Điều trị mất ngủ, chán ăn ở bệnh nhân HIV/AIDS
Mất ngủ và chán ăn là các triệu chứng rất phổ biến ở bệnh nhân HIV/AIDS. Các triệu chứng này có thể tồn tại theo từng giai đoạn hoặc kéo dài cả đời nếu không được điều trị.
1. Biểu hiện của mất ngủ, chán ăn ở bệnh nhân HIV/AIDS
1.1 Biểu hiện mất ngủ
- Mất ngủ đầu giấc: Người nhiễm HIV/AIDS khó vào giấc ngủ, lên giường nằm nhưng rất lâu (sau 2-3 giờ) mới có thể vào giấc ngủ.
- Mất ngủ giữa giấc: Bệnh nhân cũng có thể lên giường nằm và vào giấc ngủ không quá khó khăn, nhưng chỉ đến 1-2 giờ sáng thì họ lại thức giấc và phải đến 3-4 giờ sáng họ mới có thể ngủ tiếp được.
-Mất ngủ cuối giấc: Bệnh nhân cũng có thể vào giấc ngủ được, ngủ một mạch đến 3 giờ sáng rồi thức giấc và không ngủ lại được (thức luôn đến sáng).
Đôi khi từ ba kiểu mất ngủ trên, tình trạng mất ngủ trầm trọng dần và bệnh nhân không ngủ được tí nào trong ngày, khi đó gọi là mất ngủ hoàn toàn.
Mất ngủ khiến bệnh nhân rất thèm ngủ, họ thấy đêm rất dài, tiếng côn trùng (như con mọt đục gỗ) kêu rất to và đáng sợ. Khi thấy những người khác trong gia đình ngủ được thì họ rất khó chịu và tức tối với lý do khá vô lý là tại sao mọi người ngủ được còn họ thì lại không?
Mất ngủ khiến bệnh nhân mệt mỏi, uể oải, lo lắng, bồn chồn, dễ nổi cáu, hay quên… và dẫn đến chán nản, không uống thuốc điều trị. Vì vậy, mất ngủ kéo dài làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân HIV/AIDS.
Video đang HOT
Tư vấn cho bệnh nhân HIV/AIDS.
1.2 Biểu hiện chán ăn
Cũng như mất ngủ, chán ăn rất phổ biến ở người có HIV/AIDS. Bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn nên ăn rất ít, dẫn đến sút cân. Nguyên nhân của chán ăn là do chính vius, do thuốc chống virus, do loét miệng, do trầm cảm và do chính mất ngủ kéo dài gây ra.
Do ăn ít, bệnh nhân gầy và yếu đi rất nhanh. Như vậy, cũng giống mất ngủ, chán ăn cũng làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân HIV/AIDS.
2. Điều trị như thế nào?
Điều trị mất ngủ và chán ăn góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong và tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS.
Điều trị mất ngủ và chán ăn ở bệnh nhân HIV/AIDS thường dùng thuốc chống trầm cảm SSRI phối hợp với thuốc an thần kinh mới, bởi thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng phụ; không tương tác với các thuốc khác mà bệnh nhân cần dùng; không gây nghiện. Thuốc không độc với tim, gan, thận, tủy xương… của bệnh nhân.
Nhược điểm của thuốc là có thể gây ngủ nhiều (rất có lợi với người mất ngủ lâu ngày) và gây ăn nhiều dẫn đến tăng cân (rất có lợi với người sút cân trầm trọng).
Thuốc chống trầm cảm hay được chọn là sertraline, uống một lần vào buổi tối hoặc có thể dùng paroxetine, uống một lần vào buổi tối.
Thuốc an thần kinh mới hay dùng là olanzapine, uống buổi tối. Thuốc này gây ngủ nhiều, ăn ngon miệng nên dẫn đến ăn nhiều và tăng cân. Bệnh nhân có thể tăng 3-4 kg/tháng trong 1-2 tháng đầu điều trị. Về sau việc tăng cân sẽ ít đi nhưng cân nặng của bệnh nhân sẽ được giữ nguyên.
Ngoài ra, cũng có thể dùng quetiapine, uống một lần vào buổi tối. Trên thực tế cho thấy quetiapine cho hiệu quả điều trị mất ngủ và chán ăn kém hơn olanzapine, nên sẽ thích hợp hơn với bệnh nhân mất ngủ và chán ăn mức độ nhẹ. Thông thường dùng một thuốc chống trầm cảm (ví dụ sertraline) kết hợp với một thuốc an thần kinh mới (olanzapine).
Bệnh nhân HIV/AIDS cần được chăm sóc y tế.
