Điều gì xảy xa nếu một ngày tất cả virus biến mất?
Sự biến mất của virus sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tiến hóa của mọi sự sống trên hành tinh, bao gồm cả con người. Không có virus, sự sống và hành tinh như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại.
Virus còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, được nhà vi khuẩn học người Nga D.I.Ivanovskiy mô tả lần đầu năm 1892 như “một dạng mầm bệnh không thuộc vi khuẩn” lây nhiễm vào cây thuốc lá – Ảnh: SCIENCE
Virus là một tác nhân truyền nhiễm trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm, phát triển khi ở bên tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ.
Cho đến nay có khoảng 5.000 loại virus đã được miêu tả chi tiết và có tới hàng triệu dạng virus khác nhau.
Virus dường như chỉ tồn tại để mang tới mầm bệnh và đại dịch. Những đại dịch lớn trên thế giới từ trước đến nay đều có liên quan đến một loài virus nào đó.
Nhưng nếu một ngày tất cả các loài virus biến mất, nhiều hệ quả nghiêm trọng có thể xảy ra, thậm chí hậu quả còn lớn hơn những đại dịch chúng ta từng trải qua.
Virus là chìa khóa cho hệ sinh thái
Trong hệ sinh thái tồn tại phage – thể thực khuẩn, là tên gọi của một tập hợp các loài virus chuyên ký sinh vi khuẩn và ăn chúng. Phage là những kẻ săn mồi chính của thế giới vi khuẩn nơi đại dương và có thể ở mọi hệ sinh thái khác trên hành tinh.
Nếu virus này đột nhiên biến mất, một số quần thể vi khuẩn có khả năng phát triển nhanh chóng khiến mầm bệnh xuất hiện, một số loài vật sẽ biến mất mãi mãi.
Những virus này tiêu diệt khoảng 20 – 50% vi khuẩn đại dương mỗi ngày. Bằng cách loại bỏ các vi khuẩn, virus đảm bảo rằng các sinh vật phù du sản xuất oxy có đủ chất dinh dưỡng để thực hiện quang hợp, duy trì được nhiều sự sống trên Trái đất.
Virus kiểm soát số lượng loài
Có một thực tế phũ phàng rằng nếu số lượng một loài nào đó trở nên quá đông thì một loại virus sẽ xuất hiện và làm giảm số lượng loài đó, bất kể đó là thực vật, động vật hay loài người.
Kết luận này dựa trên phân tích của nhiều nghiên cứu về côn trùng gây hại và các đại dịch. “Đây là một phần rất tự nhiên của hệ sinh thái. Khi một quần thể loài trở nên đông và quá mạnh, virus có xu hướng nhân lên rất nhanh để kiểm soát số lượng loài đó, tạo không gian cho các sinh vật khác sinh sống”, Marilyn Roossinck, nhà sinh thái học tại Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) nói.
Bởi vậy nếu virus biến mất, các loài cạnh tranh có khả năng sẽ phát triển mạnh dẫn đến sự bất lợi cho các loài khác.
Virus duy trì hệ vi sinh vật khỏe mạnh trong cơ thể người và các động vật khác.
Mặc dù điều này chưa được hiểu rõ, nhưng ngày càng nhiều ví dụ về sự tương tác chặt chẽ của virus và sự phát triển khỏe mạnh của các loài khác.
Một số sinh vật cũng phụ thuộc vào virus để sinh tồn, hoặc để cho chúng có lợi thế trong một thế giới cạnh tranh. Chẳng hạn, virus đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bò và các động vật nhai lại khác biến cellulose từ cỏ thành đường có thể chuyển hóa và cuối cùng được cơ thể tiêu hóa và sản sinh sữa. Hoặc virus giúp sản sinh một số loài nấm, hỗ trợ các loài thức vật sống được ở môi trường khắc nghiệt
Video đang HOT
Virus góp phần bảo vệ sức khỏe con người
Nhiễm một số loại virus lành tính nhất định thậm chí có thể giúp con người ngăn chặn một số mầm bệnh.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người mắc HIV mà nhiễm GB virus C hay Human pegivirus – HPgV, một loại virus sinh ra từ máu người phổ biến, sẽ giảm quá trình tiến triển thành AIDS. virus GB C dường như cũng khiến những người nhiễm Ebola ít nguy cơ tử vong hơn người không có virus này.
Tương tự như vậy, herpes giúp chuột ít bị nhiễm một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả bệnh dịch hạch và listeria (một loại ngộ độc thực phẩm) hơn.
Dùng virus để chữa bệnh
Virus cũng là một trong những phương pháp trị liệu hứa hẹn nhất để điều trị một số bệnh ác tính. “Liệu pháp phage” vốn là chủ đề của nghiên cứu quan trọng ở Liên Xô từ những năm 1920, sử dụng virus để nhắm mục tiêu nhiễm vi khuẩn.
Hiện nay, nó là một trong lĩnh vực nghiên cứu đang rất được quan tâm vì khả năng điều chỉnh các phương pháp điều trị để loại bỏ các loài vi khuẩn cụ thể thay vì quét sạch bừa bãi toàn bộ quần thể vi khuẩn như kháng sinh.
Một số bệnh nhân cũng được chữa khỏi bằng cách sử dụng virus khi việc dùng kháng sinh thất bại. Các virus oncolytic có chọn lọc lây nhiễm và tiêu diệt các tế bào ung thư cũng đang ngày càng được khám phá như là một phương pháp điều trị ung thư ít độc hại và hiệu quả hơn.
