Điều tai hại gì xảy ra nếu bạn uống nhiều rượu?
Không chỉ làm hại gan, rượu còn gây hại đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bên cạnh một số tác hại đã được biết đến, uống rượu nhiều còn gây ra nhiều tác hại khác có thể làm bạn sốc.
Nếu bạn uống nhiều rượu, hãy nên bỏ rượu sớm, trước khi quá muộn! – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 5 tác hại ít được biết đến của rượu đối với cơ thể, theo bác sĩ tiêu hóa và gan mật của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), tiến sĩ Narayanan Menon, theo Health Cleveland Clinic.
1. Hại gan
Uống rượu buộc cơ thể phải làm việc nhiều hơn nên hạn chế các quá trình khác. Một khi uống rượu, cơ thể sẽ ưu tiên việc chuyển hóa trước tất cả các quá trình khác.
Không như protein, carbohydrate và chất béo, cơ thể không có cách nào để lưu trữ rượu, vì vậy rượu phải di chuyển đến phía trước của dòng chuyển hóa. Đây là lý do tại sao rượu tác hại đến gan, vì nhiệm vụ của gan là giải độc và loại bỏ rượu khỏi máu.
Lạm dụng rượu khiến vi khuẩn phát triển trong ruột, cuối cùng di chuyển qua thành ruột vào gan, dẫn đến tổn thương gan.
2. Hại tim
Uống quá nhiều rượu không tốt cho tim, có thể làm cho tim trở nên yếu đi, gây bệnh cơ tim và gây rối loạn nhịp tim. Đồng thời cũng làm tăng huyết áp.
Video đang HOT
3. Hại tụy
Lạm dụng rượu có thể gây viêm tụy.
4. Gây ung thư
Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, như ung thư miệng, thực quản, cổ họng, gan và ung thư vú.
5. Suy giảm miễn dịch
Uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Nếu uống hằng ngày, hoặc hầu như mỗi ngày, sẽ bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh khác thường xuyên hơn so với những người không uống rượu. Nguyên nhân là do rượu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Điều gì xảy ra cho gan khi uống rượu?
Gan có nhiệm vụ giải độc và loại bỏ rượu khỏi máu thông qua quá trình ô xy hóa, giải phóng ra nước và CO2. Nếu rượu tích tụ trong hệ thống, nó có thể phá hủy các tế bào và cuối cùng là phá hủy các cơ quan. Quá trình chuyển hóa ô xy hóa có tác dụng ngăn chặn điều này.
Nhưng khi uống nhiều rượu đến độ gan không thể xử lý kịp thời, chất độc hại bắt đầu gây hại cho cơ thể, bắt đầu từ gan. Tiến sĩ Menon cho biết quá trình chuyển hóa ô xy hóa rượu, tạo ra các phân tử ức chế quá trình ô xy hóa chất béo trong gan, từ đó gây ra gan nhiễm mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu ở giai đoạn đầu, phát triển ở khoảng 90% những người uống nhiều hơn 1,5 – 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Nghĩa là tương đương với 1,5 – 2 lon bia, hoặc 220 – 330 ml rượu vang, hoặc 70 – 90 ml rượu nặng. Vì vậy, nếu hầu như ngày nào cũng uống nhiều hơn mức này, có thể sẽ bị gan nhiễm mỡ. Uống liên tục cuối cùng sẽ dẫn đến xơ gan.
Nhưng rất may là vẫn còn cơ hội nếu bỏ rượu kịp thời! Bệnh gan nhiễm mỡ thường có thể hồi phục trong khoảng 4 – 6 tuần nếu bỏ rượu hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu để quá muộn, đến giai đoạn xơ gan, thì không thể đảo ngược và có nguy cơ dẫn đến suy gan cho dù lúc đó có bỏ rượu đi chăng nữa, theo tiến sĩ Menon.
Vì vậy, nếu bạn uống nhiều rượu, hãy nên bỏ rượu sớm, trước khi quá muộn, theo Health Cleveland Clinic.
15 bệnh ung thư do hút thuốc gây nên
Theo trang tin tức y tế Cancerre search hút thuốc lá gây ra khoảng 7 trong 10 ca ung thư phổi tại Anh và 15 loại bệnh ung thư khác.
