Điều tối kỵ khi bị bong gân
Thường ngày, bong gân là hiện tượng dễ xảy ra do chạy nhảy, chơi đùa, bước hụt, chơi thể thao… Khi bị bong gân, nếu biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị sưng đau sẽ mau hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng, mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bong gân có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Khi tham gia các môn thể thao, đi bộ trên các bề mặt không bằng phẳng hoặc thậm chí mang giày không đúng cách đều có thể gây bong gân.
Bong gân dễ gặp phải ở các trường hợp: người béo phì, người quá gầy, trẻ nhỏ và người cao tuổi, vận động viên, những người đã có tổn thương bên trong, người dễ bị trẹo chân, đi giày cao gót thường xuyên,…
Bong gân là từ dùng để chỉ tình trạng tổn thương các dây chằng giữ vững khớp do một chấn thương. Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách. Thường gặp nhất là bong gân mắt cá chân do chấn thương dây chằng ở bên ngoài và bong gân cổ chân.
Trong các hoạt động thể chất, mắt cá chân có thể lật vào trong do hậu quả của những cử động đột ngột, bất ngờ. Điều này khiến một hoặc nhiều dây chằng quanh mắt cá bị căng ra hoặc rách. Sưng hoặc bầm tại cổ chân là hậu quả của những tổn thương rách dây chằng mắt cá chân.
Bong gân cổ chân là một chấn thương thường xuyên xảy ra khi vận động mạnh hoặc té ngã. Nguyên nhân của tình trạng bong gân cổ chân thường là do bàn chân vặn hoặc lật vào trong, buộc khớp mắt cá chân lệch khỏi vị trí bình thường. Tình trạng này xuất hiện nhiều khi mang giày cao gót thường xuyên.
Tuy bong gân thường nhẹ và không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nó sẽ tạo cảm giác khó chịu và bất tiện do đau cũng như phải hạn chế các hoạt động hàng ngày.
Sau khi bong gân, nên chườm lạnh ngay.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong gân
Thế chất kém: Tình trạng thể chất kém khiến các cơ yếu và có nhiều khả năng bị các thương tích.
Mệt mỏi: Cơ bị mệt mỏi ít có khả năng cung cấp sự hỗ trợ tốt cho các khớp. Khi mệt mỏi cũng có nhiều khả năng không chịu được những áp lực có thể gây căng thẳng cho khớp hoặc làm căng cơ;
Khởi động không đúng: Nên làm nóng cơ thể đúng cách bằng cách thư giãn cơ bắp và làm tăng khả năng vận động của khớp trước khi hoạt động thể thao, giúp cơ bớt căng cứng và ít nguy cơ chấn thương cũng như bị rách cơ;
Video đang HOT
Điều kiện môi trường: Các bề mặt trơn trượt hoặc không đều có thể khiến dễ bị thương tích hơn;
Thiết bị hỗ trợ kém: Giày dép không vừa hoặc không đảm bảo chất lượng, hoặc các thiết bị thể thao không thích hợp có thể góp phần làm căng cơ hoặc bong gân.
Lưu ý những điều tối kỵ
Khi bị bong gân, sẽ có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. Máu chảy ra làm sưng nề vùng khớp bị bong gân. Dấu bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên và ấn đau. Sau khi chấn thương, tình trạng viêm sẽ xảy ra ngay vùng bong gân.
Mẹo lâu nay nhiều người vẫn truyền miệng nhau để thực hiện đó là chườm nóng, xoa dầu nóng… vào chỗ bong gân, đây là việc làm sai lầm. Nếu sau khi bị bong gân, chúng ta chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu hay thuốc sẽ làm tình trạng chảy máu nặng hơn.
Nạn nhân sau khi thấy đỡ đau do chườm nóng thì nay bị đau gấp nhiều lần do máu chảy nhiều hơn, phản ứng viêm nặng hơn. Khớp sưng nề lại càng sưng hơn do sự hồi lưu máu kém đi.
Hậu quả là nhiều khi bong gân cổ chân mà phải mất đến gần nửa năm mới về bình thường. Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu chính danh. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… là nên tránh.
