Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn nhịn ăn sáng?
Nhịn ăn sáng có thể khiến bạn mệt mỏi, đau đầu, thiếu tập trung, hơi thở hôi và dễ cáu gắt.
Mệt mỏi, đau đầu: Việc bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn bị thiếu năng lượng, cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Khi bạn ăn sáng, cơ thể được bổ sung dưỡng chất cần thiết để luôn tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, khi thiếu nhiên liệu như glucose, não bộ sẽ giảm hoạt động của tế bào, khiến bạn cảm thấy đau đầu và chóng mặt. Ảnh: Eatthis.
Giảm mức độ tập trung: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em làm bài tập tốt hơn khi đã ăn sáng. Carbohydrate trong thức ăn được phân giải thành glucose, có tác dụng tăng cường năng lượng, tối ưu hóa sự tập trung và trí nhớ cho bạn. Vì vậy, nhịn ăn sáng làm giảm lượng đường huyết, ảnh hưởng chức năng nhận thức của con người. Ảnh: Pinterest.
Hơi thở có mùi hôi: Theo US News and World Report, ăn sáng kích thích tiết nước bọt và loại bỏ vi khuẩn ở lưỡi. Điều này khiến hơi thở buổi sáng của bạn dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn sáng, cơ thể không thể kích thích enzyme hoạt động để loại bỏ mùi hôi. Tiến sĩ Mervyn Druian thuộc Trung tâm Nha khoa Thẩm mỹ London (Anh) cho biết trái cây tươi và một cốc nước lọc là bữa sáng hiệu quả nhất để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Ảnh: Smartmouth.
Video đang HOT
Có cảm giác thèm ăn nhiều hơn sau đó: Bữa sáng giàu protein có thể giúp bạn kiểm soát sự thèm ăn suốt cả ngày. Tuy nhiên, khi bỏ bữa, bạn đã vô tình bắt cơ thể nhịn đói cho đến tận bữa sau. Điều này khiến cơ thể bị kích thích và bạn sẽ ăn rất nhiều sau khi phải nhịn đói trong nhiều giờ. Lúc này, những hormone kiểm soát cơn đói như leptin và ghrelin bị suy yếu. Khi đó, bạn ăn nhiều hơn bình thường vì cảm giác no bị giảm đi. Ảnh: Inbodyusa.
Nguy cơ tăng cân: Theo Reader’s Digest, nếu bạn đang muốn giảm cân bằng cách bỏ bữa sáng, hãy suy nghĩ lại. Theo các nghiên cứu về tác động tiêu cực khi nhịn ăn sáng, thói quen này lại gây tăng cân. Khi bạn không ăn sáng, cảm giác thèm chất béo và đồ ngọt càng tăng cao. Ngoài ra, cơn đói sẽ gây căng thẳng, ngăn cản quyết tâm giảm cân của bạn. Ảnh: Rd.
Dễ cáu gắt, tức giận: Bỏ bữa sáng làm cho tâm trạng bạn không tốt, thường hay gắt gỏng và kích động. Thói quen này cũng khiến lượng đường huyết sụt giảm, cản trở các hoạt động hàng ngày. Ảnh: Dailymail.
Khung giờ hiểm biến chuối thành thuốc độc
Nếu chủ quan, quả chuối có thể biến thành độc dược hại sức khỏe của con người.
Điểm đáng chú ý là chuối chỉ chứa khoảng 105 calo và hầu như chỉ bao gồm nước và carbohydrate. Chính những yếu tố này khiến loại quả này trở thành lựa chọn "thân thiện" với những người ăn kiêng.
Chuối có thành phần chủ yếu là kháng tinh bột (resistant starch), khi chuối chín tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường (glucose, fructose và sucrose).
Theo các chuyên gia tại đại học Sinh thái học thuộc Đại học Cornell (Mỹ), chuối càng chín thì giá trị dinh dưỡng càng cao.
Chuối sẽ phát huy tốt tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khi bạn ăn chúng sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng.
Daryl Gioffre - chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng, cha đẻ của chế độ ăn AlkaMind phân tích rằng: Chuối có chứa 25% đường và có tính axit vừa phải.
Khi ăn chuối, cảm giác đói có thể nhanh chóng bị xua đi. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, bạn sẽ lại thấy đói trở lại, người mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ bắt đầu ăn bù một lượng lớn thức ăn.
Theo TS. Gioffre còn gọi chuối là 'kẹo tự nhiên' vì gây ra cảm giác thèm ăn. Nếu thói quen ăn chuối buổi sáng duy trì trong thời gian dài, bạn rất dễ bị béo phì.
Thứ hai, ăn chuối vào buổi sáng dễ gây ra hiện tượng đột biến đường huyết. Khi lượng đường lên xuống thất thường một cách đột ngột thì sẽ ảnh hưởng tới huyết áp, dễ gây bệnh tiểu đường.
Thứ ba, trong chuối có chứa một lượng vừa axit, nếu ăn vào buổi sáng lúc bụng chưa có gì thì sẽ gây bào mòn, viêm loét dạ dày, gây đau dạ dày, đau bụng.
Ăn chuối thời điểm nào là thích hợp?
Buổi sáng ư? Buổi sáng là thời điểm chúng ta cần sự tập trung. Nếu ăn chuối vào buổi sáng, serotonin trong chuối sẽ khiến bạn buồn ngủ, ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
Trong quá trình lên men, đường có thể biến thành axit và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia y tế nói rằng chuối có tính axit và chúng chứa gần 25% đường. Vì vậy, khi dạ dày trống rỗng, chuối không phải là một ý tưởng tốt để đưa vào thực đơn bữa sáng.
Thời điểm để ăn chuối tốt nhất là khi chúng ta ăn sau bữa trưa từ 1-2 tiếng. Lúc này, lượng thức ăn đã được tiêu hóa bớt, không gây quá no, đầy bụng.
Bạn có thể ăn chuối vào buổi tối, vì trong chuối có tryptophan. Đây là một loại axit amin có tác dụng kích thích hormone sản xuất melatonin giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Do đó, nếu ai bị mất ngủ thường xuyên thì nên ăn chuối vào thời điểm này.
Nếu bạn thường bị chuột rút mỗi đêm, hãy ăn một quả chuối trước giờ đi ngủ để khắc phục chứng bệnh. Hàm lượng kali và magiê cao trong chuối có thể thúc đẩy và làm cân bằng điện phân trong cơ thể, ngăn ngừa chuột rút hiệu quả.
Thường xuyên thấy đói không rõ nguyên nhân thủ phạm "không thể ngờ" chính là đây! Đôi khi thuốc men, tình trạng sức khỏe và điều kiện sống là nguyên nhân làm tăng cảm giác thèm ăn không được kiểm soát. Tuy nhiên, có những "thủ phạm" khác mà bạn không thể ngờ tới. Đói là một phần bình thường của cuộc sống và (hay đúng hơn là) tự điều chỉnh. Đó là một tín hiệu cho thấy đã...