Cơ thể chúng ta có thể đối phó với một số nguy hại do môi trường mang lại nhưng thường không thể chống lại lượng hóa chất có hại trong khói thuốc lá. Hút thuốc là nguyên nhân gây ung thư miệng, hầu, họng, mũi và xoang, thanh quản, thực quản, gan, tụy, dạ dày, thận, ruột, buồng trứng, lá lách, bàng quang, cổ tử cung và một số loại bệnh bạch cầu. Hút thuốc lá cũng gây ra bệnh tim mạch và khiến phổi tổn thương nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học New York chỉ ra rằng, hút thuốc lá càng nhiều mỗi ngày thì nguy cơ mắc ung thư càng cao. Người có thói quen hút thuốc lá lâu năm sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn. Ví dụ, hút thuốc một bao thuốc lá mỗi ngày trong 40 năm sức khỏe sẽ yếu và có nguy cơ ung thư cao hơn hút 2 bao thuốc lá mỗi ngày ngày trong 20 năm.
Một nguyên cứu khác cho thấy, khi bạn hút khoảng 15 điếu thuốc lá sẽ dẫn đến sự thay đổi ADN, hình thành một tế bào ung thư trong cơ thể. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên người bệnh không hút thuốc lá hoặc giảm dần lượng thuốc sử dụng mỗi ngày.
Hút thuốc lá có thể gây nên 15 bệnh ung thư. Ảnh: Shutterstock.
Những hóa chất trong khói thuốc lá gây ra ung thư như thế nào?
Những hóa chất trong khói thuốc lá khi được kết hợp với nhau có thể gây tác hại cho cơ thể. Một vài hóa chất được tìm thấy gây tổn hại ADN. Những hoá chất trong khói thuốc lá sẽ nguy hiểm hơn nếu kết hợp với chất gây nghiện khác.
Những hóa chất trong khói thuốc cũng gây hại cho hệ thống thải bỏ độc tố của cơ thể, vì thế những người hút thuốc có hệ miễn dịch kém, nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết.
Uống rượu sẽ làm tăng tác hại của thuốc lá
Rượu cũng là nguyên nhân gây ra ung thư. Khi vừa uống ượu vừa hút thuốc lá, nguy cơ ung thư cao hơn nhiều hơn tác. Trang tin tức y tế Cancerre search khảo sát và nhận thấy những người chỉ uống rượu có nguy cơ mắc ung thư bằng một phần ba so với người không uống rượu. Trong khi đó, những người hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá đồng thời uống rượu có nguy cơ mắc ung thư cao gấp ba lần so với người uống rượu nhưng không hút thuốc lá.
Rượu có thể giúp cho những độc tố từ khói thuốc lá dễ dàng đi qua miệng và cổ họng, hoà tan vào máu, tác động đến các cơ quan trong cơ thể, khiến việc hút thuốc lá trở nên nguy hại hơn.
Thuốc lá không khói hoặc thuốc lá điện tử cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: WTVA.
Thuốc lá không khói cũng gây ung thư
Hiện nay có nhiều loại thuốc lá không khói như thuốc lá dạng nhai, dạng uống hoặc dạng hít. Những loại thuốc lá này được quảng cáo ít gây hại hơn song chúng vẫn gây ung thư cho người dùng. Những người hút thuốc lá không khói với cùng liều lượng cũng có nguy cơ ung thư như những người hút thuốc lá truyền thống.
Thuốc lá không khói có thành phần giống trầu (hoặc cau), vôi sống, thảo mộc và gia vị phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Lá trầu có thể gây ung thư, do đó, nhai trầu có thể gây ung thư miệng, ngay cả khi không hút thêm thuốc lá.
Dinh dưỡng trong điều trị ung thư đầu cổ và thực quản Nói đến ung thư vùng đầu cổ là nói đến những khối u ác tính ở vùng đầu và cổ, bao gồm miệng, mũi, họng, thanh quản và các xoang. Biểu hiện thường gặp của ung thư đầu cổ và ung thư thực quản là những vết loét khó liền, nuốt khó và nổi hạch vùng cổ. Ung thư vùng đầu cổ có...