Giải pháp xử lý đúng là sau khi bong gân dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bệnh nhân hơi khó chịu.
Tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh. Băng ép bằng cách dùng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá.
Kê cao chi bằng cách nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm là vừa, nếu ngồi thì chân kê cao ngang hông (khung chậu). Mục đích không để máu dồn xuống chân làm sưng chân. Sau đó nên đi khám để được tư vấn xử trí tiếp, giúp bong gân nhanh khỏi.
Lưu ý: Để hạn chế bong gân, chị em (nhất là phụ nữ ngoài 40 tuổi) không nên đi giày cao gót quá 7cm lại vừa chật, sẽ làm bàn chân co duỗi không thoải mái, dễ bị bong gân, lật mắt cá chân và sẽ lâu lành, vì khi càng lớn tuổi, tình trạng cơ xương khớp không còn được chắc chắn như khi trẻ.
Trước khi chơi thể thao, cần nắm vững những điều này
Nếu không xử trí kịp thời và đúng cách, một số chấn thương khi chơi thể thao có thể để lại hậu quả nặng nề.
Vừa qua, trong lúc chơi môn thể thao vua bóng đá, cầu thủ Đỗ Hùng Dũng đã bị gãy gập cổ chân sau pha vào bóng của một đồng nghiệp. Hùng Dũng đã được sơ cứu cố định phần xương gãy nhanh chóng và chuyển vào bệnh viện để mổ xử lý chấn thương.
Các chấn thương thể thao, đặc biệt là gãy xương tuy ít gặp nhưng ảnh hưởng lớn đến vận động và sinh hoạt, bước xử trí sơ cứu ban đầu rất quan trọng để hạn chế chấn thương thấp nhất.
Sau đây là chia sẻ của ThS-BS Huỳnh Phương Nguyệt Anh, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM về những lưu ý trong cách xử trí các chấn thương thể thao, đặc biệt là gãy xương.
1. Những loại c hấn thương nào thường gặp trong thể thao? Khi gặp những chấn thương này, cần xử trí như thế nào?
Chấn thương thể thao chủ yếu hay gặp phải là chấn thương ở hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng. Chấn thương chân thường gặp hơn ở tay và hơn một nửa gặp các chấn thương về gân cơ hay dây chằng, tiếp theo thường là các chấn thương nông ở phần mềm như da và mô dưới da. Hai chấn thương ít gặp hơn là trật khớp và gãy xương.
Tùy theo từng loại chấn thương, mức độ, vị trí nghiêm trọng của chấn thương mà có những xử trí khác nhau.
Khi mới gặp phải chấn thương khi chơi thể thao, thể dục cơ bản, hãy nhớ tới phương pháp RICE, trong đó:
R - Rest (Nghỉ ngơi): Khi gặp chấn thương, vùng xương khớp cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Do đó, bạn cần tạm ngừng các hoạt động thể thao, đồng thời giảm tối đa thời gian di chuyển, vận động ở vùng chi bị thương.
I - Ice (Chườm lạnh): Sử dụng nhiệt lạnh giúp giảm đau rất nhiều và kiểm soát tình trạng sưng viêm. Chườm lạnh nên được thực hiện cứ cách 2-3 giờ mỗi lần, chườm trong 15 - 30 phút trong vòng 3 ngày đầu xảy ra chấn thương.
C - Compress (Băng ép): Để hạn chế sưng, nên băng bó, ép chặt nhẹ vùng chấn thương bằng băng thun co giãn, chú ý cách quấn kiểu số 8 hay quấn tròn chi ở vùng khớp, lực quấn không quá chặt.
E - Elevate (Kê cao chi): Để giảm sưng, đau và viêm, giúp máu hệ tĩnh mạch lưu thông tốt hơn, nên kê phần chi bị thương cao hơn so với toàn bộ cơ thể.
Sau thời gian xử trí ban đầu bằng phương pháp RICE, nếu các triệu chứng không thuyên giảm nhiều, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để xác định có cần điều trị bổ sung giúp hồi phục hoàn toàn chấn thương hay không.
