Điều gì xảy ra cho cơ thể nếu ăn ớt xanh mỗi ngày?
Ăn ớt xanh có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân.
Ngoài việc làm tăng hương vị của món ăn, ăn ớt xanh mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích. Theo The Health Site, dưới đây là những lợi ích về sức khỏe mà ớt xanh mang lại:
Ăn ớt xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: NGUYÊN VÕ
Hỗ trợ giảm cân
Ăn ớt xanh có thể giúp tăng tốc độ trao đổi chất, trao đổi chất là quá trình mà thức ăn chúng ta ăn được chuyển hóa thành năng lượng cần thiết để cơ thể phát triển, tăng tốc độ trao đổi chất có thể giúp đốt cháy calo, tốt cho những người muốn giảm cân.
Video đang HOT
Giúp tim khỏe mạnh
Trong ớt xanh có chứa chất beta-carotene, giúp duy trì hoạt động của hệ thống tim mạch. Ngoài ra, beta-carotene cũng làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu, làm giảm nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch.
Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Với những người mắc bệnh tiểu đường nên thêm ớt xanh vào chế độ ăn uống, do chúng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ngoài ra, ớt xanh ít calo và chất béo tốt cho người tiểu đường.
Tăng khả năng miễn dịch
Trong ớt xanh có chứa vitamin C và beta-carotene có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Lưu ý, chúng ta nên bảo quản ớt ở nơi tối, mát vì chúng có xu hướng mất vitamin C khi tiếp xúc với nhiệt, ánh sáng.
Ăn loại chất béo nào để giúp cơ thể khỏe mạnh?
Tăng cường chất béo lành mạnh và hạn chế ăn những chất béo không lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tật.
Ảnh: Craevschii Family / Shutterstock
Theo The Epoch Times , chất béo và sức khỏe miễn dịch có mối quan hệ với nhau. Đôi khi chất béo có thể chống lại sức mạnh miễn dịch, nhưng chất béo cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Chất béo lành mạnh như chất béo có trong dầu ô liu, cá hồi, quả bơ và các loại hạt có thể có tác dụng tăng cường miễn dịch. Ảnh: NHẬT LINH
Trước hết chúng ta phân biệt giữa chất béo trong cơ thể và chất béo trong chế độ ăn. Mức độ cao của chất béo trong cơ thể có thể gây ra viêm nhiễm và hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, khiến bạn dễ bị ốm hơn.
Chất béo trong chế độ ăn là một thứ hoàn toàn khác và tùy thuộc vào những thực phẩm bạn ăn, nó có thể giúp hoặc chống lại sức mạnh miễn dịch cho cơ thể. Chất béo không lành mạnh như chất béo chuyển hóa hoặc lượng chất béo bão hòa cao có thể gây viêm và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Nguồn nguy hiểm nhất của những chất béo này là những chất được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như bỏng ngô, khoai tây chiên, thịt chế biến...
Mặt khác, chất béo lành mạnh như chất béo có trong dầu ô liu, cá hồi, quả bơ và các loại hạt có thể có tác dụng tăng cường miễn dịch. Chúng có thể giúp phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng cách giảm viêm.
Dầu ô liu là một nguồn giàu chất béo không bão hòa đơn, có liên quan đến một loạt các lợi ích sức khỏe. Nó có khả năng chống viêm cao và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về viêm như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Những tác dụng chống viêm này giúp hạn chế tình trạng viêm mãn tính có thể có tác dụng ức chế miễn dịch. Những tác động này có thể giúp ích trong dài hạn và ngắn hạn. Những người có tình trạng sức khỏe viêm nhiễm hiện có nguy cơ bị cảm lạnh, cúm và COVID-19 cao hơn. Cơ thể của họ không được chuẩn bị để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng có thể dẫn đến kết quả nghiêm trọng.
Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp bạn tránh bệnh tật ngay từ đầu và giúp cơ thể bạn giảm bệnh hiệu quả hơn. Về lâu dài, nó có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn khỏe hơn và hoạt động tốt hơn.
Chế độ ăn uống là một trong số yếu tố chính ảnh hưởng đến sức mạnh miễn dịch. Tập trung vào việc tăng cường lượng chất béo lành mạnh và hạn chế chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tật, theo The Epoch Times.
Phát hiện mới: Ăn 1/2 củ cà rốt mỗi ngày giúp giảm 32% nguy cơ bệnh tim Một trong những thực phẩm bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tim là cà rốt. Nghiên cứu mới phát hiện, tiêu thụ nửa củ cà rốt hằng ngày, có thể giảm 32% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tiêu thụ nửa củ cà rốt hằng ngày, có thể giảm 32% nguy cơ mắc bệnh tim mạch - ẢNH: SHUTTERSTOCK Vậy, để bảo...