho cơ thể nếu ăn nhiều thịt đỏ?
Ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ ở phụ nữ.
Thịt đỏ bao gồm những loại thịt như: thịt bò, thịt cừu, thịt nai,...đây là nguồn cung cấp protein chất lượng cao và các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt cho cơ thể.
Ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ ở phụ nữ. Ảnh: NGUYÊN VÕ
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ mang lại một số tác dụng phụ, điển hình như tăng mức cholesterol trong máu, tăng khả năng suy giảm trí nhớ ở phụ nữ, theo Eat This, Not That!.
Một nghiên cứu mới trên hơn 100.000 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy, phụ nữ ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn có nguy cơ tử vong do sa sút trí tuệ cao hơn 20% so với những phụ nữ ăn ít thịt đỏ. Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và chứng sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu năm 2016 cũng cho thấy, tiêu thụ nhiều thịt đỏ có liên quan đến bệnh Alzheimer, nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 10 quốc gia khác nhau, theo Eat This, Not That!.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Hiệp hội tim mạch Mỹ cho biết, ăn thịt đỏ chưa qua chế biến sẵn cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức cholesterol cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao, trong khi đó, thịt đỏ có chứa nhiều cholesterol có hại (LDL).
Nguyên nhân mới gây Alzheimer: Xe cộ, cháy rừng và nhà máy Một nhóm nghiên cứu tại Đại học California ở San Francisco (Mỹ) vừa tìm ra thêm một nguyên nhân góp phần gây bệnh Alzheimer: ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí từ xe cộ, nhà máy, cháy rừng góp phần gây bệnh Alzheimer - Ảnh: REUTERS Công trình nghiên cứu, đăng trên tạp chí khoa học JAMA Neurology vào ngày 30-11, nhận...