Một ca phẫu thuật điều trị chấn thương thể thao tại BV ĐH Y Dược TP.HCM. Ảnh: BVCC
2. Chấn thương gãy xương có thường gặp trong chơi thể thao hay không?
Theo trang nghiên cứu nổi tiếng Researchgate.net thì chấn thương do gãy xương là nguyên nhân ít gặp nhất khi chơi thể thao, chỉ chiếm khoảng 1,5%. Xương là loại mô cứng chắc trong cơ thể con người. Xương bị gãy chắc chắn do lực tác động rất mạnh từ bên ngoài. Hai môn thể thao có thể gặp tình trạng gãy xương nhiều nhất chính là bóng bầu dục và bóng đá. Vị trí xương gãy thường là xương đòn, xương vùng cổ tay, bàn ngón tay đối (chi trên) và xương vùng cổ chân, bàn ngón chân (chi dưới).
Có trường hợp hiếm gặp hơn là gãy xương do mỏi. Đây là loại vi chấn thương do lặp đi lặp lại động tác nhiều lần ở một xương, ví dụ gãy xương do mỏi ở bàn ngón chân út trong môn marathon chạy cự li đường dài.
3. Điều trị gãy xương do chấn thương thể thao như thế nào?
Xử trí ban đầu thường phụ thuộc vào vị trí của xương gãy, trong đó nguyên tắc R- Rest (Nghỉ ngơi) được công nhận là hình thức xử lý quan trọng nhất giúp tránh làm di lệch thêm về xương cũng như tàn phá phần mềm kế cận.
Chườm lạnh thường được áp dụng đối với các loại vết thương gãy kín, không có vết thương ngoài da tại vùng chi gãy. Thuốc chống viêm và giảm đau cũng sẽ được bác sĩ kê đơn để giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu. Hầu hết, xương gãy sẽ cần bất động trong một thời gian đủ để chữa lành bằng các hình thức bó bột hay nẹp cố định, đi nạng.
Những trường hợp xương gãy phức tạp hơn có thể cần phải phẫu thuật để giúp cố định xương, đưa trở lại vị trí ban đầu. Khi quá trình điều trị gần hoàn tất, mỗi cá nhân sẽ có một liệu trình vật lý trị liệu riêng biệt để cải thiện tính linh hoạt của khớp và chuyển động của chi gãy, tránh nguy cơ teo cơ, tăng cường tuần hoàn tĩnh mạch cũng như bổ sung chất dinh dưỡng đến xương gãy.
Đối với trường hợp gãy xương do mỏi, thời gian nghỉ ngơi thường kéo dài hơn, có thể cần đến 8 tuần để xương lành lại và ngăn ngừa tổn thương thêm.
Người đang điều trị chấn thương nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và bổ sung lượng canxi được khuyến khích giúp giảm nguy cơ bị gãy xương, làm cho xương chắc khỏe và giữ cho cơ thể cân đối và khỏe mạnh.
4. Thời gian để người bệnh có thể sinh hoạt, vận động bình thường sau chấn thương gãy xương là bao lâu?
Tùy theo loại gãy xương và hình thức định có tốt hay không, chế độ tập phục hồi thế nào mà có thể dự đoán được thời gian lành xương là bao lâu, thường chi trên mất từ 6-8 tuần, và 8-12 tuần với chi dưới để sinh hoạt, vận động lại bình thường.
Để có thể chơi thể thao, môn vận động mạnh lại thì cần quá trình tập luyện hồi phục kiên trì hơn, thời gian chung thường mất khoảng 6 tháng. Trước khi chơi lại, bạn cần sự đánh giá của bac sĩ chuyên về y học thể thao.
Cách phòng tránh bong gân khi tập thể thao Mùa đông, trời lạnh có tác động nhất định đến các hoạt động của cơ thể, nhất là hệ cơ xương khớp. Đặc biệt với những người tập luyện thể thao, do nhiệt độ thấp khiến các cơ khớp lâu thích nghi hơn, do vậy rất dễ bị bong gân khi tập thể thao. Bong gân là từ dùng để chỉ tình trạng...