Sau 4 tuần điều trị, đa số bệnh nhân có sự cải thiện rõ ràng về giấc ngủ và cảm giác ngon miệng. Mặc dù vậy, hiệu quả sẽ rõ ràng hơn sau 8-12 tuần điều trị. Bên cạnh việc cải thiện về giấc ngủ và cảm giác ngon miệng, bệnh nhân còn đỡ mệt mỏi, hết lo lắng, bồn chồn, chán nản, bi quan… Nhiều bệnh nhân sẽ tiếp tục làm việc, lao động như trước đây, có thu nhập để tự nuôi sống mình và điều trị bệnh.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị mất ngủ và chán ăn ở bệnh nhân HIV/AIDS phải kéo dài. Người ta có thể dùng một đợt điều trị 6-12 tháng rồi ngừng thuốc và tái điều trị khi bệnh nhân có mất ngủ và chán ăn nặng trong 3 ngày liên tục. Nhưng cách điều trị củng cố phổ biến hơn là uống thuốc hằng ngày, liên tục trong nhiều năm (đến hết đời) để đảm bảo kết quả điều trị ổn định vững chắc.
Hay ăn thịt tái, bị sán dây dài 1,5m "quấn ruột"
Sau nhiều ngày đau bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, suy nhược, nữ bệnh nhân thấy những đốt sán dài 1-3cm tự ra ngoài.
Bệnh nhân tá hoả sau khi uống thuốc, xổ ra con sán dài tới 1,5m.
Theo Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, ngày 30/9, nữ bệnh nhân 40 tuổi ở Yên Bái đến khám bệnh với các biểu hiện đau bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, suy nhược.
Theo bệnh nhân, thỉnh thoảng chị thấy ở hậu môn có từng đoạn dẹp, màu trắng, dài khoảng 1- 3 cm ra ngoài theo phân, ngay cả những lúc không đi cầu cũng phát hiện thấy những đốt như vậy.
Sau khi được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm sán dây trưởng thành và được chỉ định tẩy xổ sán.
Sau khi uống thuốc, bệnh nhân xổ ra con sán dài 1,5m.
Sau uống thuốc khoảng 3h, bệnh nhân đi cầu lần thứ nhất thu hồi được 3 - 5 đốt sán, 15 phút sau bệnh nhân đi cầu lần thứ 2 ra một con sán dây dài khoảng 1,5m.
Theo các bác sĩ, sán dây là bệnh truyền nhiễm đã được biết từ lâu, là bệnh lây truyền từ động vật (lợn, trâu, bò) sang người. Ở Việt Nam gặp 3 loài sán dây, chủ yếu là sán dây lợn, sán dây bò, sán dây châu Á.
Trước đó, vào cuối tháng 7, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cũng tiếp nhận bệnh nhân sinh năm 2015, quê ở Sơn La đến khám có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn. Qua các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm sán dây nên tiến hành phương pháp tẩy sán bằng thuốc và kết quả xổ được con sán dài gần 1,5m ra khỏi cơ thể.
Bệnh viện Đặng Văn Ngữ là nơi tiếp nhận khám và điều trị cho rất nhiều trường hợp bị nhiễm giun sán nói riêng và các loại ký sinh trùng nói chung cho người bệnh. Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày, bệnh viện phát hiện khoảng 3 đến 5 trường hợp nhiễm sán cần điều trị.
Theo các bác sĩ, người nhiễm bệnh sán dây chủ yếu khi ăn phải trứng sán hoặc ấu trùng sán dây trong thịt lợn, thịt bò, thịt gạo chưa được nấu chín. Sán dây trưởng thành đều ký sinh tại ruột, thường tồn tại rất nhiều năm, người bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng gì đặc biệt hoặc triệu chứng tiêu hóa mơ hồ, không đặc hiệu.
Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 - 3 tháng, người bệnh không có các triệu chứng bất thường. Khi sán trưởng thành ký sinh và hút chất dinh dưỡng tại ruột người, xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị, người bệnh có thể kèm theo rối loạn đại tiện như đi ngoài phân nát, phân lỏng, đôi khi táo bón, thi thoảng có ngứa hậu môn,...
Để phòng bệnh sán dây, bác sĩ khuyến cáo người dân thực hiện an toàn thực phẩm, sử dụng thịt lợn, thịt bò, thịt trâu có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thịt lợn gạo, không ăn các loại thịt tái, thịt lợn, thịt trâu, bò chưa được nấu chín ...
Người bệnh nhiễm sán dây cần được phát hiện và đến các cơ sở y tế chuyên khoa Ký sinh trùng điều trị sớm.
3 người đàn ông cùng đi cấp cứu sau bữa nhậu thịt cóc Ba người đàn ông ở Hoà Bình xuất hiện các triệu chứng đau đầu, tê bì, mệt mỏi, yếu cơ, đái buốt, rối loạn nhịp tim, phải vào viện cấp cứu sau khi ăn thịt cóc. BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết, chỉ tuần qua, đơn vị...