Sự biến mất của virus sẽ tác động đến tiềm năng tiến hóa của mọi sự sống trên hành tinh
Bởi vì liên tục sao chép và biến đổi nên virus cũng nắm giữ bí mật về sự biến đổi di truyền của các sinh vật khác có thể kết hợp với chúng.
Virus nhân lên bằng cách xâm nhập vào tế bào chủ và chiếm quyền điều khiển tế bào. Nếu điều này xảy ra trong một tế bào mầm (trứng và tinh trùng), mã virus có thể được truyền lại cho thế hệ tiếp theo và được tích hợp vĩnh viễn.
Nói cách khác, sự biến mất của virus sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tiến hóa của mọi sự sống trên hành tinh, bao gồm cả con người.
“Virus biến mất và loài người cũng chết”, Tony Goldberg, nhà dịch tễ học tại Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) nói.
Lý do là loài người đang sống trong một trạng thái cân bằng hoàn hảo. Phần lớn các loại virus không gây bệnh cho con người, nhiều loài trong số ấy đóng vai trò không thể thiếu trong việc phát triển các hệ sinh thái.
Một số virus duy trì sức khỏe của sinh vật, tất cả mọi thứ từ nấm, thực vật đến côn trùng và con người. Tuy nhiên chúng ta có xu hướng tập trung vào những loài virus xấu nên thường nhận thức rằng các virus đều xấu như nhau.
Không có virus, sự sống và hành tinh như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại. Và ngay cả khi chúng ta muốn, có lẽ sẽ không thể tiêu diệt được mọi loại virus trên Trái đất. Nhưng bằng cách tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu không có virus, chúng ta có thể hiểu rõ hơn không chỉ tầm quan trọng của chúng đối với sự sống còn của loài người mà còn là những bí ẩn xung quanh virus mà chúng ta chưa khám phá được.
Thực phẩm độc vô cùng, chuyên gia khuyên thèm đến mấy cũng không nên ăn
Có nhiều loại thực phẩm là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng theo các chuyên gia, đây lại là những món cực độc đối với sức khỏe. Ngoài ra, một số thực phẩm khác khi đã bị biến chất cũng không nên sử dụng bởi có thể gây chết người.
Ảnh minh họa: Internet
Bill Marler, chuyên gia về ngộ độc thực phẩm đã đưa ra danh sách 6 loại thực phẩm mà ông "không bao giờ động đũa'. Ông đặc biệt cảnh báo thông tin này đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh mãn tính.
Sữa và nước trái cây đóng gói chưa tiệt trùng: Sữa không tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn, virus và vật ký sinh.
Rau mầm sống gồm có linh lăng, cỏ xanh, cỏ ba lá và mầm củ cải có thể bị nhiễm vi khuẩn E.coli và khuẩn salmonella.
Thịt tái: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo bề thịt cần được đun nấu ở mức ít nhất là 90 độ C để có thể tiêu diệt được vi khuẩn E.coli, khuẩn salmonella và các mầm bệnh khác. Thịt gia cầm nên nấu ở nhiệt độ cao hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Trái cây và rau củ chế biến sẵn: Marler nhấn mạnh rằng thực phẩm càng được chế biến nhiều thì càng dễ bị nhiễm bẩn.
Trứng sống: Trứng sống có thể làm lây lan khuẩn salmonella.
Hàu sống và các động vật có vỏ khác: Hàu ăn bằng cách lọc nước, chính vì thế chúng hấp thụ tất cả các thứ có trong nước. Nếu ăn phải những con hàu sống nhiễm khuẩn thì nguy cơ ngộ độc rất cao.
Ngoài ra, còn có những loại thực phẩm cực độc cho sức khỏe sau: Khoai tây mọc mầm: Nhiều người có thói quen tích trữ đồ ăn, tuy nhiên để lâu ngày sẽ khiến những thực phẩm này dễ bị hỏng. Đặc biệt là khoai tây để lâu để trong môi trường ẩm ướt sẽ rất dễ bị mọc mầm.
Các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không được ăn khoai tây khi đã mọc mầm do lúc này, trong khoai tây có chứa chất độc solamine.
Chất này dễ gây kích thích ảnh hưởng tới dạ dày, hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, ăn khoai tây đã mọc mầm dẫn tới tình trạng đau bụng, buồn nôn, thậm chí suy hô hấp.
Ảnh minh họa: Internet
Cà chua xanh: Cà chua chín có thể ăn sống được, nhưng đối với cà chua xanh thì tuyệt đối không được ăn đặc biệt là ăn sống.
Bởi trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine, khi ăn phải sẽ gây ra một số triệu chứng đau đầu, nôn mửa, chóng mặt...
Tốt nhất chỉ nên ăn cà chua khi chúng đã chín hẳn, không chỉ giúp ngon miệng hơn mà còn an toàn cho sức khỏe.
Dưa muối chưa chín kĩ: Nếu ăn dưa muối khi chưa chín sẽ rất có hại cho sức khỏe. Vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần.
Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Gừng dập nát: Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Nếu vì tiếc rẻ mà dùng tiếp thì sẽ nguy hại cho sức khỏe.
Theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết.
Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Chè bị mốc: Chè bị mốc thường bị nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
Bắp cải thối: Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi... bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.
Ảnh minh họa: Internet
Bí ngô để lâu: Bí ngô già để lâu chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Rau cải nấu chín để qua đêm: Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.
Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.
Mộc nhĩ tươi: Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở.
Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Dùng nước sát khuẩn rửa tay đúng cách Dung dịch sát khuẩn hay nước rửa tay khô có khả năng diệt vi khuẩn, virus, song loại không rõ nguồn gốc có thể nhiều hóa chất làm hại da. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết nước sát khuẩn tay nhanh hay nước...